Hè oi ả tôi làm món súp lươn Nghệ An, vừa ngon vừa mát lại bổ dưỡng vô cùng
Nếu bạn là tín đồ của các món ăn từ lươn thì đừng bỏ qua công thức làm súp lươn chuẩn vị Nghệ An của cô nàng 9x xứ Nghệ này. Hương vị đậm đà, thơm ngon của súp lươn chắn sẽ khiến bạn ngất ngây khi thưởng thức.
Súp lươn là món ăn đặc trưng được nhiều người yêu thích khi thưởng thức ẩm thực xứ Nghệ. Món súp có nước dùng sền sệt, vị cay nồng, ngọt đậm đà khiến cho ai đã từng ăn một lần thì không thể nào quên.
Bỏ túi công thức làm súp lươn chuẩn vị Nghệ An dưới đây của cô nàng Trang Ruby để chế biến cho cả nhà thưởng thức nhé!
Nguyên liệu:
- Lươn đồng: 500gram
- Hành tăm (củ nén): 50gram
- Nghệ tươi: 1 củ (đập dập bằm nhỏ)
- Rau răm
- Hành tây: nửa củ
Video đang HOT
- Hành lá
- Gia vị: ớt bột, sa tế, tiêu, bột canh, dầu điều, dầu ăn, muối, đường.
- Nước dùng: Xương ống lợn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế lươn
- Lươn xát muối cho bớt nhớt rồi rửa sạch, lọc xương cắt thành những khúc vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước dùng
- Rửa xương ống với nước muối pha loãng rồi chần sơ qua với nước sôi. Sau đó cho một ít muối vào trong nồi xương ống, bắc lên bếp ninh với lửa vừa. Ninh được thời gian, bạn vớt hết xương ống ra ngoài.
Bước 3: Phi củ nén (khi ướp giúp lươn bớt tanh)
- Nửa bát cơm củ nén đem đi đậm dập. Để lửa nhỏ phi củ nén cùng với 1/3 bát cơm dầu ăn đến khi vàng thơm, tránh để cháy vì sẽ bị đắng, sau đó cho thêm 3 thìa bột ớt vào.
Bước 4: Ướp gia vị
- Lần lượt trộn đều các gia vị gồm: Củ nén đã phi ở bước 3, nghệ tươi, 2 thìa màu điều, 4 thìa bột canh, 2 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu, 2 thìa sa tế, ướp trong 5 phút.
- Lươn đã ướp gia vị thường tan nhanh. Bạn có thể chia ra thành các túi nhỏ cấp đông để nấu súp hoặc nấu cháo khi cần.
Bước 5: Nấu súp
- Trong gia vị ướp đã có rất nhiều dầu rồi nên các bạn gạn lấy dầu ấy phi với hành tăm thơm cho lươn vào xào. Sau đó, đổ toàn bộ thịt lươn xào vào nồi nước dùng, gia giảm lại lần nữa gia vị cho phù hợp.
Bước 6: Hoàn thành và trình bày
- Múc súp ra bát, rắc vào ít tiêu, hành lá và rau răm thái nhỏ, hành tây thái mỏng.
Nấu súp lươn rất đơn giản, bạn chỉ cần dành ra một chút thời gian là cả gia đình đã có thể thưởng thức được món súp ngon tuyệt này rồi!
Chúc các bạn chế biến thành công!
Không gian xứ Nghệ giữa Sài Gòn
Ở Sài Gòn, có nhiều người con xứ Nghệ vào làm ăn, sinh sống như nhiều vùng miền khác và họ đã đem theo vào đây cả những món ăn đặc sản của quê hương. Từ lươn, người Nghệ An có thể chế biến được hàng chục món khác nhau, như: miến lươn, súp lươn, cháo lươn, lươn om chuối...
Lươn xứ Nghệ đã trở thành nghệ thuật ẩm thực cho nhiều người sành ăn
Dễ thấy và nổi tiếng nhất là những món, như dê núi Hương Sơn, lươn xứ Nghệ giò bê Nghệ An... Tuy nhiên, ấn tượng và nâng tầm đến độ nghệ thuật ẩm thực thì có lẽ vẫn là các món lươn. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nức danh cả nước nói chung và với dân Sài thành nói riêng.
Tôi vốn là một người con xứ Nghệ, rời quê đến nay cũng đã hai chục năm, cũng từng đi nhiều nơi ở Việt Nam nhưng thưởng thức các món lươn ở Sài Gòn luôn thấy có hương vị đặc trưng riêng, ngon khó tả. Thậm chí, ngay tại xứ Nghệ, ăn cháo, súp, miến... lươn cũng cảm thấy không ngon bằng ở một số nơi tại Sài Gòn. Phải chăng, nó hợp khẩu vị của cá nhân mình hoặc cũng có thể là do khả năng chưa ăn đủ hết được những quán ăn ngon ở quê nhà và nơi khác?.
Sáng sớm nay, có dịp thưởng thức tô súp lươn xứ Nghệ ở quận 7, trong cái tiết trời mát mẻ, gió thổi vi vu mà cảm thấy nhớ quê khó tả. Cũng giống như ở nơi gốc gác của món này, lươn được làm sạch, sau đó loại bỏ xương, xé thành những sợi dài (dọc theo thân con lươn), tẩm ướp gia vị, chế biến thành các món ăn.
Nhưng quan trọng nhất là chất lượng thịt lươn và cách làm nước dùng sóng sánh, ăn cực kỳ đã miệng. Tôi thích nhất là cho bánh ướt vào trong tô súp, ngâm độ vài ba giây, sau đó lấy đũa gắp kèm thịt lươn, vừa thấm vừa dễ ăn. Khi ăn bánh và thịt lươn thì đồng thời húp một muỗng nước dùng, rồi lại thêm muỗng nữa... cho đã cái vị đầu lưỡi và cổ họng. Món súp lươn, ở xứ Nghệ hoặc các tỉnh phía Bắc thì ăn với bánh mướt, còn Sài Gòn hay các tỉnh trong Nam, gọi nó là bánh ướt. Các loại bánh này cơ bản giống nhau nhưng mỗi nơi làm mỗi khác. Một số quán ăn tại Sài Gòn vẫn giữ hương vị quê nhà nên đặt bánh ở Nghệ An và Hà Tĩnh, vận chuyển vào Nam, rồi bán cho thực khách.
Hiện nay, các quán ăn ngon về lươn, như ở: đường D5 (quận Bình Thạnh), khu vực An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn), đường 68 (quận 7)... Vào những quán này, lúc nào cũng đông khách, trong đó, đa phần là người Nghệ xa quê, chỉ cần vài ba câu là ai cũng biết gốc gác, vì giọng nói không lẫn vào đâu được. Sau bữa ăn, ở các quán này luôn có một ấm chè xanh, tươi và khá đặc dành cho cho thực khách thưởng thức. Đây là thói quen khó bỏ của người dân xứ Nghệ, thậm chí những chiếc điếu cày cũng đặt trên bàn, ai có nhu cầu vẫn "kéo", người ngồi bên chỉ biết hít khói và nghe âm thanh rẹch, rẹch, rẹch... Một không gian hết sức đặc trưng của xứ Nghệ ngay giữa Sài Gòn.
5 món ngon Hà Tĩnh Ram cuốn ăn kèm bánh mướt, bánh bèo hay bún thịt nướng, bánh canh... là những món ăn Hà Tĩnh được lòng du khách. Ram bánh mướt Món ram cuốn là đặc sản của nhiều tỉnh dọc miền Trung, có nhiều loại nhân khác nhau, hầu hết gồm thịt, miến, mộc nhĩ, cà rốt... Người Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt,...