Giáo sư trẻ nhất năm 2021 có hơn 50 công trình nghiên cứu khoa học

Theo dõi VGT trên

Trong số ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2021, giảng viên Phùng Văn Đồng (sinh năm 1981) – Trường Đại học Phenikaa là Giáo sư trẻ nhất năm nay.

Ngày 14/3, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 405 ứng viên đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2021. Theo danh sách, giảng viên Phùng Văn Đồng (sinh năm 1981) – Trường Đại học Phenikaa là Giáo sư trẻ nhất năm nay.

Tân Giáo sư Phùng Văn Đồng nhận bằng Tiến sĩ về Vật lý lý thuyết và Vật lý toán tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu sau Tiến sĩ tại KEK (Nhật Bản), CERN (Thụy Sĩ) và AS (Đài Loan); ông là nghiên cứu viên tại Viện Vật lý từ 2005 đến 2018; Trưởng Phòng Vật lý năng lượng cao và vũ trụ học.

Ông được trao tặng g.iải t.hưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 dành cho nhà khoa học trẻ với công trình nghiên cứu góp phần vào việc giải thích cấu tạo vật chất và năng lượng của vũ trụ. Công trình đã phát triển và hiệu chỉnh mô hình chuẩn 3-3-1 đã có thành mô hình 3-3-1-1 của vật chất tối trong vũ trụ thông qua sử dụng các tính chất đối xứng.

Giáo sư trẻ nhất năm 2021 có hơn 50 công trình nghiên cứu khoa học - Hình 1

Giáo sư Phùng Văn Đồng. (Ảnh: Trường Đại học Phenikaa)

Đến nay, Giáo sư Phùng Văn Đồng công bố hơn 50 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với trích dẫn khoảng 1400 lần và chỉ số H-index 23, chủ nhiệm 4 đề tài khoa học cấp quốc gia.

Ông cũng là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh “Vật lý năng lượng cao và Vũ trụ học” tại Trường Đại học Phenikaa từ năm 2019 đến nay.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, tân Giáo sư bày tỏ niềm vinh dự khi đạt được danh hiệu cao quý này.

Giáo sư Phùng Văn Đồng cho biết, ông đến với ngành Vật lý như một cơ duyên. Khi còn học phổ thông, ông dành phần nhiều sự yêu thích cho môn Toán và Vật lý. Cho đến bậc đại học, ông có có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về Vật lý lý thuyết, sau đó là các nghiên cứu khoa học. Từ nền tảng kiến thức được xây dựng thông qua quá trình học tập, Giáo sư Phùng Văn Đồng sớm định hướng bản thân sẽ theo đuổi công việc nghiên cứu chuyên sâu về Vật lý.

Hoạt động trong ngành, Giáo sư Phùng Văn Đồng chọn nghiên cứu chuyên sâu về Vật lý hạt cơ bản và những tác động của hạt cơ bản đối với vũ trụ, cụ thể là những vật chất trong quá khứ hình thành nên vũ trụ ngày nay.

Nhiều năm làm việc trong Hội đồng khoa học ngành Vật lý, xét duyệt nhiều đề tài nghiên cứu, ông đ.ánh giá nguồn nhân lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện rất dồi dào, đảm bảo cả về chất và lượng, đặc biệt là những ngành khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học.

Đối với Vật lý nói riêng, những năm gần đây ngành Vật lý ở Việt Nam đã có bước tiến lớn, mang dấu hiệu tích cực. Nhiều nhà khoa học đã có những đóng góp tích cực, ý nghĩa vào sự phát triển chung của nền khoa học trong nước.

“Tôi tin rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều bạn trẻ chứng minh năng lực, sở trường của mình trong lĩnh vực nghiên cứu. Nếu chúng ta có chiến lược dài hạn, đầu tư thích đáng cho các trường đại học mạnh về nghiên cứu và tập trung xây dựng các đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ngoài thì chỉ khoảng 10 năm nữa Việt Nam sẽ có một lực lượng nghiên cứu tốt, cạnh tranh với các nước trong khu vực thậm chí là các quốc gia phát triển trên thế giới”, Giáo sư Phùng Văn Đồng nhận định.

Nói về kế hoạch trong thời gian sắp tới, tân Giáo sư sẽ tiếp tục phát triển nhóm “Vật lý năng lượng cao và Vũ trụ học” tại Trường Đại học Phenikaa và hoàn thành tốt sứ mệnh của nhóm là nghiên cứu khoa học và đào tạo.

“Hiện nay nhóm đã hội tụ khoảng 10 thành viên chủ chốt thực hiện nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của nhóm về mặt nghiên cứu là có những công trình tốt, đột phá, mang lại ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu Vật lý tại Việt Nam cũng như có những hiệu ứng lớn hơn trên trường quốc tế.

Về đào tạo, chúng tôi đang nỗ lực đào tạo ra những cử nhân Vật lý giỏi. Năm vừa rồi, Trường Đại học Phenikaa cũng bắt đầu tuyển sinh ngành Vật lý tài năng. Chúng tôi hy vọng các bạn sinh viên sớm trở thành những nghiên cứu sinh và trong tương lai sẽ là nguồn nhân lực nghiên cứu tinh hoa cho đất nước, cho các trường đại học”, Giáo sư Phùng Văn Đồng cho biết thêm.

GS Trần Đức Viên: Không chấp nhận cái "giả" trong xét giáo sư, phó giáo sư

Muốn công tác xét chức danh GS, PGS được nghiêm túc, trung thực, đề cao giá trị nhân văn thì xã hội cần phải có những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

Ngày 12/3, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã họp xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Theo đó, có 405 ứng viên được công nhận là giáo sư, phó giáo sư năm 2021. Nhìn lại quá trình xét duyệt các ứng viên năm 2021, có thể thấy vấn đề nổi cộm nhất vẫn là liêm chính khoa học.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Dân trí đã trao đổi với GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp.

GS Trần Đức Viên: Không chấp nhận cái giả trong xét giáo sư, phó giáo sư - Hình 1

Video đang HOT

GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp.

Muốn thoát khỏi "ao làng" bắt buộc phải có công bố quốc tế

Thưa GS, việc xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư những năm gần đây luôn vướng phải những lùm xùm liên quan đến bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế, là thành viên Hội đồng giáo sư ngành, ông nghĩ gì về vấn đề này?

- Tôi thấy thế này:

Thứ nhất, Khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), nhất là đào tạo đại học (ĐH), hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nghiên cứu khoa học (NCKH) và giáo dục đại học (GDĐH) trong cộng đồng KH&CN quốc tế, đó là một xu thế tất yếu, đúng hướng và rất đáng mừng, rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện.

Về KH&CN, chúng ta đi sau các nước phát triển khá nhiều, khoảng cách về mặt bằng, trình độ giữa Việt Nam và các nước phát triển còn khá xa, nên việc lấy các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để vận dụng vào điều kiện thực tế của nước ta theo hướng từng bước tiệm cận với các chuẩn mực và thông lệ ấy, là việc làm đúng và không thể chậm trễ, càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt, nếu như chúng ta thực sự muốn thoát khỏi cái "ao làng"; nếu chúng ta muốn đoạn tuyệt với các lề thói thủ cựu và lạc hậu của làng KH&CN Việt Nam trong đó có hai căn bệnh trầm kha, lưu cữu cần được chữa chạy gấp, đó là căn bệnh vừa huênh hoang, vừa giấu dốt.

Nếu chúng ta muốn một ngày KH&CN, GD&ĐT Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc 5 châu, thì việc chấp nhận các chuẩn mực quốc tế là điều phải làm, và làm kiên quyết, làm đến nơi đến chốn.

Vì thế, tôi ủng hộ quan điểm đúng đắn của Quyết định 37 ( Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư) về việc yêu cầu ứng viên bắt buộc phải có công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, đúng chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành với chuyên môn của ứng viên.

Trên bản đồ KH&CN thế giới, hình ảnh của Việt Nam khá mờ nhạt, dấu ấn của người Việt để lại trên các thang bậc của các công trình cống hiến cho sự phát triển của nhân loại, cho sự tiến bộ xã hội hầu như vắng bóng.

Muốn có các phát minh mang tầm "làm thay đổi thế giới" vào một ngày đẹp trời nào đó, thì chúng ta buộc phải bắt nhịp với thế giới ngay từ bây giờ với một thái độ thực sự cầu thị và trách nhiệm, trung thực và khiêm nhường.

Một trong các công việc đó là từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong việc bình duyệt các công trình khoa học, về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Người Việt Nam nói chung, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam nói riêng, cũng đã đến lúc ý thức rõ ràng là NCKH không chỉ để nhằm phục vụ quốc kế dân sinh, mà còn để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại là trách nhiệm của chúng ta. Hơn thế, đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là sự thể hiện của lòng tự trọng, tự trọng của từng con người, tự trọng của mỗi cộng đồng và cao hơn là tự trọng của một dân tộc; nâng tầm của chúng ta trong con mắt bạn bè và đồng nghiệp quốc tế.

Thêm nữa, cũng nên thấy là, công bố khoa học cũng là một nét văn hóa, để cho bạn bè và đồng nghiệp nước ngoài biết được văn hóa của dân tộc mình, nét đẹp của đất nước mình, tầm vóc của dân tộc mình qua các ấn phẩm khoa học có chất lượng ngang tầm. Nghĩa là, công bố khoa học còn góp phần tạo nên hình hài, vóc dáng của văn hóa Việt Nam, phản ánh tầm vóc và hình hài của KH&CN, của GD&ĐT Việt Nam trên trường quốc tế, để bạn bè và đồng nghiệp quốc tế nhìn chúng ta với đôi mắt trọng thị.

Nghiêm ngặt, chặt chẽ với ứng viên nhưng lại thiếu chặt chẽ và đầy đủ với thành viên hội đồng

Thứ 2, những lùm xùm mấy năm gần đây, kể từ khi chính phủ yêu cầu các ứng viên phải có bài báo công bố quốc tế, xung quanh việc có không ít ứng viên thiếu trung thực, gian lận trong việc kê khai giờ giảng, nộp bài và kê khai các công bố khoa học trên các tạp chí "quốc tế". Thực tế buồn này có nguyên nhân từ nhiều phía, từ bản thân các ứng viên, từ các cấp hội đồng bình xét, từ xã hội và từ bản thân Quyết định 37.

Bất kỳ sự chuyển mình nào cũng cần có giai đoạn quá độ, giai đoạn quá độ ấy dài ngắn thế nào phụ thuộc phần lớn vào chính sách của nhà nước để điều chỉnh hành vi của từng cá nhân, của xã hội.

Giai tầng nào trong xã hội cũng là một tập hợp của những con người có những tính cách, quan niệm sống, hệ giá trị theo đuổi và khát vọng cống hiến khác nhau, tuy họ có chung những đặc điểm để có thể được thừa nhận là thuộc giai tầng ấy. Như các giai tầng khác, đội ngũ những người làm khoa học cũng có người nọ người kia, người tốt kẻ xấu. Đó là điều bình thường. Làm thế nào để cái xấu ngày một mờ đi, cái tốt ngày thêm đậm nét hơn, cũng phần lớn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước.

Chúng ta đề ra các tiêu chí nghiêm ngặt với ứng viên, nhưng lại thiếu chặt chẽ và đầy đủ khi đề ra tiêu chí cho các thành viên Hội đồng giáo sư các cấp. Các tiêu chí này phải đủ để xã hội tâm phục khẩu phục để từ đó có thể lựa chọn được các nhà khoa học xứng đáng, được cộng đồng khoa học thừa nhận, phải công bằng giữa thày và trò, phải công bằng giữa các ngành/lĩnh vực.

Tôi không hiểu sao còn có các vị thành viên hội đồng các cấp, kể cả chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký, lại có chỉ số H (H-index) rất thấp, có vị thấp đến thảm hại, nhiều năm gần đây không có công trình công bố quốc tế nào, dù là công trình có IF nhỏ hơn 1, có người có công bố, nhưng số trích dẫn của họ lại chỉ lèo tèo vài chục, thậm chí nhiều công bố của họ có cited bằng zero, nếu có trích dẫn thì lại là tự trích dẫn (?); cũng có người đã 5-10 năm nay không lên lớp (bao gồm cả hướng dẫn cao học và NCS) cho một lớp đại học hay sau đại học nào.

Chúng ta quy định đo đếm giờ dạy của ứng viên rất kỹ, rất chi tiết, nhưng không có một quy định tương xứng nào về giảng dạy đại học, sau đại học của các thành viên hội đồng. Đấy là chưa kể đến đạo đức làm thày, đạo đức và trách nhiệm công vụ.

Thế mà họ vẫn cầm cân nảy mực các công việc đòi hỏi sự nghiêm cẩn cao độ là xét các điều kiện và tiêu chuẩn cho các chức danh GS, PGS góp phần xây dựng nên đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, làm rường cột cho nền KH&CN, cho nền GD&ĐT nước nhà.

Thày nào tớ ấy, thày đã không ra thày thì trò khó mà thành trò. Trình độ chuyên môn không đủ tầm, cộng với khả năng tiếng Anh yếu, cộng với các tiêu cực quanh chuyện "chạy" GS, PGS lúc âm ỉ, lúc râm ran ngoài xã hội, nên việc để lọt lưới không ít trường hợp ứng viên gian dối, cũng là điều dễ hiểu.

Những con người này, bất luận vì lý do gì, cũng rất cần phải loại bỏ ra khỏi danh sách ứng viên, góp phần làm trong sạch đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, đây là những kẻ cơ hội, những người không trung thực. Bởi trung thực là phẩm chất đầu tiên và tối thiểu buộc phải có với những con người đã chọn NCKH làm sự nghiệp, làm lẽ sống để cống hiến và mơ ước...

GS Trần Đức Viên: Không chấp nhận cái giả trong xét giáo sư, phó giáo sư - Hình 2

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, và con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, xã hội thế nào thì có những con người thế ấy. Khi thang bậc giá trị trong xã hội thay đổi thì mọi thứ cũng thay đổi theo.

Một xã hội trọng chữ nghĩa, thang bậc giá trị của xã hội dựa trên hệ giá trị của chuẩn mực đạo đức, của các giá trị tư tưởng cao quý, của sự đóng góp thực sự của từng cá nhân, từng con người cho sự hưng thịnh của cộng đồng, cho sự tiến bộ của xã hội, của thời đại, thì ở xã hội đó mọi thứ đều rõ ràng, đều tường minh, đều có thể kiểm chứng thì những cái giả dối, lừa mị sẽ bị loại bỏ, bởi ở đó không có chỗ dung thân cho những cái "giả", không chấp nhận cái "giả".

Khi một xã hội coi t.iền bạc, địa vị chính trị là những thước đo tuyệt đối cho "tầm vóc" cho "thân phận" của một con người, thì tất yếu là mọi người trong xã hội ấy sẽ đua nhau chạy theo của nả, t.iền bạc, tài sản, danh vọng, chức tước, địa vị chính trị; và họ được xã hội nể trọng, vinh danh. Xã hội ấy giành rất ít chỗ, nếu không muốn nói là không có chỗ, cho những người tài thật sự, cũng như cho sự liêm sỉ.

Những xã hội chấp nhận thang bậc giá trị như thế thường chỉ chấp nhận và dung nạp những người tài ngợi ca, tài xu nịnh, tài ăn theo nói leo minh họa cho ý kiến của chủ soái, tài làm vừa lòng thủ trưởng, tài tỏ ra có tài, tài biết đi cửa trước biết luồn cửa sau, tài biết chọn thời cơ để chui sâu leo cao trên quan lộ, tài tỏ rất trung thành với chế độ, ... Trong một xã hội như thế, những người tài thật bị "bật" ra ngoài các thang bậc giá trị, có người phải đợi đến sau khi đã rời "cõi tạm" thì xã hội mới nhận ra họ, vì họ không có được những cái tài ấy.

Cho nên, muốn công tác xét chức danh GS, PGS được nghiêm túc, trung thực, chính xác, đề cao giá trị nhân văn của công tác bình duyệt, thì xã hội cần phải có những chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị được mọi người thừa nhận, tôn trọng và tự giác thực hiện. Nếu không thì, như trên tôi đã nói, "rừng nào cọp ấy", một mình hệ thống Hội đồng giáo sư, dù có cố gắng mấy, cũng khó mà có thể tự trong sạch được.

Trả công việc xét giáo sư, phó giáo sư về cho các cơ sở giáo dục đại học

Vì sao giáo sư lại có so sánh "rừng nào cọp ấy"?

- Tôi nghĩ thế này, GS, PGS là thang bậc học thuật dành cho những người làm công tác NCKH và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Ai giảng dạy ĐH, SĐH thì tham gia, ai không còn giảng dạy tại các CSGD ĐH thì ra "sân" khác mà đua chen. Lúc đó, chức danh GS, PGS chỉ là chức danh danh dự.

Phấn đấu có chức danh GS, PGS để được kéo dài thời gian công tác, để được trả t.iền công giờ giảng, giờ khám chữa bệnh cao hơn, vừa đáng trách, vừa thấy buồn, thật buồn. Phấn đấu có chức danh GS để đi k.iếm t.iền như thế thì thật đáng thương; Nếu chỉ với mục đích k.iếm t.iền thì nhận chân tư vấn cho các tổ chức quốc tế, các dự án phát triển, kiếm vài ba trăm đô la Mỹ một ngày, cũng ích nước lợi dân, lại chẳng nhàn nhã và sung sướng hơn.

Chức danh GS, PGS là thể hiện sự đ.ánh giá công lao và mức độ cống hiến cho KH&CN, GD&ĐT của các giảng viên đại học, vinh danh các cống hiến của họ, được giới khoa học thừa nhận và được xã hội tôn vinh; đồng thời, chức danh này còn nhằm nâng cao trách nhiệm của họ với khoa học, với giáo dục đại học, với cộng đồng và với đất nước.

Vì vậy, có lẽ đã đến lúc nên coi Hội đồng giáo sư các cấp như là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của giới học thuật, của các nhà chuyên môn, không phải là một tổ chức "của" nhà nước (tất nhiên là nhà nước vẫn quản lý nhưng theo một cách khác); hoặc có thể vẫn là một tổ chức của nhà nước nhưng được nhà nước giao quyền tự chủ toàn diện.

Theo tôi, tốt nhất là trả công việc này về cho các cơ sở giáo dục đại học. Khoa học chân chính nào thì cũng phụng sự dân tộc, phục vụ đất nước và góp phần làm giàu có thêm kho tàng tri thức của dân tộc, của nhân loại.

Hội đồng yếu, kết quả thẩm định chắc chắn bị sai lệch

Trở lại với việc xét GS,PGS năm 2021, ngày 12/3, Hội đồng GSNN đã họp, xét và công nhận 405 ứng viên đạt tiêu chuẩn GS,PGS sau khi nhiều "lùm xùm" từ phản ánh của dư luận xã hội, từ phản ánh của diễn đàn Liêm chính khoa học. Là Phó Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, theo ông, khi xét ứng viên, Hội đồng giáo sư ngành có thực hiện theo đúng QĐ 37 không? Các thành viên hội đồng đếm bài báo nhưng có xem chất lượng bài báo đó không?

- Cũng tùy chất lượng các Hội đồng cũng như sự liêm chính, uyên thâm, thạo việc của vị chủ tịch, thư ký và các thành viên hội đồng. Với các hội đồng yếu, người thẩm định không đủ phẩm chất và năng lực thẩm định đúng hồ sơ ứng viên thì kết quả thẩm định chắc chắn bị sai lệch; với các thành viên này, thường là họ không đọc kỹ bài báo, thậm chí là không đọc, hoặc đọc đấy mà không hiểu hoặc không hiểu hết bài báo, nên không đ.ánh giá đúng chất lượng bài báo, chất lượng công trình khoa học.

Những người này thường chỉ đếm đầu bài báo, tùy theo bài đăng ở đâu thì cho điểm, với người thân quen thì cho điểm tối đa theo qui định, với người xa lạ thì cho điểm từ 1/2 đến 2/3 điểm tối đa theo qui định, bài đăng ở nước ngoài thì cho điểm cao hơn bài trong nước, bài đăng trên các tạp chí của các trường đại học lớn thì cho điểm cao hơn bài đăng trên các tạp chí khác... thực hiện như vậy cho nó lành, không ai chê bai hay oán trách mình được.

Như vậy có thể hiểu, có những thành viên Hội đồng đã không thực hiện nghiêm túc QĐ 37, họ đã không thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm được giao theo quy định, nên đã cho điểm tùy thiện theo kiểu " cá kể đầu rau kể mớ" cho xong việc.

GS Trần Đức Viên: Không chấp nhận cái giả trong xét giáo sư, phó giáo sư - Hình 3

Nên có quy định cấm các ứng viên GS,PGS đăng bài trên các tạp chí "dỏm", các ứng viên khai man giờ dạy, khai man công trình không được nộp hồ sơ 3 năm liên tiếp.

Nên rà soát lại hồ sơ của tất cả các thành viên Hội đồng giáo sư các cấp

Có lẽ vì vậy mà vài năm trở lại đây tranh cãi liên quan đến bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế của các ứng viên GS,PGS vẫn chưa có hồi kết. Làm thế nào để giải quyết được bài toán này ở Việt Nam, thưa ông?

- Mỗi người có quan điểm riêng, có cách nhìn riêng, có giải pháp riêng.

Như tôi đã đề cập, việc bình duyệt bài báo, công trình khoa học, xét và công nhận các chức danh chuyên môn là việc của giới chữ nghĩa, của giới khoa học giảng dạy bậc đại học; là chuyện nghề nghiệp, chuyện chuyên môn của giới học thuật, nhà nước nên giao lại cho giới khoa học.

Ở đa số các nước phát triển, đó là công việc nội bộ của CSGD ĐH, không phải việc của nhà nước. Với điều kiện cụ thể của nước ta, để tránh láo nháo, tùy tiện, Nhà nước có thể ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn khung tối thiểu, như kiểu điểm sàn, còn xét duyệt thế nào, điểm chuẩn ra sao là việc của các trường hoặc các khối trường (như khối Y Dược, Khối Công nghệ, Khối Nông lâm ngư, khối Toán học, Khối Lịch sử, Khối Văn học). Vấn đề nằm ở chỗ chất lượng các hội đồng, nên để cộng đồng khoa học và xã hội giám sát.

Việc xây dựng đội ngũ thày mang tính quyết định vì vậy phải rà soát lại hồ sơ của tất cả các thành viên HĐGS, từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở; công khai lý lịch khoa học trên mạng, những ai trong 5 năm liên tục không công bố quốc tế nên loại, những ai không giảng dạy bậc ĐH 5 năm liên tục cũng nên loại.

Cấm các ứng viên đăng bài trên các tạp chí "dỏm", các ứng viên khai man giờ dạy, khai man công trình không được nộp hồ sơ 3 năm liên tiếp.

Thanh tra chuyên ngành, có bộ phận t.iền kiểm phát hiện và xử lý nghiêm các hiện tượng mờ ám, hậu kiểm, công khai danh tính người thẩm định và chủ tịch hội đồng để lọt lưới các ứng viên "dỏm"; các trường hợp ứng viên còn có vấn đề chưa sáng tỏ, còn có những tồn nghi, để lại xem xét sau, không nhất thiết phải xét cùng đợt với các ứng viên đã đủ tiêu chuẩn và điều kiện.

Có ý kiến đề xuất không nên coi trọng công bố quốc tế trong xét GS, PGS, ông nghĩ sao?

- Không nên và không thể. Không thể cứ kéo dài tình trạng một mình một chợ mãi, phải hòa đồng, phải hội nhập.

Nền kinh tế đất nước đã chuyển mình theo kinh tế thị trường từ lâu rồi, lấy các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thị trường để soi vào nền kinh tế của chúng ta từ lâu rồi, chẳng lẽ KH&CN không chuyển mình theo, lại cứ muốn một mình một sân, một mình một chợ mà lại cứ muốn quay về với các lề thói cũ, các chuẩn mực cũ.

Muốn được đồng nghiệp quốc tế coi trọng, muốn mở mày mở mặt, đi đứng nói năng tự tin trên các diễn đàn quốc tế về KH&CN, về GD&ĐT thì phải dùng một cái thước đo chung, một đơn vị đo lường chung với "thiên hạ" để đo cao thấp nặng nhẹ to bé.

Không thể ra biển lớn với tư duy ao làng, tư duy nhất mẹ nhì con, tư duy "đặc thù" mãi. Càng duy trì lâu, càng cố níu kéo lối suy nghĩ không chịu lớn, không muốn lớn cũ kĩ và lỗi thời, chỉ càng làm cho chúng ta yếu đi, nhỏ bé đi, lạc lõng thêm.

Về mặt cá nhân, tôi coi trọng các phát minh, sáng kiến, các công nghệ và kĩ thuật phục vụ trực tiếp quốc kế dân sinh hơn là các công bố quốc tế nọ kia.

Một quốc gia không sở hữu một công nghệ nguồn nào, không có bài toán lõi nào, thì đất nước ấy chỉ có suốt đời đi làm thuê, đi làm gia công cho người khác trên chính quê hương mình.

Tôi cũng đề nghị phải xem xét thấu đáo thêm về các ngành khoa học đặc thù, các lĩnh vực được coi là thuộc bí mật quốc gia.

Ý kiến cuối cùng là cần có tiêu chí nghiêm túc và khả thi khi đ.ánh giá về "tính mới" của các công bố trong nước. Công bố nào cũng buộc phải có tính mới, không có tính mới thì nghiên cứu làm gì.

Không ít bài báo đọc mãi không tìm ra tính mới, chỉ là sự lặp lại, sự xào xáo, sự minh họa, sự tô vẽ thêm cho một cái đã có sẵn, nhưng cái tô vẽ này chưa đủ tầm để được coi là mới, chỉ tốn giấy tốn mực tốn t.iền bạc của xã hội, và tốn thời gian của người thẩm định, phải cố tìm cho ra cái mới.

Vậy ai là người có trách nhiệm cuối cùng để "lọt lưới" những ứng viên có bài báo quốc tế "dỏm"?

Ba thành viên Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp cơ sở, ba ủy viên hội đồng thẩm định hồ sơ ứng viên của hội đồng ngành/liên ngành, các vị chủ tịch của các hội đồng này.

Người chịu trách nhiệm cuối cùng là chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký và các ủy viên HĐGSNN, theo điều 14 và 15 của Quyết định 37, khi họ đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm trước Thủ tướng, trước xã hội, trước cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam.

Trân trọng cám ơn GS về cuộc trao đổi này!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xử Nữ cẩn thận chuyện t.iền nong, Sư Tử nhiều cơ hội kiếm ra t.iền ngày 16/6

Trắc nghiệm

11:12:36 16/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 16/6 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới

Netizen

11:03:33 16/06/2024
Gần đây, một video ghi lại livestream của chồng củaHằng Du Mụcđã thu hút sự chú ý. Theo đó, anh phàn nàn về việc vợ thường xuyên livestream cùng Quang Linh và thậm chí còn đề nghị ly hôn.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

Taylor Swift thông báo The Eras Tour sẽ kết thúc cuối năm nay

Nhạc quốc tế

11:00:51 16/06/2024
Một Taylor thời thượng, tỏa sáng trong 1989 với những bộ croptop lấp lánh đầy sắc màu. Hay một Taylor trưởng thành, bình yên với những bộ váy dài trong Folklore.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.

Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"

Sao việt

10:03:21 16/06/2024
Với cô dâu tháng 6 , chồng như một người bạn đời, âm thầm bên cạnh yêu thương và đồng hành cùng cô trong suốt thời gian qua và cả cuộc sống hôn nhân sau này.