Bộ Giáo dục sửa chương trình GDPT mới: Nhiều trường gấp rút xây lại tổ hợp môn
Hiệu trưởng một số trường nhận định, việc thay đổi cách chọn môn học theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT tạo nhiều thuận lợi cho học sinh.
Ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong , trong đó có những điều chỉnh liên quan đến chương trình tổng thể và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông nhằm bảo đảm yêu cầu của Quốc hội về việc “thiết kế môn Lịch sử trung học phổ thông có cả phần bắt buộc và lựa chọn”.
Đáng chú ý, theo Thông tư này, Bộ quyết định điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; .
Kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Chụp màn hình)
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có nhiều điểm tạo thuận lợi cho học sinh.
“Điểm ưu đầu tiên phải kể đến đó là học sinh không còn phải chọn 5 môn lựa chọn từ 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm: Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm: Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật).
Theo đó, việc chọn 4 môn trong 9 môn lựa chọn sẽ dễ dàng hơn, tạo sự thoải mái cho học sinh. Ví dụ, đối với chương trình khi chưa điều chỉnh, những em có thế mạnh về rất sợ khi phải chọn học thêm một trong số 3 môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa nhưng giờ đây, các em không còn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này nữa. Học sinh sẽ được quyền chọn môn học là thế mạnh, sở trường của bản thân, phù hợp với định hướng xét tuyển vào các trường đại học trong tương lai”, thầy Bình chia sẻ.
Thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội). (Ảnh: Đỗ Thơm)
Thầy Bình cho biết, Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh đã hoàn thành việc xây dựng tổ hợp môn, sắp xếp tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh công tác tư vấn để học sinh lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất.
Tuy nhiên, khi có thông báo Lịch sử trở thành môn bắt buộc, nhà trường cũng lường trước được việc phải thay đổi, sắp xếp lại kế hoạch dạy học và tiến hành cho học sinh chọn lại tổ hợp môn.
“Hiện, chúng tôi đang họp bàn và lên kế hoạch, dự kiến khoảng trung tuần tháng 8 sẽ hoàn thành việc xây dựng lại nhóm môn học”, vị Hiệu trưởng này thông tin.
Video đang HOT
Nói thêm về một số nội dung điều của chương trình, thầy Bình cho rằng, việc thay đổi cách lựa chọn môn học, không ấn định học sinh phải chọn ít nhất một môn thuộc 3 nhóm môn trước đó không làm ảnh hưởng đến mục tiêu theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng làm hai giai đoạn là cơ bản và hướng nghiệp. Bắt đầu từ lớp 10, nội dung kiến thức sẽ chuyên sâu, chuyên biệt hơn theo hướng phân hóa và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, cần phải trao quyền cho học sinh lựa chọn những môn học bám sát với năng lực, ngành, nghề mà các em yêu thích.
Mọi người nên hiểu giáo dục toàn diện là giáo dục tổng thể về kiến thức, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất… không thể chỉ dựa vào việc học sinh chọn những môn học nào để đánh giá về sự toàn diện”, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh nêu quan điểm.
Cũng chia sẻ về nội dụng này, thầy Nguyễn Tiến Thạch – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Giám hiệu nhà trường đã chuyển Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT đến giáo viên toàn trường để các thầy cô tìm hiểu và nắm được những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018″.
Thầy Thạch đánh giá việc thay đổi cách chọn môn tạo thuận lợi hơn cho học sinh. Mặt khác, các trường vẫn được chủ động xây dựng tổ hợp dựa trên thế mạnh về nguồn lực, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.
“Chúng tôi đang cân nhắc, tính toán để thiết kế lại tổ hợp môn học cho học sinh khối 10. Thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của học sinh nhưng sau lần thay đổi này, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức thêm một số buổi tư vấn để phụ huynh và học sinh kịp thời nắm bắt tình hình và chọn được những môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em”, vị Hiệu trưởng này nói.
Trao đổi với phóng viên, thầy Thạch cũng bày tỏ băn khoăn, liệu học sinh chọn tổ hợp môn và sau khi học được một thời gian nhưng thấy không phù hợp hoặc không theo kịp thì có được phép đổi tổ hợp khác hay không?
Cũng theo thầy Thạch, khi thi vào lớp 10, học sinh chỉ làm bài thi 3 môn là Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Dựa vào kết quả của 3 môn học này, thầy cô ở trường khó đánh giá chuẩn xác năng lực của các em để tư vấn phù hợp.
“Theo tôi, nên cho học sinh học một kỳ hoặc một năm để các em đánh giá xem bản thân có phù hợp với những môn học đã lựa chọn hay không, sau đó mới “chốt” tổ hợp môn chính thức. Khoảng thời gian này cũng giúp giáo viên hiểu hơn về học trò, có thêm căn cứ tư vấn, cho học sinh hiệu quả hơn.
Chúng tôi cũng lưu ý phụ huynh, học sinh cần xác định nghề nghiệp rồi mới chọn tổ hợp môn học. Nếu lựa chọn tổ hợp môn xong chọn nghề không phù hợp sẽ rất khó khăn”, vị Hiệu trưởng này cho hay.
Bỏ chia nhóm môn lựa chọn, sẽ có 126 tổ hợp chọn môn cho học sinh lựa chọn?
Theo Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được lựa chọn 4 môn bất kỳ từ 9 môn học còn lại, tức là chọn 1 tổ hợp trong 126 tổ hợp chọn môn.
Ảnh minh họa - Doãn Nhàn
Những điểm mới trong thực hiện chương trình trung học phổ thông
So với Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông, có những điểm mới như sau:
Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành .
Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 09 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 04 môn học trong 09 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông như sau:
Từ 108 tổ hợp chọn môn sẽ thành 126 tổ hợp chọn môn?
Ngày 19/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học.
Đối với việc xây dựng tổ hợp chọn môn có hướng dẫn: "Mỗi trường trung học phổ thông xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 05 môn học được chọn từ 03 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình (mỗi nhóm chọn ít nhất 01 môn học); vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu học tập của học sinh và đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp."
Với hướng dẫn trước đây, học sinh chọn 5 trong 9 môn có điều kiện mỗi nhóm chọn tối thiểu 1 môn, khi đó sẽ có .
Sau khi môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc, việc xây dựng tổ hợp chọn môn sẽ có những thay đổi.
Thông tư 13/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: " học sinh được lựa chọn 4 môn học từ các môn lựa chọn gồm Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.".
Không còn quy định nhóm môn học như trước đây (gồm 3 nhóm môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Công nghệ và Nghệ thuật), Thông tư 13 cho phép học sinh được chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn, có thể chọn tổ hợp môn gồm cả 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật (trước đây nếu chọn môn Nghệ thuật thì chỉ chọn Âm nhạc hoặc Mỹ thuật).
Theo quy tắc toán học nếu được tự do lựa chọn tổ hợp chọn môn, học sinh sẽ được chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn thì sẽ có 126 cách lựa chọn (126 tổ hợp chọn môn).
Nếu theo quy định tại Thông tư này có thể hiểu là học sinh được lựa chọn 4 môn bất kỳ từ 9 môn học còn lại, tức là chọn 1 tổ hợp trong 126 tổ hợp chọn môn.
Thực tế, nếu để học sinh được tự do lựa chọn môn với 126 cách chọn thì đương nhiên sẽ "vỡ trận", giao cho các trường tự xây dựng tổ hợp thì lại không đúng sở trường, sở thích, đam mê của các em học sinh.
Nếu để học sinh toàn bộ quyền lựa chọn tổ hợp chọn môn gồm 4 môn trong 9 môn thì gần như chắc chắn sẽ "vỡ trận", các trường sẽ gặp nhiều khó khăn như:
Nhiều học sinh chọn các môn trường thiếu giáo viên khó có thể đáp ứng như môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ,...
Có trường trung học phổ thông đã dự kiến "bỏ" hẳn môn Âm nhạc, Mỹ thuật trong các tổ hợp chọn môn vì trường không có giáo viên dạy.
Trong trường hợp học sinh đổ xô chọn một nhóm môn khiến nhà trường sẽ thiếu giáo viên dạy, trong khi các môn không được chọn sẽ dư thừa giáo viên,...
Sẽ thiếu cơ sở vật chất, phòng bộ môn, máy tính,... đáp ứng nhu cầu của học sinh nếu nhiều học sinh chọn cùng một môn,...
Hiện nay, một số trường cũng đã xây dựng tổ hợp chọn môn, tuy nhiên đa số dựa vào chủ quan của nhà trường, dựa vào điều kiện của nhà trường mà không theo sở thích, sở trường hay đam mê của học sinh, hay nói đúng hơn, học sinh chỉ được chọn theo các "thực đơn" đã chọn sẳn, dù thích hay không học sinh bắt buộc phải chọn.
Nhìn vào các tổ hợp chọn môn của một số trường công khai gần đây, học sinh rất rối rắm, khó lựa chọn vì các nguyên nhân như: các tổ hợp đều có những môn học sinh không thích và học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp cụ thể do chưa có cơ sở, định hướng và Bộ Giáo dục cũng chưa công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học theo chương trình mới.
Việc xuất hiện 126 tổ hợp chọn môn khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, xây dựng tổ hợp,... phát sinh rất nhiều rắc rối, phức tạp trong quá trình triển khai có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em học sinh, có thể ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em.
Vì vậy rất cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc lựa chọn tổ hợp môn, chọn lại môn,... để các trường xây dựng cho phù hợp, đồng bộ tránh ảnh hưởng đến học sinh nếu chẳng may các em chọn không đúng môn học mình yêu thích.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bổ sung gần 66.000 biên chế GV là tin vui với ngành giáo dục các địa phương Việc được bổ sung biên chế là tin vui đối với ngành giáo dục, đặc biệt khi Chương trình GDPT 2018 triển khai ở lớp 3, 7, 10 trong năm học tới. Mới đây, theo Quyết định số 72-QĐ/TW,, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Để triển khai thực hiện tuyển...