Giải thoát khối u khổng lồ xương hàm dưới cho cô gái 24 tuổi
“Từ nay, em không còn phải dùng khăn che kín mặt nữa” – đó là lơi reo vui của cô gái 24 tuổi sau khi được cắt bỏ khối u khổng lồ vùng xương hàm.
Nhiều năm nay, T. – cô gái 24 tuổi phải phụ thuộc vào chiếc khăn để che kín cả gương mặt, che đi khối u to gần bằng đầu của cô. Mong ước của cô đó là khối u sẽ được loại bỏ, cô sẽ không phải phụ thuộc vào chiếc khăn kia.
T. chia sẻ: “Khi 19 tuổi, khối u bắt đầu xuất hiện với kích thước nhỏ như hạt gạo, dần dần nó to hơn nhưng tôi chưa đi khám lần nào cả. Khối u khiến tôi ăn uống khó khăn, ăn cơm nghẹn nên chỉ ăn cháo. Tôi cũng không thể nằm nghiêng vì khối u đè nặng, đánh răng cũng khó khăn. Vì khối u như vậy nên tôi không tự tin và phải mua một cái khăn để bịt kín từ trên xuống dưới hàm che khối u này. Mỗi khi đi ra ngoài, mọi người nhìn vào nên tôi rất e ngại, mong ước của tôi là khối u được loại bỏ, không phụ thuộc vào chiếc khăn này nữa”.
Các bác sĩ khám và đánh giá tình trạng của bệnh nhân T.
Nhưng dù tình trạng bệnh như vậy, T. cũng chưa đi khám bệnh để đươc điều trị. Tới năm 2021, T. mới đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) để được chữa bệnh.
T. nhập viện trong tình trạng sức khỏe yếu, khối u vùng xương hàm lớn, gây biến dạng xương hàm dưới và mặt; há miệng hạn chế. Khối u đầy phồng xương hàm dưới vùng ngác tiền đình, các răng xô lệch, không lung lay. Khối u lớn, phát triển nhanh khiến T. đau nhức, mệt mỏi, khó thở.
Trước và sau khi phẫu thuật
Video đang HOT
Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công khối u men khổng lồ xương hàm dưới cho T. PGS.TS. Vũ Ngọc Lâm – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: “Do khối u phát triển quá lớn, to gần bằng đầu của bệnh nhân.
Hơn nữa thể trạng của bệnh nhân rất yếu, nên có rất nhiều khó khăn được đặt ra. Hệ thống mạch máu tại khối u và vùng lân cận rất nhiều…, vì thế, khi chúng tôi cắt khối u sẽ gây ra máu. Sau khi cắt khối u, việc tạo hình lại phần xương bị khuyết cũng là một thách thức rất lớn.
Ở Bệnh viện TWQĐ 108, chúng tôi sử dụng xương ở cẳng chân – gọi là xương mác để thay thế phần xương hàm dưới bị mất đoạn, là việc làm thường xuyên và hiệu quả.
Tuy nhiên, với cháu T, xương ở chân T rất nhỏ, nên việc lấy xương cũng là một khó khăn. Ngoài ra, khối u lớn, tổn thương mạch máu chưa thể lường hết được. Khi muốn sử dụng vạt vi phẫu nối mạch máu thì chúng tôi phải xác định được việc sử dụng mạch máu như thế nào cho nó phù hợp…
Các bác sĩ của Bệnh viện TWQĐ 108 gồm nhiều chuyên ngành đã hội chẩn, đánh giá tình trạng của bệnh nhân T. Trước phẫu thuật, bệnh nhân được nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt để đủ điều kiện tiến hành cuộc mổ. Khi đủ điều kiện về sức khỏe, các bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
Ca mổ diễn ra gần 6 tiếng đồng hồ với 2 kíp: kíp thứ nhất phẫu thuật tổn thương, xử lý mạch máu do PGS.TS. Vũ Ngọc Lâm là phẫu thuật viên chính. Kíp thứ hai tạo hình vạt xương mác do phẫu thuật viên chính TS. Nguyễn Quang Đức thực hiện.
Sau phẫu thuật, sức khoẻ của bệnh nhân ổn định, hồi phục tốt.
PGS.TS. Vũ Ngọc Lâm cho biết thêm: “Khi kiểm soát được tình trạng ra máu, chúng tôi đã cắt bỏ khối u. Lượng máu bù khá nhiều so với một phẫu thuật thông thường, khoảng 3 lít máu. Tuy nhiên, cắt một khối u như vậy cũng là giới hạn khá tốt, cho phép tiếp tục phẫu thuật tạo hình phần khuyết xương. Bệnh nhân T. được phẫu thuật một thì: cắt bỏ khối u và tạo hình phần khuyết xương “.
Sau mổ, sức khỏe của bệnh nhân đang dần hồi phục, T. cho biết: “Em thấy sức khỏe bình thường, ổn hơn, ăn được nhiều hơn và thấy nhẹ nhõm hơn, không còn nặng nề như trước”.
Cô gái 14 tuổi phải cắt cụt 2 chân vì ung thư xương, bác sĩ cảnh báo đây là căn bệnh nhiều người trẻ mắc phải trong độ tuổi dậy thì
Xiaoxi (14 tuổi, Trung Quốc) liên tục nói với bố mẹ mình bị đau chân, nhưng họ cho rằng đó là ảnh hưởng của thời kỳ dậy thì nên không quan tâm. Đến khi phát hiện bệnh, họ khóc hối hận không kịp khi biết con gái mình có thể sẽ phải cắt cụt chi.
" Mẹ ơi, chân con đau đến mức cả đêm không ngủ được " là câu nói mà Xiaoxi thường xuyên kêu than trong suốt 2 tháng liền với bố mẹ. Nhưng do quá bận rộn và cho rằng Xiaoxi đang trong thời gian dậy thì, xương khớp phát triển nhanh, cơ thể chưa thích ứng kịp nên bố mẹ cô cũng không coi đó là vấn đề nghiêm trọng.
Gần đây, tình trạng mất ngủ do đau nhức của Xiaoxi trở nên ngày càng tồi tệ hơn, bố mẹ mới đưa cô đi kiểm tra thì tá hỏa phát hiện khớp gối của cô có dấu hiệu lồi hẳn ra ngoài, tức tốc đưa Xiaoxi đến bệnh viện gần nhất.
Ảnh minh họa.
Cô được chụp CT, cộng hưởng từ và nhiều hội chẩn y khoa khác. Cuối cùng, kết quả chẩn đoán khiến cả gia đình Xiaoxi chết lặng, bố mẹ vô cùng hối hận vì đã không quan tâm đến tình trạng của cô sớm hơn.
Xiaoxi mắc bệnh ung thư xương, nhưng do phát hiện và điều trị quá muộn nên khối u đã "gặm nhấm" gần như toàn bộ xương chân, cô có thể phải cắt cụt chi mới giữ lại được tính mạng.
Hiện tại, Xiaoxi vẫn đang tích cực điều trị tại Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc), nhưng chắc chắn sau này cô sẽ không thể sống một cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Bố mẹ Xiaoxi cũng sẽ mãi sống trong dằn vặt, đau đớn, tự trách bản thân vì đã không quan tâm và đưa con đi chữa trị sớm hơn.
Nhiều người trẻ mắc ung thư xương trong độ tuổi dậy thì!
Bác sĩ Cai Qiqing, Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc) cho biết u xương (hay ung thư xương) là 1 khối u ác tính. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 4-5 nghìn người mắc mới, thường gặp nhất ở thanh thiếu niên, độ tuổi dưới 20.
U xương có mức độ ác tính cao, khởi phát nhanh, chủ yếu tập trung ở các xương dài (xương tứ chi), trên lâm sàng ít gặp các trường hợp ở xương chậu, cột sống, xương hàm hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bác sĩ Cai Qiqing cũng bày tỏ quan ngại rằng do có nhiều triệu chứng khá tương đồng nên rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bố mẹ trẻ tuổi thường lầm tưởng những biểu hiện sớm của bệnh ung thư xương ở chi dưới là cơn đau do phát triển thể chất (trong tuổi dậy thì) hoặc đau do trẻ vận động quá sức. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý 3 biểu hiện sớm của bệnh này như sau:
- Thường bị đau quanh phần khớp gối hoặc mặt trước của bắp chân. Chỗ đau này không bị sưng đỏ, bầm tím, các khớp có thể cử động bình thường nhưng cơn đau sẽ tăng lên vào ban đêm, sau khi vận động, đau có thể đột nhiên biến mất và xuất hiện lại sau 1 thời gian ngắn.
- Các tĩnh mạch bị căng phồng, có thể xuất hiện các cục u hoặc hạch bạch huyết với nhiều kích thước khác nhau, to lên từng ngày.
- Dùng tay chạm vào thì cảm thấy chỗ đau có nhiệt độ cao hơn hẳn các mô xung quanh. Bệnh tiến triển không chỉ khiến đau nhức đến mức ngồi yên cũng đau mà còn kèm theo triệu chứng sốt vào ban đêm.
Việc điều trị u xương chủ yếu bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trước năm 1970, tỷ lệ tử vong do ung thư xương cao tới 90%. Nhưng ngày nay y học hiện đại đã nâng tỷ lệ sống thêm 5 năm của người mắc bệnh này lên tới hơn 70%.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của u xương phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện bệnh. Vì vậy, hãy luôn có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể thao và đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân, người thân trong gia đình khỏi căn bệnh khủng khiếp này.
Sưng môi trên, người đàn ông được phát hiện u xương hàm Đi khám do sưng, đau vùng môi trên, bệnh nhân bất ngờ được chẩn đoán u nang xương hàm trên. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân là nam, 51 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ, đến khám ngày 15/4 do sưng đau môi trên. Sau khi thăm khám, chụp panorama răng toàn cảnh, CT...