Giá thành bộ sách giáo khoa cho học sinh khiếm thính lên tới hơn 170 triệu đồng bởi lý do này
Việc chuyển đổi các nội dung trong bộ sách giáo khoa theo chương trình mới sang ngôn ngữ cho người khiếm thị phải thực hiện thủ công nên tốn rất nhiều công sức, trí tuệ.
Điều đó khiến giá thành của bộ sách giáo khoa chữ nổi lên tới hơn 170 triệu đồng. Với trách nhiệm và lòng yêu nghề, các thầy cô trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đã không quản ngày đêm để có bộ sách cho học trò ngay khi vào năm học mới.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ về quá trình chuyển đổi sách giáo khoa chữ nổi dành cho học sinh khiếm thính.
Chỉ ít ngày sau khi bộ sách giáo khoa mới dành cho học sinh lớp một được cung ứng, bằng những nỗ lực quên mình các giáo viên trường hòa nhập Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chuyển đổi được phần sách giáo khoa (SGK) chữ nổi phục vụ cho việc học của các em khiếm thính đến tuần 18 (hết học kỳ I).
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên đổi mới SGK dành cho học sinh lớp một nhưng vẫn chưa có bộ sách chữ nổi dành riêng cho học sinh khiếm thính. Vì vậy, việc kịp thời có sách giáo khoa chữ nổi, giúp việc nghe giảng của học sinh khiếm thính bắt kịp so với các bạn bình thường, quá trình giảng dạy của giáo viên không bị ngắt đoạn là yêu cầu hàng đầu với các thầy cô trong trường.
Trước tình cảnh đó, để các học sinh khiếm thính có thể theo kịp chương trình học như các học sinh bình thường khác, các giáo viên Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu đã chủ động chuyển đổi SGK chương trình mới sang SGK chữ nổi Braille dành cho học sinh khiếm thính.
Tính từ khi nhận được bộ SGK mới (đầu tháng 8/2020), bằng những nỗ lực quên mình các giáo viên đã chuyển đổi nội dung đến tuần thứ 18 của năm học, kịp thời có SGK chữ nổi dành cho học sinh khiếm thính của trường ngay sau khi khai giảng năm học mới (5/9/2020).
Video đang HOT
Được biết để chuyển đổi một bộ sách giáo khoa chữ nổi, một trường chuyên biệt với đầy đủ trang thiết bị, cùng với đội ngũ có chuyên môn trong ngành xuất bản trung bình phải mất 6 tháng.
Còn đội ngũ chuyển đổi sách giáo khoa tại trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ có 11 người, trong đó có 2 cán bộ quản lý và 9 giáo viên, cộng với thời gian gấp rút. Bởi vậy, để các em khiếm thính có sách giáo khoa chữ nổi kịp thời, “Các thầy cô hầu như tuần nào cũng làm việc, có những khi đến 23h, thậm chí có lúc đến 2-3h sáng ngày hôm sau”, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, cho biết.
Bộ sách mà nhà trường lựa chọn chuyển đổi là Bộ sách Cánh diều. Một trang sách ở bộ này, thông thường giáo viên phải chuyển sang 4-5 trang sách nổi, nhất là ở môn Tiếng Việt, Toán. Tập một môn Tiếng Việt sau chuyển đổi sẽ thành 3 quyển, còn tập một môn Toán sau khi chuyển đổi sẽ thành 6 quyển.
Quá trình chuyển đổi từ SGK bình thường sang SGK chữ nổi phải qua các công đoạn: chuyển kênh chữ, kênh hình, dàn trang chữ nổi, bố cục từng quyển và in ấn.
Về việc chuyển kênh chữ, có thể chuyển bằng phần mềm để chuyển chữ thường trong bản text sang chữ nổi, nhưng vì không soát được lỗi chính do 2 font của hai dạng chữ khác nhau – dẫn đến hiện tượng gẫy dòng, mất chữ. Các thầy cô trường Nguyễn Đình Chiểu phải làm theo cách thủ công là gõ trực tiếp bằng chữ nổi. Cách này có độ chính xác cao, không bị lỗi chính tả nhưng rất mất thời gian.
Còn về kênh hình, việc chuyển đổi phức tạp hơn, nhất là khi chuyển đổi kênh hình của môn Tiếng Việt. Ví như cái ghế có thể chuyển sang kênh hình nhưng dòng sông thì không chuyển được. Vì vậy, có những hình ảnh không thể chuyển đổi được và giáo viên trong quá trình dạy phải dùng lời để “minh họa”.
Với nhiều khâu phức tạp, cộng giá giấy in (gần 3.000 đồng/tờ) nên chi phí trung bình để làm một quyển sách chữ nổi lên tới 3 triệu đồng, tới 174 triệu đồng cho cả một bộ gồm 6 đầu sách (chưa tính tiền chế bản). Tất cả kinh phí đều do nhà trường tự chi, không có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, về phía phụ huynh theo quy định không phải đóng.
Được biết, trường Nguyễn Đình Chiểu là một trong số ít trường ở nước ta có các trang thiết bị máy móc để phục vụ việc làm sách chữ nổi. Các phương tiện này chủ yếu do một tổ chức nước ngoài tài trợ trong suốt gần 20 năm, với tổng giá trị khoảng 2,5 tỷ đồng.
Nhưng tới đây, tổ chức này sẽ rút toàn bộ ra khỏi Việt Nam để hỗ trợ cho các quốc gia ở châu Phi phát triển giáo dục. “Điều này dẫn đến, trường không còn nguồn hỗ trợ để chuyển đổi sách chữ nổi nữa, trong khi vào những năm sau Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu phải đổi mới sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, lớp 3, lớp 7, lớp 10…”, bà Trần Thị Phương Lan bày tỏ sự lo lắng.
Bộ Y tế: Học sinh đến lớp ngồi so le cách nhau 1,5 m
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Xuân Tuyên đã ký văn bản hướng dẫn về việc triển khai phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Ngày 21/4, văn bản số 2234 của Bộ Y tế thực hiện ý kiến kết luận tại cuộc họp ngày 20/4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, được gửi tới Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Học sinh được bố trí ngồi theo hình chữ Z để đảm bảo khoảng cách. Ảnh: Sở GD&ĐT Cà Mau.
Văn bản này được xây dựng dựa trên hướng dẫn dẫn của Bộ Y tế theo công văn số 914 về tăng cường công tác phòng chống dịch trong trường học, ký túc xá; công văn 1244 về xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học; công văn 476 về danh mục những việc cần làm phòng chống dịch.
Bộ Y tế nêu văn bản của Bộ GD&ĐT bổ sung việc yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đi học trở về nhà và trong thời gian ở trường.
Nhà trường đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5 m. Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le... cho phù hợp. Cách ngồi này đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong hoạt động chung của học sinh, giáo viên.
UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm trong việc cụ thể hóa các nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Những điều kiện này phù hợp điều kiện. Địa phương tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục.
Trước đó, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin các địa phương được phân loại theo mức độ nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là trường học phải an toàn mới cho học sinh trở lại lớp.
Những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD&ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Trước khi đến trường, các em cần được đo nhiệt độ, đảm bảo cơ thể bình thường, không sốt. Trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
Học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế, có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
Nhà trường không tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, tập thể, chào cờ diễn ra trong lớp học.
Đảm bảo giãn cách xã hội, học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi 1,5 m và phải tách lớp học. Nếu lớp học quá đông, nhà trường tách làm đôi hoặc hơn nữa, đảm bảo phòng học không quá 20 em.
Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương để cụ thể hóa văn bản số 550. Trong điều kiện cụ thể có dịch, Bộ GD&ĐT sẽ thêm một số yêu cầu.
Quyên Quyên
Bộ Y tế khuyến cáo 6 việc cần làm khi trẻ đi học bị sốt, ho, khó thở Khi trẻ đến trường, Bộ Y tế lưu ý các trường không sử dụng điều hòa, vệ sinh khử khuẩn định kỳ, khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nhà trường cần đưa các em đến khu cách ly riêng. Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở; Bộ Y tế khuyến...