Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
Nhiều người có thể giảm mức cholesterol chỉ bằng cách thay đổi những gì họ ăn. Ăn nho thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol.
Cholesterol là một loại chất béo mà cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào và hormone. Lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL) là hai loại cholesterol khác nhau.
HDL là loại cholesterol “tốt” và bạn nên tăng loại cholesterol này để có sức khỏe tối ưu. Ngược lại, LDL là loại cholesterol “xấu” và mức độ này thấp hơn có thể giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, đồ uống làm tăng mức HDL hoặc giảm LDL có thể hữu ích.
Khi mức cholesterol ở mức vượt quá ngưỡng, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim. Tuy nhiên, mức độ tối ưu có thể khác nhau giữa mọi người.
Ăn nho thường xuyên giúp giảm cholesterol (Ảnh minh họa: Gettyimages).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn một số loại trái cây, chẳng hạn như táo và nho, có thể thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh. Do những loại trái cây này chứa polyphenol, chất chống oxy hóa. Ăn những loại trái cây như vậy cũng làm giảm lượng đường trong máu và huyết áp.
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nutrients cũng cho thấy, nho không chỉ có tác dụng giảm viêm – một yếu tố góp phần gây ra bệnh tim – mà còn làm tăng sự đa dạng của hệ sinh vật đường ruột và giảm mức cholesterol trong máu.
Để tìm hiểu thêm về những lợi ích sức khỏe từ việc ăn nho, các nhà nghiên cứu đã khảo sát trên 19 người trưởng thành khỏe mạnh.
Những người này thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt ít chất xơ và polyphenol – hợp chất có trong trái cây, rau quả giúp giảm viêm và giúp điều hòa huyết áp – trong vòng một tháng. Sau đó, họ tiếp tục áp dụng cùng một chế độ ăn kiêng nhưng bổ sung thêm 46gr bột nho mỗi ngày, tương đương với 2 khẩu phần nho tươi.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu phân, máu và nước tiểu từ các tình nguyện viên trong cả hai giai đoạn của thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, sau một tháng ăn bột nho, sự đa dạng của lợi khuẩn trong đường ruột tất cả các tình nguyện viên đều tăng, đặc biệt có một loại liên quan đến việc điều chỉnh glucose và phân hủy acid béo.
Họ cũng giảm gần 8% mức cholesterol “xấu”, cũng như giảm 40% acid steroid. Với lượng cao, các acid này có thể dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tác giả nghiên cứu Tiến sỹ Jieping Yang, Đại học California (Mỹ), cho rằng, tác dụng này có thể là do nho là một nguồn giàu chất xơ và polyphenol, cả hai đều mang lại lợi ích cho đường ruột và hệ tim mạch.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại khoa Da liễu Birmingham, Trường Đại học Alabama (Mỹ) cũng chứng minh rằng, ở người trưởng thành khỏe mạnh, nho có thể giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương do bức xạ tia cực tím của mặt trời.
Triệu chứng bạn bị mỡ máu cao
Theo Healthline, nếu mức cholesterol LDL của bạn quá cao hoặc mức cholesterol HDL quá thấp, chất béo sẽ tích tụ trong mạch máu. Những cặn lắng này sẽ gây khó khăn cho việc lưu thông máu qua động mạch của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn đề khắp cơ thể, đặc biệt ở tim và não.
Cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong hầu hết các trường hợp, nó chỉ gây ra các tình trạng y tế khẩn cấp như một cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Các tình trạng này thường không xảy ra cho đến khi cholesterol cao dẫn đến sự hình thành mảng bám trong động mạch. Mảng bám có thể thu hẹp động mạch nên ít máu có thể đi qua. Sự hình thành mảng bám làm thay đổi cấu trúc của lớp lót động mạch của bạn. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết liệu cholesterol của bạn có quá cao hay không.
Loại quả ăn đều đặn mỗi ngày giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa đột quỵ
Hàm lượng cholesterol (mỡ máu) cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, tăng cường ăn táo có thể giúp giảm chỉ số này.
Theo thời gian, cholesterol có thể tích tụ gây tắc nghẽn mạch máu. Vì lý do này, cholesterol cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ và đau tim.
Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cholesterol cao bao gồm chế độ ăn uống. Cụ thể, hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol. Trong khi đó, một số thực phẩm có thể làm giảm chỉ số này.
Táo là loại quả được bán quanh năm. Ảnh: AI
Tác dụng của táo
Theo GloucestershireLive, nhà dinh dưỡng người Anh Eli Brecher giải thích: "Táo là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C cùng với đồng, vitamin K và vitamin E". Một quả táo cỡ trung bình (200g) cung cấp 104 calo, 28g carb, 5g chất xơ, vitamin C (10% nhu cầu hằng ngày), đồng (6%), kali (5%), vitamin K (4%).
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu, uống nước táo - không chứa pectin - không có tác dụng giảm cholesterol tương tự như ăn cả quả.
Quan điểm trên đã được chứng minh trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2020. Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Anh và Italy cho thấy ăn 2 quả táo mỗi ngày có thể giảm đáng kể mức cholesterol.
Phân tích dựa trên dữ liệu của 40 tình nguyện viên. Những người tham gia có mạch máu khỏe mạnh hơn sau khi ăn táo hằng ngày, tương tự như tác dụng được thấy ở các thực phẩm khác chứa hợp chất tự nhiên polyphenol như rượu vang đỏ và trà.
Táo chứa procyanidin có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có thể làm giảm lipid mật độ thấp (LDL hoặc cholesterol "xấu"), chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, duy trì hoạt động của não.
Ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả táo, đều có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh: AI
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo Times of India, trung bình mỗi người có thể ăn 1-2 quả táo mỗi ngày. Nếu ăn nhiều hơn thế, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khó chịu.
Chất xơ trong táo cải thiện sức khỏe tiêu hóa của chúng ta nhưng quá nhiều chất xơ có thể gây phản tác dụng, dẫn đến đầy hơi và táo bón. Mọi người cần từ 20 đến 40g chất xơ mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Dù một quả táo chỉ chứa 5g chất xơ nhưng bạn cũng hấp thụ nguồn chất này từ nhiều loại thực phẩm khác.
Ăn táo nhiều hơn ngưỡng cho phép cũng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến vì loại quả này giàu carbohydrate. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, quá nhiều đường ngay cả ở dạng trái cây cũng có thể làm trầm trọng thêm độ nhạy insulin và cản trở hoạt động của thuốc.
Táo đứng đầu danh sách các rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất. Diphenylamine là loại thuốc trừ sâu thường được tìm thấy trong táo.
Theo Pharm Easy, hạt táo chứa một lượng nhỏ xyanua, vì vậy hãy loại bỏ hạt táo để tránh bị ngộ độc.
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột Những phát hiện mới này mở ra cơ hội khám phá thêm về tiềm năng của cà phê trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu mới đây cho thấy thói quen uống cà phê có thể thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều...