Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà Bài 1: Môn Lịch sử – nhìn từ điểm thi

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018).

Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về môn Lịch sử. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm học 2022- 2023, môn Lịch sử sẽ là môn bắt buộc với 52 tiết ở mỗi năm 10,11 và 12. Từ số báo này, Báo Đại Đoàn Kết sẽ khởi đăng loạt bài ‘Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà’.

Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà - Bài 1: Môn Lịch sử - nhìn từ điểm thi - Hình 1

Học Lịch sử ở Bảo tàng, di tích lịch sử giúp học sinh dễ ghi nhớ hơn. Ảnh: TL

Các giáo viên dạy môn Lịch sử mà chúng tôi gặp gỡ, trao đổi đều có chung một quan điểm rằng không phải học sinh chán ghét môn Lịch sử, chỉ là phương pháp dạy và học lâu nay chưa hấp dẫn. Hơn nữa, quan niệm về học môn Sử cũng như sự áp đặt việc chọn nghề của người lớn đã tác động không nhỏ đến thái độ học môn Lịch sử của học sinh

Thước đo kiến thức

Có thâm niên gần 30 năm dạy môn tổ hợp xã hội ở cấp THCS, bà Thanh Hồng – giáo viên Trường THCS Phù Cừ (Hưng Yên) cho rằng, điểm thi môn Lịch sử chính là “thước đo” kiến thức của các em về môn học này. Đơn cử, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Lịch sử bất ngờ là môn có nhiều điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp 2022. Điều này khiến bà Hồng cũng như nhiều thầy cô dạy môn Sử rất phấn khởi. Cụ thể, môn này có tới 1.779 điểm 10, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,0 điểm. Lịch sử cũng là môn có nhiều điểm 10 thứ hai trong kỳ thi năm nay (Giáo dục Công dân là môn có nhiều điểm 10 nhất).

Nếu làm một phép so sánh, điểm thi trung bình môn Lịch sử có phần nhích lên theo thời gian: Năm 2016 điểm trung bình môn Lịch sử là 4,49; năm 2017 nhích lên 4,6 điểm; năm 2018 rớt xuống 3,79 điểm; năm 2019 tăng lên 4,3 điểm; năm 2020 tăng lên 5,19 điểm; năm 2021 giảm xuống 4,97 điểm và năm 2022 nhảy vọt lên 6,34 điểm.

Tại sao điểm thi môn Lịch sử luôn đội sổ ở các năm trước như vậy? Theo bà Hồng, điểm thi này thể hiện thực trạng dạy và học môn Lịch sử hiện nay tại các bậc học, nhất là bậc THCS, THPT. Đặc biệt, việc dạy và học Sử ở lớp 12 không hiệu quả. Học sinh thường sợ học những môn xã hội, có tâm lý học đối phó, học vẹt… Giáo viên dạy một lớp học có đến quá nửa học sinh thờ ơ với môn mình dạy, cũng không muốn thể hiện hết nhiệt huyết. Hai cặp tâm lý, thái độ này với môn Lịch sử tiếp cận, chi phối lẫn nhau, tạo nên một cái kết ngậm ngùi, đó là điểm số môn Lịch sử rất thấp trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Nguyễn Văn Khánh – cựu học sinh Trường THPT tại Ứng Hòa (Hà Nội) từng được 1,5 điểm môn thi Lịch sử tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chia sẻ rằng, em không thích nhiều môn học, nhưng Lịch sử là môn em “sợ” nhất. Đến lớp thầy cô giảng bài em chẳng hiểu gì, chỉ thấy buồn ngủ… Sách giáo khoa Sử hầu như em không đụng đến. Sát kỳ thi, em ngó được một chút và đi thi hầu như khoanh đáp án bừa.

Đổi mới cả về quan niệm

Bà Lê Thị Linh – nhóm Trưởng Sử – Địa, Trường THCS Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) lý giải thêm, một trong những “rào cản” để học sinh chưa “mặn mà” với học Lịch sử chính từ suy nghĩ, quan niệm của phụ huynh về môn học khi cho rằng Toán, Văn, Ngoại ngữ mới là môn chính, phục vụ thi cử và đầu tư cho học. Lịch sử và các môn khác là môn phụ nên không khuyến khích con học, áp đặt tư tưởng môn chính môn phụ. Ngay cả khi con được lựa chọn đi thi học sinh giỏi môn Sử cũng không ủng hộ, thậm chí viện cớ thoái thác để không cho con mình tham gia.

Sinh viên Nguyễn Đức Ninh – Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT- Trường ĐH Hà Nội) chia sẻ, trước khi chọn học ngành CNTT, em từng rất đam mê môn Lịch sử, ở Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2018 em từng mơ ước đỗ vào lớp chuyên Sử – Trường THPT Nguyễn Huệ. Tuy nhiên khi ấy cả bạn bè, cha mẹ và họ hàng đều khuyên can. Theo người lớn, phải học khối A hoặc khối D, những ngành sau này liên quan tới kinh tế, tài chính, ngoại giao hoặc ngoại thương đó mới là xu thế thời cuộc… Cũng may việc học CNTT cũng là một sở trường thứ hai của Ninh. Nhưng cho đến bây giờ, cậu sinh viên này chưa thôi băn khoăn về định hướng nghề nghiệp mà người lớn lâu nay vẫn áp đặt lên con trẻ.

Video đang HOT

PGS. TS Nguyễn Quang Liệu – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) từng phân tích rằng, có 5 nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đạt điểm thấp môn Lịch sử. Trong đó, ông Liệu cũng cho rằng nguyên nhân thứ 2 liên quan đến việc học sinh thờ ơ với môn Sử, không thích học Sử và thi Sử điểm thấp là do định hướng của cha mẹ. Bởi, cha mẹ thường hướng con theo những tổ hợp dễ chọn nghề, chọn trường, tìm việc làm. Trong số những ngành nghề này, ít xuất hiện bóng dáng của môn Lịch sử.

Dạy và học chủ động

Các giáo viên dạy Sử mà phóng viên gặp gỡ, trao đổi đều có chung một quan điểm rằng, không phải học sinh chán ghét môn Lịch sử, bởi trong lớp của họ vẫn có những học sinh đam mê tìm hiểu lịch sử. Nhưng để các em hiểu sâu và hứng thú với môn học, phụ thuộc nhiều vào phương pháp truyền đạt của giáo viên.

PGS.TS Nguyễn Quang Liệu nhận định, do chương trình sách giáo khoa môn Lịch sử vẫn dài; phương pháp dạy Sử chưa lôi cuốn. Lịch sử là câu chuyện kể về quá khứ. Nếu chỉ kể đơn thuần, cũ kỹ và dài dòng kiểu nhồi nhét kiến thức thì không ai muốn nghe, muốn học; nhưng nếu người dạy đổi mới phương pháp, đưa công nghệ, hình ảnh vào tiết Sử thì sẽ gây hứng thú, truyền cảm hứng cho học sinh. Ví như, dạy Lịch sử Đảng, người dạy đưa hình ảnh sinh động vào sẽ làm buổi học trở nên hấp dẫn, thú vị, học sinh cũng dễ tiếp thu hơn.

Một hình thức truyền đạt kiến thức rất mới mẻ, đó là việc học sinh được học Lịch sử ở bảo tàng. Đơn cử, như việc tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia kết hợp với học lịch sử là một trong những nỗ lực nhằm đổi mới phương pháp dạy và học của thầy trò Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội). Được tham gia một buổi học Lịch sử ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, em Nguyễn Thị Hà Phương, lớp 6C1, Trường THCS Chu Văn An chia sẻ, lần đầu tiên, em thấy môn Lịch sử lại thú vị đến thế. Được lắng nghe và quan sát, em hiểu cách con người ở thời kỳ đồ đá làm ra công cụ để săn bắt, hái lượm. Những điều này, nếu chỉ nghe thầy cô giáo giảng trong 45 phút, thông qua các hình ảnh trong sách giáo khoa, có lẽ em và các bạn sẽ rất khó khăn để ghi nhớ.

Trước thực trạng điểm thi môn Lịch sử luôn thấp, băn khoăn lớn cũng được đặt ra có phải do đề khó hay không? Theo PGS. TS Nguyễn Quang Liệu, vấn đề nằm ở việc học sinh học qua loa, không nắm được sự kiện, không liên lục theo mạch, không biết được phân kỳ lịch sử… Phía sau đó, chính là do các thầy cô chưa có cách truyền đạt tốt cho các em.

Làm thế nào để học Sử đạt hiệu quả? Theo em Nguyễn Vũ Thái – Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), giải Ba môn Lịch sử – Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021, việc học kiến thức trên lớp với thầy cô là một phần, quan trọng hơn vẫn là đam mê, tìm hiểu. Thái chia sẻ: Lịch sử là môn học có tính logic rất cao. Vì vậy chọn cách học theo logic sẽ thuộc bài nhanh, nhớ nhanh và cực dễ “ăn” điểm. Nhớ các sự kiện theo một dòng thời gian và có tính logic giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, từ đó lưu lại kiến thức trong đầu dài lâu hơn. Mỗi tối cố gắng dành khoảng 30 phút đọc và học Sử để đủ độ ngấm. Như vậy, Lịch sử không còn là “nỗi sợ hãi” nữa.

(Còn nữa)

Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà - Bài 1: Môn Lịch sử - nhìn từ điểm thi - Hình 2

GS.TS Sử học Đỗ Thanh Bình – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Các thầy cô phải thay đổi

Các thầy cô buộc phải thay đổi, không thể dạy môn Lịch sử theo cách đọc – chép như xưa, mà cần đổi mới phương pháp giảng dạy, lôi kéo học sinh tham gia học tập, đóng góp trong bài học đó. Một số người đặt vấn đề về việc nhiều học sinh học xong lớp 9 vào học các trường nghề, như vậy cũng không được học môn Lịch sử sau khi kết thúc chương trình THCS. Tuy nhiên, đây là phân tích chưa đúng vì học sinh các trường nghề cũng phải học 450 tiết Lịch sử/3 năm, mỗi năm 150 tiết.

Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố?

Nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở bậc trung học cơ sở xuất hiện các môn tích hợp trong đó có môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).

Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều hướng tới việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên sẽ đảm nhận được 2, 3 phân môn trên.

Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? - Hình 1

Ảnh minh họa - Vtv.vn

Tôi cho rằng có ít giáo viên đủ kiến thức môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý sau đào tạo

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng năm 2022-2023 với các lớp 1, 2, 3, 7, 10 và đến năm 2024-2025 sẽ thực hiện toàn bộ ở các cấp học, bậc học.

Hiện nay, ở bậc trung học cơ sở có 2 môn học còn phức tạp, rối rắm trong quá trình thực hiện là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết phản ánh bất cập, rắc rối phát sinh khi tích hợp 2, 3 phân môn thành môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở bậc trung học cơ sở như:

""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; ""; "";...

Hay ý kiến đề xuất dừng việc tích hợp từ lớp 8, 9 như: ""; "";...

Thực tế, qua 1 năm triển khai việc dạy tích hợp ở lớp 6 gặp vô số bất cập, sắp tới khi thực hiện ở lớp 7 dự báo sẽ còn nhiều bất cập, rối rắm.

Hiện nay, nhiều nơi chưa bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên vẫn dạy theo kiểu 2, 3 thầy cùng một sách, cùng một cột điểm, đánh giá, nhận xét, bài kiểm tra định kỳ thì 2,3 giáo viên cùng chấm 1 bài, cùng nhận xét học sinh,...

Theo quan điểm chương trình mới, theo các hướng dẫn, quyết định bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp sẽ hướng đến 1 giáo viên sẽ dạy cả 2, 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Qua một thời gian triển khai, vấn đề khó nhất khi thực hiện không phải phân công thời khóa biểu, sắp xếp môn giảng dạy, nhận xét mà khó nhất chính là việc sau khi bồi dưỡng sẽ khó có giáo viên đủ kiến thức để giảng dạy cả 2, 3 phân môn, nhất là ở khối lớp 8, 9 có nhiều kiến thức rất khó.

Bởi, giáo viên mất 3 - 4 năm để học 1 môn chuyên ngành, ra giảng dạy có những bài còn chưa được hài lòng, chỉ học thêm 300-540 tiết trong điều kiện vừa dạy vừa học thì khó có thể đáp ứng.

Để giảng dạy được thì giáo viên phải nắm được kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu theo nguyên tắc "biết 10 dạy 1".

Với giáo viên hiện nay ở lứa tuổi trên 40 tuổi, hơn 20 năm chỉ giảng dạy một môn, cộng với sức khỏe, trí nhớ suy giảm người viết cho rằng họ sẽ rất khó nắm bắt kiến thức cả 2, 3 phân môn để dạy tốt các môn tích hợp.

Giáo viên lớn tuổi, sức khỏe giảm sút, vừa dạy, vừa tập huấn chương trình mới, vừa thực hiện hàng loạt hồ sơ sổ sách mới,... gặp khó khăn trong việc học bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu 1, 2 phân môn còn lại để dạy được cả 2, 3 phân môn.

Giả sử với 1 giáo viên Vật lý, 20 năm chỉ học tập, giảng dạy Vật lý, kiến thức môn Hóa học, Sinh học đã không còn thì tiếp thu như thế nào với những kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành của môn Hóa học, Sinh học để dạy tốt được cả 3 phân môn.

Giáo viên Vật lý, Sinh học trên cần bao nhiêu thời gian để học thuộc được tên các nguyên tố trong Bảng nguyên tố hóa học, hóa trị từng nguyên tố, tên gọi các nguyên tố, hợp chất dưới đây khi sức khỏe, sự tiếp thu đã không còn như trước đây.

Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? - Hình 2

Cách đọc mới một số nguyên tố hóa học - ảnh minh họa trên Facebook

Người viết cho rằng, chỉ với những lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường được học bài bản môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý có khả năng dạy được ở lớp 6, 7, khi kiến thức nó chủ yếu cơ bản, phổ thông.

Với kiến thức của lớp 8, 9 các môn tích hợp sẽ khó hơn, người viết cho rằng với lực lượng giáo viên đang giảng dạy nhất là những giáo viên trên 40 tuổi, dù tập huấn, bồi dưỡng xong cũng sẽ có một lượng lớn không đủ kiến thức để có thể dạy được 2, 3 phân môn.

Một số giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên cho rằng việc bồi dưỡng không hiệu quả vì chương trình bồi dưỡng thực chất giống giáo trình giảng dạy sinh viên đại học sư phạm, trong khi kiến thức phổ thông của các môn trên giáo viên đã không còn nhớ, khó tiếp thu nên việc bồi dưỡng chủ yếu "cưỡi ngựa xem hoa", đối phó, chủ yếu để lấy được chứng chỉ để hợp thức hóa giảng dạy chứ hiệu quả thì người viết cho rằng rất thấp.

Nên người viết cho rằng, khó khăn nhất của bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý không phải là thời khóa biểu, vào điểm, nhận xét,... mà khó nhất trong thời gian tới là sau khi đào tạo bồi dưỡng sẽ có một số giáo viên không đáp ứng, không đủ kiến thức để giảng dạy được cả 2, 3 phân môn.

Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Theo ý kiến của người viết, Bộ Giáo dục nên nghiên cứu phương án các chuyên đề ở lớp 8, 9 của phân môn nào để giáo viên đó dạy để đảm bảo tính chuyên sâu, khoa học. Nó cũng là cơ sở, tiền đề để các em có lựa chọn môn học, định hướng nghề nghiệp từ lớp 10.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

Trắc nghiệm

14:22:55 22/12/2024
Tử vi ngày mới 22/12 dự báo có 3 con giáp gặp nhiều may mắn. Top 4 con giáp có đường tình duyên viên mãn năm Ất Tỵ 2025 Top 5 con giáp có đường tài lộc hanh thông nhất
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.