Giá trị của hạt sen với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
Hạt sen không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng mà còn là một ‘kho báu’ dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe.
Giá trị của hạt sen với sức khỏe thể hiện từ việc tăng cường năng lượng cho đến việc hỗ trợ giấc ngủ, hạt sen còn giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên bạn cần lưu ý sử dụng hạt sen đúng cách để mang lại hiệu quả cao.
Hạt sen mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe và sắc đẹp
1. Giá trị của hạt sen với sức khỏe
Hạt sen là nguồn protein thực vật dồi dào:
Giá trị của hạt sen với sức khỏe thể hiện ở chỗ, protein thực vật trong hạt sen giúp xây dựng và phục hồi cơ bắp, đặc biệt quan trọng đối với những người theo chế độ ăn chay hoặc ăn kiêng. Protein thực vật không chỉ giúp tái tạo cơ bắp, mà còn có vai trò trong việc sản xuất các enzyme và hormone, đóng góp vào quá trình chuyển hóa và tăng cường miễn dịch.
Hạt sen chứa nhiều chất xơ:
Chất xơ có trong hạt sen giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan trong hạt sen giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Hạt sen giúp cung cấp năng lượng:
Hạt sen chứa lượng carbohydrate đáng kể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày mà không gây tăng cân. Carbohydrate trong hạt sen được chuyển hóa thành glucose – nguồn năng lượng chính cho não và cơ bắp.
Hạt sen giàu vitamin và khoáng chất:
Hạt sen là nguồn vitamin B, potassium, magnesium và phosphorus phong phú. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh, đồng thời duy trì sức khỏe của xương và răng.
Video đang HOT
Hạt sen hỗ trợ sức khỏe tim mạch:
Nhờ có chứa axit linoleic và các chất chống oxy hóa, hạt sen giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ hạt sen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hạt sen giúp cải thiện giấc ngủ:
Hạt sen chứa alcaloid tự nhiên có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn gặp vấn đề với việc ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, việc bổ sung hạt sen vào chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích.
Hạt sen tốt cho sức khỏe phụ nữ:
Hạt sen có chứa phytoestrogens tự nhiên, giúp cân bằng hormone và có lợi cho sức khỏe phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, từ tuổi dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh. Các phytoestrogens giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hormone như bốc hỏa và giảm mật độ xương.
Hạt sen có đặc tính kháng viêm
Nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen (đông y gọi là liên nhục) có khả năng giúp kháng viêm nhờ có chứa hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên bằng cách làm giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm.
Hạt sen giúp đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa
Hạt sen có chứa một loại enzyme tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp. Bên cạnh đó, lại có tác dụng thanh nhiệt nên sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt hiệu quả. Enzyme L-isoaspartyl methyltransferase còn có nhiều tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho da và cả bên trong cơ thể.
2. Những lưu ý khi sử dụng hạt sen
Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Vì vậy, nên chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng.
Nếu bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón thì nên hạn chế sử dụng hạt sen.
Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim. Vì vậy, những người bị bệnh tim nên chú ý chỉ nên dùng hạt sen bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Việc ăn quá nhiều hạt sen có thể gặp một số vấn đề với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm như: gây táo bón, đầy bụng, khó tiêu bởi hạt sen chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Không nên ăn quá 2g hạt sen một ngày, không dùng liên tục hạt sen trong vòng 1 tuần. Sau khi sử dụng vài ngày, tạm nghỉ để cơ thể có thời gian hấp thụ sau đó tiếp tục sử dụng tiếp.
Lợi ích đạm thực vật đối với cơ thể, ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ?
Đạm thực vật (protein thực vật) được nhiều người quan tâm hiện nay bởi chế độ ăn lành mạnh đang được chú trọng.
Đạm thực vật có lợi ích gì đối với cơ thể ?
Ngoài đạm động vật (hải sản, thịt, trứng), đạm thực vật cũng rất giàu dinh dưỡng nhưng ít người để ý đến. Đạm thực vật có hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol nên được xem là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch.
Hiện các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thịt sẽ không có lợi cho sức khỏe. Nên cần chuyển đổi từ chế độ ăn uống thông thường sang chế độ ăn giàu dinh dưỡng từ rau quả.
Cơ thể chúng ta cần đạm (protein) để tái tạo và phát triển cơ bắp - các hệ cơ quan, giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và nhiều chức năng khác. Chính vì vai trò quan trọng của đạm mà bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn có thành phần đạm hợp lý.
Thông thường tính theo năng lượng, tỷ lệ phân bố của thức ăn có đường chiếm 50%, chất béo chiểm 30% và đạm chiếm 20%. Nếu tính theo đơn vị thực tế, trung bình ở nam trưởng thành cần 56 gram đạm, và phụ nữ cần 43 gram đạm mỗi ngày.
Mọi người đều cho rằng đạm có từ thịt, trứng, sữa... là nguồn cung cấp đạm. Tuy vậy, có những sản phẩm thực vật cũng có thể cung cấp lượng đạm phong phú. Ưu điểm của đạm có nguồn gốc thực vật là ít gây vấn đề bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu; ngoài ra chi phí đạm từ thực vật rẻ và dễ kiếm hơn nhiều so với đạm từ động vật. Các ghi nhận cho thấy đạm thực vật có tác dụng tốt cho sức khỏe trong đó có thể kể đến như:
Tốt cho hệ thống tim mạch
Theo nguyên tắc chung, thực phẩm có nguồn gốc động vật về cơ bản cung cấp cho cơ thể tiền chất axit, trong khi thực vật cung cấp tiền chất kiềm. Điều này có nghĩa là các nguồn protein thực vật có lợi cho cơ thể vì chúng giúp tăng cường sự cân bằng axit-bazơ. Tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm có tính axit (đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc động vật) có thể gây hại, thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Ăn quá nhiều thịt sẽ tiêu thụ protein động vật sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Đạm động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa, trong khi đạm thực vật chứa các chất béo không bão hòa. Những chất này có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý về tuần hoàn và tim mạch.
Ưu điểm của đạm có nguồn gốc thực vật là ít gây vấn đề bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu
Tốt cho thận và túi mật
Ăn nhiều rau xanh, quả chín tiêu thụ một lượng lớn Protein thực vật khi đó các cơ quan trong cơ thể xử lý dễ dàng hơn so với ăn nhiều thịt chứa lượng đạm động vật. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đạm thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến túi mật và giảm tỷ lệ suy thận, tiểu đường type 2, ung thư. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng quan tâm đến việc tích hợp đạm thực vật vào chế độ ăn uống để cải thiện bệnh.
Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ không?
Có người cho rằng người ăn chay sẽ sống lâu hơn người thường xuyên ăn thịt, điều này liệu có đúng không?
Trên thực tế không có chế độ ăn kiêng nào có thể hứa hẹn ngăn chặn quá trình lão hóa tuyệt đối, nhưng các thay đổi về lối sống đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tật và khỏe mạnh kéo dài tuổi thọ hơn.
Khi nói đến chế độ ăn chay, sự thay đổi có tích cực hay hiệu quả ở mức độ nào còn phụ thuộc vào loại thực phẩm mà người đó sử dụng trong chế độ ăn cá nhân.
Thực hiện chế độ ăn chay là không sử dụng bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ động vật, bao gồm thịt, cá và trứng. Giữa nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật đối với sức khỏe và dinh dưỡng của con người, nhiều quan điểm cho rằng những người ăn chay thường sống lâu hơn người ăn thịt.
Các nhà nghiên cứu đến từ California, Mỹ đã công bố những người ăn chay có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người ăn thịt 12% và rủi ro bị các căn bệnh tim mạch, thiếu máu thấp hơn nhiều.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ăn chay sống lâu hơn, tập luyện nhiều hơn, ít uống rượu bia và hút thuốc hơn so với những người ăn thịt. Những người biết kết hợp tập thể dục thường xuyên với một chế độ ăn nhiều loại rau quả, các loại hạt, cá và dầu ôliu, duy trì trọng lượng hợp lý và không hút thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và có tỷ lệ tử vong thấp hơn 80%.
Chất xơ trong chế độ ăn chay có khả năng kéo dài sự sống, không chỉ riêng hoa quả và rau mà các loại chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt cũng có khả năng làm giảm các yếu tố gây hại cho sức khỏe.
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện những người tuân thủ vừa phải chế độ ăn chay lành mạnh giúp tăng 41% cơ hội sống thọ và giảm 53% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Đặc biệt, những người tuân thủ nghiêm ngặt nhất chế độ ăn chay lành mạnh đã tăng đến 53% khả năng sống thọ và giảm 110% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Giải thích về chế độ ăn chay lành mạnh các nhà khoa học cho rằng các thực phẩm thực vật giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, protein từ thực vật như đậu phụ và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu dừa. Loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn, chất béo không lành mạnh và thực phẩm chiên rán.
Vì vậy, theo thực đơn hàng ngày chúng ta nên giảm bớt thịt và thực phẩm chế biến sẵn. Gia đình nên thay đổi tỷ lệ món nguồn gốc thực vật và động vật, có thể thêm một đĩa salad, một bát trái cây tươi hàng ngày, giảm dần các sản phẩm không tốt cho sức khỏe, tăng đạm từ các loại hạt, nấm , rau xanh, quả chín thay cho thịt đỏ, gan động vật.
7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu phụ có thể khiến nhiều người ngỡ ngàng Được làm từ đậu nành, đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein, ít calo, không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Đậu phụ được làm thông qua quá trình sữa đậu nành được đông tụ với muối canxi hoặc magiê và sau đó ép thành khối. Dưới đây là 7 lợi ích sức...