Giảm cân nhưng vòng eo và bụng lại tăng size thấy rõ, chị em đừng chủ quan với căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi từ 40, 50, nếu vòng eo của họ đột nhiên to ra, bụng phình lên, thỉnh thoảng có những cơn đau bất chợt, rất có thể khối u trong buồng trứng đang phát triển.
Theo trang EDH (chuyên trang sức khỏe chính thống ở Đài Loan), kích thước buồng trứng thông thường chỉ bằng một quả óc chó, xung quanh nó gồm các mạch máu và mạch bạch huyết. Khi xuất hiện bệnh, các mạch máu và mạch bạch huyết đang kết nối với nhau bị tắc nghẽn, khiến chúng tích tụ xung quanh buồng trứng, hình thành lên các cục u nhỏ.
Theo thời gian, các khối u nhỏ trên buồng trứng phát triển nhanh chóng và vòng eo cũng tăng theo. Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều lần so với việc tăng cân thông thường. Đôi khi người bệnh cảm thấy hơi trướng bụng, lúc này các khối u nhỏ đang mở rộng trên buồng trứng nên ép sang các cơ quan khác.
Do buồng trứng nằm sâu trong khoang bụng, rất khó phát hiện khối u. Khi vòng eo tăng lên và tình trạng trướng bụng xuất hiện, khối u trên buồng trứng đã phát triển đến một mức độ nhất định. Do đó, việc kiểm tra kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe buồng trứng.
Bác sĩ Dương Bảo Quân, trưởng khoa Sản tại bệnh viện Tiantan Bắc Kinh, Trung Quốc đã chia sẻ về một bệnh nhân của mình, được trích trong bài viết “ Buồng trứng là gốc rễ của phụ nữ” của cô.
Bác sĩ Dương cho biết: ” Buồng trứng là gốc rễ của phụ nữ”.
“ Wang là bạn và là bệnh nhân của tôi, cô ấy thường không dám ăn nhiều và luôn bị ám ảnh bởi cân nặng. Tuy nhiên sau nửa tháng, cân nặng của cô ấy giảm 1kg nhưng vòng eo lại tăng thêm vài cm. Cô cảm thấy rất tuyệt vọng và tìm đến gặp tôi với hy vọng có thể biết được một vài phương pháp giảm cân hiệu quả.
Trước đây, cô ấy có thân hình rất đẹp, da trắng nhưng bây giờ khi tôi gặp lại thì thấy cô ấy xanh xao, thiếu sức sống. Lúc này tôi nghi ngờ buồng trứng của cô ấy có vấn đề nên đề nghị làm xét nghiệm phụ khoa tổng quát. Trong quá trình kiểm tra, tôi phát hiện có một khối u ác tính có kích thước bằng một quả trứng ở bụng dưới bên trái buồng trứng. Không nghi ngờ gì nữa, chính xác là cô ấy đang mắc ung thư buồng trứng“.
Bác sĩ Dương cho biết trường hợp của cô Wang không phải là hiếm. Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện sau khi thấy bụng to bất thường và cơn đau xuất hiện nhiều.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh như thế nào?
Video đang HOT
Với sự gia tăng ô nhiễm môi trường xã hội và tác động của các bức xạ khác nhau, ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư trong xã hội hiện đại và ung thư cơ quan sinh sản. Ở phụ nữ phổ biến nhất là ung thư tử cung và buồng trứng. Tại bệnh viện Tiantan Bắc Kinh, mỗi năm tiếp nhận không ít bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Đối tượng phổ biến nhất là phụ nữ độ tuổi 30 và 40 nhưng những người ở độ tuổi 20 lại tương đối ít.
Đối tượng bị ung thư buồng trứng phổ biến nhất là phụ nữ độ tuổi 30 và 40, những người ở độ tuổi 20 tương đối ít.
Ung thư buồng trứng có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh phụ khoa khác nhau. Thông thường, khi bệnh nhân nhận thức được và đến bệnh viện kiểm tra thì đã bước vào giai đoạn tiến triển của ung thư.
Các chuyên gia cho rằng có 2 nguyên nhân chính gây ra ung thư buồng trứng:
- Yếu tố môi trường bên ngoài, bao gồm ô nhiễm môi trường, phóng xạ, chất gây ung thư có trong thực phẩm.
- Yếu tố bên trong cơ thể như rối loạn nội tiết, giảm chức năng miễn dịch, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh.
Chúng ta không thể thay đổi các yếu tố môi trường bên ngoài nhưng nếu điều chỉnh chế độ ăn uống, cải thiện chức năng nội tiết thì có thể giúp phòng ngừa và ngăn chặn được ung thư buồng trứng.
Nhắc lại về trường hợp của cô Wang, sau khi được chẩn đoán là giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng, cô không tin vào điều đó và bắt đầu thay đổi lối sống hiện tại. Cô mua sách về chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, thực đơn thay đổi mỗi ngày để phù hợp với nhu cầu bản thân. Nhưng điều quan trọng nhất là cô luôn có thái độ sống rất lạc quan và tích cực. Cô luôn nghĩ rằng mình sẽ vượt qua được, có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là lý do mà cô vẫn luôn tràn đầy năng lượng, không giống như bất kỳ người bệnh ung thư nào.
Bác sĩ Dương Bảo Quân cho biết: “ Có nhiều loại thực phẩm có thể phòng tránh ung thư buồng trứng, trong đó ngô là ứng cử viên số 1. Thành phần của ngô rất toàn diện, vitamin D là chất dinh dưỡng tốt nhất để giảm căng thẳng. Ngoài ra, nó còn giàu chất xơ, giúp làm sạch đường ruột hiệu quả. Chất cellulose có thể thúc đẩy sự bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, làm giảm sự tích tụ các độc tố gây hại, dẫn tới giảm nguy cơ ung thư“.
Phan Hằng
3 dấu hiệu trong "ngày đèn đỏ" cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung đang ngầm phát triển, mọi phụ nữ đều nên biết để phòng tránh
Những dấu hiệu ban đầu luôn là chìa khóa làm tăng cơ hội sống sót khi cơ thể mắc bệnh, nhất là ung thư cổ tử cung - một loại ung thư phổ biến ở nữ giới nhưng lại rất hay bị bỏ qua.
Tử cung là một trong những cơ quan quan trọng nhất đối với phụ nữ, bởi nó đóng vai trò phản ánh sức khỏe của chính bản thân mỗi cô gái. Theo thống kê, mỗi năm toàn cầu có đến 600.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung và hơn một nửa số đó đã tử vong. Con số này chứng tỏ rằng, đây là căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ tuyệt đối không được xem thường.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm chỉ có phụ nữ mới mắc phải, vậy nên cần phải cảnh giác cao độ nếu có bất kỳ dấu hiệu kỳ lạ nào.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa lớn thứ hai ở phụ nữ Trung Quốc. Mỗi năm có 135.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và 53.000 người trong số họ qua đời. Vậy nên nhiều chuyên gia trong ngành đã khuyên rằng, nếu bạn có 3 dấu hiệu này trong kỳ kinh nguyệt thì hãy lập tức đi xét nghiệm HPV - một phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung:
1. Đau bụng dai dẳng
Không một phụ nữ nào là không cảm thấy đau đớn và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt cả. Thế nên họ luôn nghĩ, việc đau bụng hay đau nhức lúc này là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tiền thân của ung thư cổ tử cung mà chị em rất hay bỏ qua.
Theo đó, lúc cơ thể mắc ung thư cổ tử cung, các tế bào ung thư sẽ chèn ép dây thần kinh chậu. Từ đó làm tác động đến vị trí của các mạch máu lớn, khiến phụ nữ luôn cảm thấy đau bụng và đau nhức dai dẳng liên tục. Nếu khỏe mạnh thì cơn đau này sẽ chấm dứt ngay sau "mùa dâu", ngược lại nếu bạn đau bụng liên tục kèm theo đau chân nữa thì đừng bất cẩn, hãy đi khám ngay để chẩn đoán kịp thời.
2. Dịch tiết bất thường trong kỳ kinh nguyệt
Dịch tiết không đều là một dấu hiệu khá rõ nét của bệnh ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như có máu và mùi tanh.
Do cấu trúc đặc biệt của cơ thể phụ nữ, nhiều chị em thỉnh thoảng gặp phải tình trạng "tiểu không tự chủ" trong kỳ kinh nguyệt. Nói cách khác, chúng ta đang đề cập đến sự tiết dịch bất thường do ung thư cổ tử cung. Khi cơ thể bắt đầu có mầm mống bệnh, dịch tiết do ung thư cổ tử cung sẽ chảy ra liên tục, đến mức ướt cả đồ lót.
Bên cạnh đó, các loại dịch tiết này thường có mùi tanh rất khó chịu, đôi lúc còn có mùi và lẫn cả máu hay mủ. Tốt nhất thì chị em vẫn nên chủ động đi khám phụ khoa để xác định rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Trên thực tế luôn có nhiều phụ nữ mắc chứng kinh nguyệt không đều, đó là điều bình thường. Thế nhưng, chu kỳ kinh nguyệt không đều lại là một vấn đề khác. Có lúc bạn lại "rớt dâu" buổi sáng, nhưng cũng có hôm lại vào buổi tối.
Ngoài ra, nếu vừa có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà thời gian có kinh cũng kéo dài (hơn 1 tuần), bạn cần thật sự chú ý đến khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Lúc này, cần đi kiểm tra HPV càng sớm càng tốt để vừa chẩn đoán bệnh, lại vừa hiểu rõ tình trạng thể chất của mình là thế nào.
Ngoài việc đi khám sớm để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời, chị em cũng cần phải chủ động ngăn ngừa bệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học hay chăm sóc vùng kín cẩn thận hơn. Thêm vào đó, hãy tiến hành ngay 3 cách này để việc chống ung thư cổ tử cung được hiệu quả hơn:
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV: Phụ nữ hãy cố gắng tiêm vắc-xin HPV càng sớm càng tốt. Đây hiện là loại vắc-xin duy nhất có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tính đến thời điểm hiện tại.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đây là việc mà ai cũng nên làm đều đặn chứ không riêng gì phụ nữ, đặc biệt là những người đã và đang có gia đình. Một khi đã phát hiện dấu hiệu bất thường, bệnh sẽ được chữa khỏi kịp thời.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài việc bổ sung protein và vitamin hàng ngày, bạn cũng phải chú ý tập thể dục để có thể duy trì sức khỏe tốt.
Minh Võ
Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua Đau nhức vùng sọ mặt ban đầu chỉ đau âm ỉ trên mặt, cơn đau thưa, nhưng có thể tiến triển gây những cơn đau kéo dài, đau dữ dội, mệt mỏi kéo dài, giảm chất lượng sống nghiêm trọng... đặc biệt ở nữ giới - PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào chia sẻ. Hội chứng đau nhức sọ mặt Có nhiều người tự...