Hà Nội: Người đàn ông phải cắt bỏ phổi trái vì làm điều này suốt 40 năm
Ca phẫu thuật được tiến hành trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi.
Vừa qua, Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang ( Hà Nội) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi, làm nghề xây dựng, địa chỉ tại Long Biên.
3 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng ho khạc đờm trắng có lẫn nâu, có cảm giác sốt nhưng không đau ngực, không khó thở. Bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng không đỡ
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết, các triệu chứng xuất hiện vào thời điểm 3 tuần trước khi vào viện. Bệnh nhân đã tự mua thuốc uống nhưng không đỡ. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào trên 40 năm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, qua thăm khám, bệnh nhân được phát hiện khối u phổi trái. Bệnh nhân được điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu.
Người đàn ông phải cắt bỏ phổi trái vì ung thư (Ảnh minh họa: Getty).
Quảng cáo của DTads
Tại đây, bệnh nhân được khám tầm soát như: nội soi dạ dày, đại tràng, chụp cắt lớp sọ não, cắt lớp vi tính phổi, sinh thiết xuyên thành, nội soi khí phế quản. Kết quả, các bác sĩ phát hiện tế bào lạ nghi ngờ ác tính.
Video đang HOT
Kết quả nội soi khí phế quản cho thấy, khối u xâm lấn làm tắc hoàn toàn phế quản gốc bên trái. Chụp cắt lớp vi tính phổi, X-quang phổi cho thấy khối u chiếm gần hết nhu mô phổi bên trái.
Sau khi hội chẩn với chuyên khoa mạch máu lồng ngực, gây mê hồi sức, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái kèm nạo vét hạch cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi. Các bác sĩ đã làm sinh thiết tức thì và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa. Ekip mổ đã tiến hành cắt toàn bộ phổi trái, nạo vét hạch.
Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, còn đau ngực vết mổ. Ngày thứ 5 kể từ ca mổ, bệnh nhân đã có thể tự ngồi dậy, tự thở không cần oxy hỗ trợ, còn đau vết mổ và tràn khí nhẹ dưới da.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mổ cắt phổi điều trị ung thư là một phẫu thuật lớn, nặng nề cả về mặt ngoại khoa và gây mê hồi sức. Ca mổ đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu về phẫu thuật lồng ngực tim mạch.
Đây cũng là ca cắt toàn bộ phổi đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết: “Bệnh lý ung thư phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới và nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá. Bệnh sẽ được điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm”.
Ung thư phổi là một căn bệnh khó phát hiện sớm, bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh về phổi thông thường. Không chỉ vậy, ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư phổi thường không có biểu hiện cụ thể gì.
Chỉ đến khi khối u phát triển mạnh và bắt đầu di căn mới có biểu hiện rõ rệt. Người bệnh lúc này sẽ bị ho dai dẳng, ho nặng kéo dài kèm theo ra máu. Khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, giọng nói khàn,… cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, sút cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Để có thể chủ động phát hiện sớm và phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện những cách sau:
- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi thường xuyên có khói thuốc lá.
- Hạn chế việc đưa các chất kích thích (rượu, bia) vào cơ thể.
- Chủ động rèn lối sống lành mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện thể lực, tập các bài tập thở để nâng cao thể trạng.
- Tránh xa môi trường nhiều không khí ô nhiễm. Sử dụng khẩu trang khi phải làm việc hoặc di chuyển tại những khu vực có nhiều khói bụi.
- Nếu có những biểu hiện bất thường ở hô hấp, diễn ra liên tục trong thời gian dài, cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
- Tiến hành tầm soát sớm ung thư phổi định kỳ bằng cách làm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan trực tiếp đến những căn bệnh ung thư thường gặp.
Cảnh báo số trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng gấp 4 lần
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 721 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021, hầu hết là bệnh nhân nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Ghi nhận tại khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy, số trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hoá, tay chân miệng... nhập viện viện gia tăng thời gian qua. Trung bình một ngày, khoa tiếp nhận 20 - 25 bệnh nhi, với số lượng trẻ cần nhập viện để điều trị chiếm khoảng 60%.
Theo bác sĩ Nguyễn Hương Giang, khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, số trẻ vào viện vì sốt, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng gia tăng là điều tất yếu khi trẻ quay lại trường học. Bởi, bệnh tay chân miệng là bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, qua tiếp xúc, giọt bắn nên nếu trong lớp có một trẻ mắc bệnh sẽ rất dễ lây truyền cho các bé khác.
Số trẻ vào viện vì sốt, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng gia tăng.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc tay chân miệng. Riêng tuần từ 13-19/6, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC), trên địa bàn thành phố có 135 ca mắc ở khắp các quận, huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì...
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Do đó, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, không nên tìm hiểu thông tin trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh nặng thêm.
Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.
Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, do vậy, để phòng bệnh hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh thực hiện và hướng dẫn trẻ khi đi học về cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
Đối với người lớn, chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Các gia đình khi có con mắc tay chân miệng cần báo ngay cho trường học để có phương án vệ sinh các bề mặt, dụng cụ mà trẻ đã từng tiếp xúc, đồng thời theo dõi sức khoẻ của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh./
Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi Trẻ nhập viện điều trị các bệnh liên quan hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang quá tải. Dọc lối đi khoa hô hấp đã được kê thêm giường nhưng vẫn chưa đáp ứng được do lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng đông. Dọc lối đi khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) được kê thêm giường...