Gợi ý thực đơn ăn uống cho người bệnh Rubella nhanh chóng hồi phục sức khỏe
Khi bị bệnh Rubella, cả người bệnh và người nhà bệnh nhân phải giữ thái độ lạc quan, tìm hiểu kĩ cách chăm sóc người bệnh để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhanh chóng. Dưới đây là thực đơn ăn uống cho người bệnh Rubella nên biết.
Đa phần nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm rằng: khi bị ốm cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, điều này lại là 1 tác hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trong quá trình mắc bệnh Rubella, hệ miễn dịch và sức đề kháng trong cơ thể bệnh nhân bị giảm sút, cơ thể lúc này không thể hấp thụ các loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng.
Thậm chí, các loại chất đạm, chất béo còn có thể gây kích ứng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa trong cơ thể người bệnh. Từ đó, làm cản trở quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân Rubella.
Thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh Rubella lúc này là các món ăn được chế biến đơn giản như sau:
1. Thực đơn ăn uống cho người bệnh Rubella là các món luộc, canh rau
Ở thời điểm này, người bệnh rubella nên kiêng tất cả các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên rán. Thay vào đó, chỉ nên ăn những món được chế biến đơn giản như: các món luộc thật mềm, canh rau,…
Người bệnh nên ăn các món luộc thanh đạm – Ảnh Internet
Đối với các món luộc thường ưu tiên cho các loại củ quả: cà rốt, su hào, súp lơ, bắp cải, khoai lang,… đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng rất tốt cho cơ thể người bệnh.
Đối với các món canh rau, nên chọn những loại rau sẫm màu, giàu vitamin A như: mồng tơi, rau đay, rau ngót… giúp làm mát cơ thể và bảo vệ hệ tiêu hóa.
2. Các món súp, cháo
Bên cạnh các món luộc thanh đạm thì súp, cháo cũng được liệt kê vào danh sách thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh Rubella. Cơ thể người bệnh lúc này yếu, không hấp thụ được các món ăn giàu chất đạm và dầu mỡ. Do đó, bệnh nhân nên ăn các món súp, cháo để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
Video đang HOT
Món súp, cháo dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người bệnh – Ảnh Internet
Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần bổ sung vitamin A, vitamin C, chất kẽm và protein từ các loại thực phẩm như: trứng, gan động vật, thịt. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này cũng cần phải chế biến cẩn thận, băm nhỏ để nấu cùng cháo, súp cho người bệnh ăn.
3. Trái cây bổ sung
3.1. Nước ép hoa quả tốt cho người bệnh Rubella
Người bệnh Rubella khi bị sốt cao và nổi phát ban sẽ luôn cảm thấy nóng trong người, khó chịu và cần được làm mát cơ thể. Bổ sung nước ép hoa quả thường xuyên là thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh Rubella, bổ sung vitamin A, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi virus Rubella.
Một số loại hoa quả điển hình đó là: cà chua, cà rốt, cam, bưởi, dưa hấu, thanh long, ổi… bệnh nhân có thể uống thay nước lọc kết hợp với nước điện giải để làm mát cơ thể, lặn các nốt phát ban trên bề mặt da.
Nước ép giúp làm mát cơ thể, lặn các nốt ban trên bề mặt da – Ảnh Internet
Lưu ý: nước ép hoa quả không nên bỏ đường, vì khi ép nước lượng đường đã nhiều hơn so với ăn trực tiếp, bệnh nhân trong giai đoạn này ngoài hạn chế, kiêng khem chất mặn cũng cần kiêng cả chất ngọt.
3.2. Ăn hoa quả trực tiếp
Khi cơ thể đã hồi phục, người bệnh có thể ăn hoa quả trực tiếp thay vì ép nước hoa quả. Những loại quả mềm, không quá ngọt được khuyến khích ăn trong giai đoạn này đó là: quý, thanh long, xoài, dưa hấu…
Bên cạnh thực đơn ăn uống ở trên, bệnh nhân nên tăng cường uống thêm vitamin A, vitamin C, kẽm để giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao, đẩy lùi virus và lặn các nốt phát ban trên bề mặt da.
Thực tế, bệnh Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, chỉ cần chăm sóc người bệnh đúng cách kết hợp với thực ăn ăn uống tốt cho bệnh nhân, đảm bảo chỉ sau khoảng 1 tuần – 2 tuần phát bệnh, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn.
Những gợi ý thực đơn ăn uống cho người bệnh Rubella ở trên hi vọng có thể giúp bệnh nhân và người chăm sóc người bệnh có những lựa chọn đa dạng trong quá trình bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh nhanh hồi phục.
Chế độ ăn uống khi bị Rubella: Người bệnh cần lưu ý gì?
Khi bị bệnh Rubella, chăm sóc bệnh nhân tốt góp phần rất lớn trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh các chú ý trong sinh hoạt, bổ sung vitamin thì người bệnh cần lưu ý những điều này để thiết lập chế độ ăn uống khi bị Rubella tốt nhất.
NỘI DUNG:
1. Chế độ ăn uống khi bị Rubella cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh2. Không lạm dụng đồ hộp, đóng gói có sẵn3. Nói không với các loại gia vị cay, nóng
1. Chế độ ăn uống khi bị Rubella cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
Khi mắc bệnh Rubella, đa phần bệnh nhân đều cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, trong người mệt mỏi, khó chịu dẫn đến chán ăn.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh, chỉ trong một thời gian ngắn đã bị sút giảm cân nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không chịu ăn uống, dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
Theo các bác sĩ của viện Dinh dưỡng, virus Rubella sẽ xâm nhập sâu hơn vào cơ thể nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của người bệnh không tốt, hay nói cách khác cơ thể không khỏe mạnh, không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng hơn.
Khi bị bệnh bệnh nhân Rubella luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn - Ảnh Internet
Do đó, đối với bệnh nhân Rubella, việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng, điều đầu tiên bệnh nhân phải được bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, khoa học để cơ thể dễ dàng hấp thụ, từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, đem nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và tăng sức đề kháng.
Nhóm thực phẩm cần bổ sung trong giai đoạn này là: vitamin A, vitamin C, chất đạm, kẽm (ở liều lượng vừa đủ), khoáng chất, bột đường.
Tuy nhiên, người bệnh phải chú ý thiết lập chế độ ăn uống khoa học đối với từng nhóm thực phẩm, không nên quá lạm dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ ngược lại.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C rất cần thiết trong chế độ ăn uống khoa học - Ảnh Internet
Nhóm thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm:
Đây là nhóm thực phẩm tốt nhất đối với người bệnh Rubella, giúp làm tăng hệ miễn dịch, làm lặn các nốt ban và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể ăn các món được chế biến từ các loại rau củ quả điển hình: cam, quýt, khoai lang, cà chua, thanh long, bắp cải, các loại rau sẫm màu, các loại đậu, trứng gà... Lưu ý nên chế biến thành các món súp, cháo, món luộc thanh đạm để cơ thể bệnh nhân dễ dàng hấp thụ.
Chất đạm:
Cơ thể bệnh nhân trong giai đoạn này rất yếu, cần được bổ sung thêm dinh dưỡng về chất đạm, chất béo để cung cấp dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học bằng cách: kiêng ăn hải sản (trong hải sản chứa quá nhiều đạm sẽ dễ bị kích ứng tiêu hóa, gây khó tiêu đầy bụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh), đồ dầu mỡ, chiên rán (khiến cơ thể bị nóng trong, nguyên nhân dẫn đến nốt ban mọc dày đặc, gây lở loét miệng...).
Bệnh nhân bổ sung chất đạm bằng các loại thịt gia cầm, gia súc như: thịt gà, thịt lợn...với hàm lượng vừa phải, chế biến thật nhỏ (băm nhỏ hoặc xay vào cháo, súp) cho người bệnh dễ ăn.
2. Không lạm dụng đồ hộp, đóng gói có sẵn
Cơ thể của bệnh nhân Rubella rất nhạy cảm, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân phải luôn được ăn chín, uống sôi, các món ăn chỉ được chế trong buổi (không nấu lại lần hai), để đảm bảo an toàn vệ sinh tốt nhất cho người bệnh.
Đồ hộp không tốt đối với sức khỏe của người bệnh - ảnh minh họa
Chế độ ăn uống khoa học của người bệnh không cho phép bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm đóng gói có sẵn ở thị trường, các món ăn được nấu sẵn ở ngoài, đây là các tác nhân khiến vi khuẩn, virus từ các môi trường khác nhau xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng đồ đóng hộp đọc thêm thông tin trong bài viết: Chuyên gia nhấn mạnh những điểm không thể bỏ qua khi chọn mua thực phẩm đóng hộp.
3. Nói không với các loại gia vị cay, nóng
Bệnh nhân Rubella thường bị các vết loét ở niêm mạc miệng, nốt ban mọc dày đặc trên bề mặt da. Do đó, bệnh nhân không nên ăn các loại gia vị cay, nóng như: tương ớt, ớt quả, tiêu, tỏi, cà ri... Khi ăn các thực phẩm có chứa các loại gia vị này sẽ khiến người bệnh bị nóng trong người, gây cảm giác khó chịu, nguyên nhân khiến các vết loét sưng to hơn và lâu lành, gây cản trở quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là 3 lưu ý khi thiết lập chế độ ăn uống khi bị Rubella. Việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn nếu người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân chịu khó tìm hiểu, nắm vững các kiến thức về bệnh Rubella, từ đó thiết lập chế độ ăn uống khoa học cũng như chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Điểm danh 4 bài thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh Rubella hiệu quả Căn bệnh truyền nhiễm Rubella thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa từ mùa đông sang mùa xuân. Bên cạnh các hướng dẫn điều trị từ các y bác sĩ, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số bài thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh Rubella hiệu quả. Dựa theo các triệu chứng vị nhiệt và tâm hỏa thịnh của...