Hẹ nước – Món rau đồng miệt U Minh
Trong những ngày mưa dầm lênh láng nước của mùa nước nổi, về vùng ngọt hóa ở các xã Khánh Lâm, Khánh Hội, Nguyễn Phích (huyện U Minh) – nơi có những cánh đồng ngập nước, sâu trũng nhiễm phèn – cũng là lúc khởi điểm cho một môi trường sống của một loài rau đồng hoang dại sinh sôi phát triển, đó là hẹ nước.
Những cánh đồng sâu trũng, nhiễm phèn là nơi rất thích nghi cho loài hẹ nước phát triển. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Đất rừng U Minh, ở những nơi còn hoang hóa đã tạo điều kiện cho các loài thực vật nơi bàu, trũng, trảng trong rừng quanh năm cầm thủy mọc nhiều vô kể. Những loài rau dại như rau mát, cù nèo, bông súng, rau dừa, rau muống, rau ngổ, rau đắng, năn bộp… tha hồ sinh sôi nảy nở. Những người nông dân làm đồng, cứ sau ngày lao động dành chút ít thời gian “quơ” (nhổ, hái) một mớ “rau cỏ” trên đồng là có ngay một bữa cơm đầy ắp rau đồng, cỏ nội. Trong đó, có loài cây hoang dại hẹ nước rất kén chọn môi trường sống để làm món ăn cho mình.
Chị Trần Thùy Dương, ở ấp 15, xã Khánh Lâm, huyện U Minh mỗi ngày nhổ hẹ nước bán cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Nhiều lão nông sinh sống trên vùng đất U Minh cho biết, nếu như nơi nước cạn thì cây hẹ mọc ngắn, lá dày. Nơi vùng nước trong, đất phèn, trũng thấp, mặt nước sâu, thông thoáng thì cây hẹ theo nước tha hồ phát triển, chiều dài có khi trên nửa thước.
Sau khi hái đem về, người ta cắt bỏ cả phần gốc và rễ để làm sạch hẹ nước. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Hẹ nước thuộc nhóm cây sống thủy sinh, mọc trong những vùng thường xuyên ngập nước, tạo thành đám dày đặc, thích nghi trên vùng đất trũng phèn. Hẹ nước có hình dáng giống như cây cải nhíp nhưng lá khá dài, rộng chừng 1 đến 2 phân, có vị ngọt. Hẹ nước là loại rau ăn liền sau khi hái là ngon nhất. Nếu để vài ngày hẹ nước sẽ héo, không dùng được.
Tranh thủ dịp hè, các em học sinh vùng quê Khánh Lâm, Nguyễn Phích (U Minh) đi nhổ hẹ kiếm tiền mua dụng cụ học tập. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Chị Trần Thùy Dương, ấp 15, xã Khánh Lâm, chuyên nghề nhổ hẹ nước, cho biết: “Cùng với nhiều loại rau đồng khác, từ lâu hẹ nước được nhiều người ưa chuộng. Do đó, mỗi khi vào mùa nước nổi, người dân miệt U Minh đi nhổ hẹ nước về bán để tăng thu nhập, cải thiện cho kinh tế gia đình. Hẹ nước sau khi nhổ được thương lái đến tận nhà mua với giá từ 10 – 15 ngàn đồng/kg. Nhờ có cây hẹ nước, mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng”.
Hẹ nước sau khi làm sạch được bó thành từng “lọn” trước khi đem bán cho thương lái. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Vài năm trở lại đây, hẹ nước trở thành món ngon khoái khẩu trong các quán ăn hay trong bữa cơm gia đình của người dân nơi đây. Khi hái hẹ nước về, người ta cắt bỏ nguyên phần gốc, rễ, đem rửa sạch, dùng ăn sống chấm với cá kho, thịt kho… Nhưng cái ngon của hẹ nước là nhúng lẩu mắm mới là đặc biệt, bởi vị ngọt rất đặc trưng của hẹ lẫn vị mặn, thơm lừng của nồi lẩu mắm đồng quê.
Món rau đồng hẹ nước nhúng lẩu mắm đồng quê. Ảnh: Huỳnh Lâm.
Có dịp về miệt ngọt hóa U Minh, du khách không nên bỏ qua món rau hẹ đang có mặt hầu hết trên những dòng kênh nội đồng, đất lung, bàu, nhất là những trảng nước sâu trong rừng tràm quanh năm trầm thủy là nơi hẹ nước mọc nhiều vô kể. Hẹ nước giờ đây đã trở thành món ăn thường nhật trong bữa cơm gia đình, là món khoái khẩu của giới ẩm thực.
Khám phá 20++ món ngon miền Tây hấp dẫn lấy lòng mọi du khách
Đến với Tây Nam Bộ, chắc chắn thực khách sẽ không thể kiềm lòng trước những đặc sản miền sông nước nơi đây. Cùng khám phá xem những món ngon miền Tây có gì đặc biệt mà "ai đi đến đó lòng không muốn về"?
1. 5 món ngon miền Tây ai cũng quen tên
1.1. Bánh xèo
Bánh xèo miền Tây mang trong mình những nét rất riêng. Đó là cái "hồn cốt" của ẩm thực miền Tây không thể lẫn vào đâu được. Điểm khác biệt của món này là có kích thước lớn, mỏng hơn so với bánh xèo những nơi khác.
Video đang HOT
Bánh có sự kết hợp hài hòa giữa thứ bột gạo quen thuộc cùng thịt ba chỉ béo ngậy, tôm tươi sống, đậu xanh thơm ngon và giá sạch. Ăn kèm rau rừng khi còn nóng và chấm với nước mắm chua chua, ngọt ngọt. Ngon đến nao lòng! Thật không hổ danh là thứ đặc sản "nức tiếng" miền sông nước.
1.2. Canh chua
Canh chua thật ra ở miền nào cũng có. Nhưng món canh chua miền Tây có cái ngon lạ rất đặc trưng mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Canh có vị thanh thanh, ngọt giòn của bông súng, bông điên điển. Vừa mộc mạc, dân dã lại giúp giải nhiệt cho cơ thể và là bài thuốc bổ cho tim mạch. Đến với miền Tây thì đừng quên ăn thử món canh này nhé!
1.3. Cháo cá lóc đồng
Nguyên liệu chính của món ngon miền Tây này chính là cá lóc đồng. Loại cá này thường được bắt trên ruộng, sông những hôm nước lớn hay ngày mưa. Cháo được chế biến có vị ngọt ngọt, tươi ngon của thịt cá lóc. Kết hợp nấm rơm mềm thơm hòa quyện cùng vị đặc trưng của rau đắng. Tất cả đã tạo nên món ăn cực kỳ hấp dẫn, lạ miệng.
1.4. Gỏi ngó sen
Gỏi ngó sen là một trong những đặc sản "trứ danh" của miền Tây. Món ăn này thường kết hợp cùng với tôm sú, thịt ba rọi, mực hoặc gà xé,... Bạn sẽ cảm nhận được vị giòn dai, ngọt thanh, thơm mùi mắm, ăn kèm với bún là hoàn hảo.
1.5. Lẩu mắm
Lẩu mắm có vị thơm đậm đà từ nước dùng nấu cùng mắm cá linh và mắm cá sặc. Món ăn này hấp dẫn bởi sự đa dạng của nguyên liệu và các loại rau ăn kèm. Cho ra vị thơm ngọt ngất ngây, khiến ai cũng mê mệt. Đơn cử như: giá đỗ, rau rút, chuối xanh, bông súng, rau đắng, thịt ba chỉ, mực ống, tôm tươi, cá lóc,...
2. Các món gỏi miền Tây
Những ai chăm chỉ khám phá đặc sản ẩm thực miền Tây mới biết dân ở đây họ chuộng gỏi thế nào. Món gỏi nào cũng có thể ăn chơi, làm mồi nhậu hay là bữa ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Sự đa dạng, phong phú về nguyên liệu, đặc biệt là tên gọi rất sáng tạo là điều làm nên sự độc lạ cho gỏi miền Tây. Nào là gỏi ba khía, gỏi bồn bồn, gỏi củ hũ dừa, gỏi sầu đâu,...
Những món khai vị này mang đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thậm chí cả đắng hòa quyện lẫn nhau. Ăn kèm với bánh phồng hoặc bún rối, chan một ít nước mắm gia giảm vừa miệng nữa thì bảo đảm bạn sẽ không thể buông đũa được đâu.
2.1. Gỏi củ hũ dừa
Món gỏi củ hũ dừa có nguồn gốc từ Bến Tre, được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp. Đặc biệt, để chế biến món này, người dân phải đốn hạ cả cây dừa để lấy phần củ hũ. Đây là phần đọt cây dừa có vị ngon và giòn ngọt. Khi ăn cũng không cần thêm thắt quá nhiều nguyên liệu ăn kèm. Chỉ cần chút cà rốt ngâm chua ngọt, tôm luộc, thịt, rau răm. Chấm với chén mắm tỏi ớt là mọi hương vị đã bung tỏa trong khoang miệng.
2.2. Gỏi sầu đâu
Món ngon miền Tây này nghe tên đã thấy buồn buồn nhưng lại níu chân thực khác tứ phương đấy! Lá sầu đâu mọc nhiều ở An Giang, có vị đắng lạ. Đem trộn gỏi với khô cá lò tho nướng, cà chua, dưa leo, xoài, rưới nước sốt me chua ngọt. Vừa có vị đắng, hậu ngọt, vừa có vị bùi bùi, dai dai,... khiến bao người "phải lòng".
2.3. Gỏi khô cá khoai
Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món gỏi này chính là cá khoai. Loại cá sống chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, từ Trà Vinh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Không cần quá cầu kỳ trong việc chuẩn bị nguyên liệu. Chỉ cần dăm ba trái cóc, trái xoài, vài cọng rau răm và cá khoai nướng chín là đã có món ăn thơm ngon rồi. Vị chua của cóc, xoài hòa lẫn với vị ngọt thơm của thịt cá khô, vị mặn của nước mắm tạo nên vị ngon khó cưỡng. Món này ăn với cơm nóng thì bắt cơm phải biết.
2.4. Gỏi bồn bồn
Nghe tên món này chắc chưa ai hình dung ra được đúng không? Bồn bồn thực chất là một loại cỏ hoang, mọc nhiều ở ao, ruộng ở miền sông nước. Người dân miền Tây tận dụng được vị ngọt giòn của loại cỏ này để chế biến thành món khai vị độc đáo.
Sợi bồn bồn màu trắng nõn trộn cùng tai heo, tôm, thịt luộc thêm chút nước mắm, chanh, đường cân bằng hương vị. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm, giòn ngọt tự nhiên, chua, cay, mặn dung hòa.
2.5. Gỏi ba khía
Món gỏi vô cùng dân dã nhưng hấp dẫn khó tả. Nền tảng món này là đu đủ bào sợi, nhưng để có được vị ngon là phải nhờ vào mắm ba khía "trứ danh". Tùng miếng đu đủ quyện đều trong nước sốt sền sệt, dậy mùi thơm nồng kích thích vị giác. Đừng quên nhất định phải có rau thơm, hành phi, đậu phộng rang để cái the the, bùi béo chốt lại trong khoang miệng một dư vị khó quên.
3. Món nhậu miền Tây ngon
3.1. Thịt ba chỉ lắc quất
Nguồn: Kênh Món ăn ngon nhà nấu
Món thịt ba chỉ lắc quất có hương vị đậm đà, thơm đặc trưng của quất, chua chua, ngọt ngọt, cay cay. Hòa với lớp da heo sần sần, thịt cắt mỏng, đảm bảo ăn là mê say.
3.2. Đuông dừa
Đúng là khi nhìn "ngoại hình" béo núc của những chú đuông dừa khiến nhiều người có phần e dè. Nhưng hãy thử ăn đi sẽ biết. Dân nhậu chỉ cần cho đuông dừa ngậm nước mắm và cứ thế ăn sống. Tao nhã hơn là đem chiên với trứng hay lăn qua lớp bột áo. Đuông dừa béo ngậy, cắn phụp một miếng là khiến ai nấy cũng ngẩn ngơ vì thơm bùi và đã miệng.
3.3. Khô cá lóc
Khô cá lóc chỉ cần nướng lên rồi đập dập là có thể nhậu ngay. Khi đó, chắc chắn là không thể thiếu món nước mắm me dằm ớt, hay nước mắm xoài. Hoặc trộn gỏi thành những món nhậu rất nhanh và ngon.
3.4. Thịt rắn
Những món ngon được chế biến từ thịt rắn là mồi nhâm nhi hấp dẫn được người dân miền Tây cực ưa chuộng. Rắn ăn được chủ yếu là những loại không có độc. Ví dụ như: rắn nước, rắn lục bình, rắn hổ hành,... Chế biến bằng cách làm sạch, để nguyên con, nguyên da, nướng chín lên bếp than hồng. Ăn tới đâu, xé tới đó, vị ngọt đã đời. Hoặc cũng có thể làm món rắn xào xả ớt, hầm sả, xà lá cách, cũng rất tốn mồi.
3.5. Cá lóc nướng trui
Cá được chọn để nướng thường là những con vừa phải, khoảng 0,5kg. Cá được sơ chế sạch, dùng nhánh tre xiên dọc cắm xuống đất rồi phủ rơm lên nướng chưa đầy 10 phút là chín. Ăn kèm với bánh tráng, rau sống, chấm cùng mắm nêm, muối chanh ớt hay mắm tỏi ớt đều rất ngon. Đây là một trong những món nhậu miền Tây ngon phù hợp cho cả phái nữ.
4. Các món Nam Bộ ngon
4.1. Lẩu cá kèo
Trời mưa gió mà làm một nồi lẩu cá kèo chuẩn vị Nam bộ thì ngon hết sảy. Cá kèo ngọt thịt, nước lẩu chua chua, có vị chát nhẹ của các gia vị, chính là đặc trưng của món ăn này.
4.2. Canh chua cá bông lau
Cách nấu canh chua cá bông lau không quá phức tạp. Với sự hòa quyện giữa cá bông lau, bạc hà, đậu bắp, cà chua, nước cốt me,... Sẽ mang đến cho cả gia đình nồi canh chua vô cùng hấp dẫn, thơm ngon, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi.
4.3. Cá kho tộ
Cá kho tộ là một món ăn thường xuất hiện trong các mâm cơm thường ngày của người dân Nam Bộ. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu như bạn được thưởng thức miếng cá kho nhừ thấm đẫm vị cay ngọt đặc trưng. Ăn cùng cơm trắng thì đảm bảo không gì sánh bằng.
4.4. Bò tùng xẻo
Bò được tẩm ướp các loại gia vị đậm đà sau đó đem nướng trên bếp than. Chỉ cần nghe thấy tiếng xèo xèo trên bếp đảm bảo bạn sẽ thấy muốn thưởng thức ngay lập tức. Đặc biệt, vì được chế biến theo bí quyết riêng nên bò mềm mà không bị dai, ăn kèm bánh mì thì không ai nỡ từ chối.
4.5. Bò bía
Đây là món ăn nhẹ giúp gia tăng khẩu vị cho bữa cơm gia đình. Chỉ cần cuốn bánh tráng với hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng là đã có một cuốn bò bía ăn ngập miệng. Chấm cùng nước sốt tương hột chưng, ớt xay, hành phi, đậu phộng thì vương vấn khó quên.
4.6. Bánh giá chợ Giồng
Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Bánh giá mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
5. Các món chè Nam Bộ ngon nhất
5.1. Chè thưng
Chè thưng (chè bà ba) được làm nên từ rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng. Ví dụ như: hạt sen, nước cốt dừa, đỗ xanh, khoai lang, sắn,... Vừa có hương vị đa dạng, vừa chữa cảm mạo, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Món chè này thường được dùng nóng, thích hợp cho những ngày mát mẻ, mưa gió.
5.2. Chè khoai môn lá dứa
Một trong những món ngon miền Tây Nam Bộ không thể không nhắc tới chè khoai môn lá dứa. Những ngày hè oi ả, người dân nơi đây thường làm món chè này để tráng miệng, thanh nhiệt cho cơ thể.
5.3. Chè chuối cốt dừa
Processed with VSCO with a6 preset
Chuối và dừa là những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Vì thế, những món ăn nơi đây cũng thường gắn với 2 loại hoa quả quen thuộc này. Sự hòa quyện tinh tế giữa vị ngọt của chuối, nước cốt dừa sánh mịn, beo béo khiến ai ăn qua một lần khó lòng quên được.
5.4. Chè sương sa hạt lựu
Món ngon Nam Bộ này tuy bình dân nhưng cũng khá bắt mắt. Nào là màu trắng trong của sương sa, màu đỏ hạt lựu, nào là màu vàng nhân đậu xanh, trắng đục của nước cốt dừa. Khi ăn sẽ thấy hương vani thoang thoảng, thêm chút đá bào sẽ làm dịu đi phần nào cái nắng chói chang của phương Nam.
5.5. Chè bánh lọt đậu xanh
Chè bánh lọt đậu xanh rất thích hợp để giải khát trong tiết trời nóng nực. Với sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, béo nhẹ của nước cốt dừa lại dai dai của bánh lọt sẽ khiến bạn mát rượi cả lòng.
Trên đây đều là những món ngon miền Tây đặc trưng hút hồn thực khách. Nếu có dịp về thăm miền sông nước này, đừng quên thưởng thức và trải nghiệm nhé!
Món miền Tây đổi vị cho ngày hè Trong mùa dịch, thay vì vi vu miền Tây xa xôi, tại TP.HCM, bạn có thể đặt giao hàng tận nơi các món ăn dân dã của miền sông nước. TP.HCM vào mùa nắng nóng oi bức. Thưởng thức các món ăn từ rau củ, cộng hưởng nhiều hương vị sẽ giúp bạn giải ngấy trong những ngày này. Miền Tây Nam Bộ...