Gia tăng số ca bệnh tim mạch do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư. Tại Việt Nam số ca mắc bệnh tim mạch đang gia tăng và độ tuổi mắc bệnh này cũng đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân được xác định do thói quen sinh hoạt, ăn uống.
Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, đến 2017 có khoảng 25% dân số Việt Nam có nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch và các tai biến tim mạch càng ngày được phát hiện ở người lứa tuổi 25-40.
Những lý do phổ biến gồm lạm dụng rượu bia; hút thuốc (cả chủ động lẫn thụ động); ít vận động; thừa cân, có tiền sử mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp; stress, thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, bị áp lực về tâm lý.
Theo PGS-TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, số ca bệnh tim mạch đang gia tăng trung bình mỗi năm khoảng từ 10%-20% và ngày càng trẻ hóa.
10 năm trước, mỗi năm Viện Tim mạch Quốc gia làm thủ thuật tim mạch can thiệp cho khoảng 5.000 bệnh nhân. Trong năm 2018, Viện can thiệp tim mạch cho hơn 12.300 ca. Số lượng bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật tim mạch can thiệp ngày càng tăng với tốc độ tăng trung bình 15% mỗi năm.
Bên cạnh đó, nếu như trước đây, bệnh mạch vành, động mạch não, bệnh động mạch ngoại biên… thường gặp ở người cao tuổi thì bây giờ các bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Viện Tim mạch Quốc gia đã từng tiếp nhận những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ở lứa tuổi 30, thậm chí là 20. Nhiều bệnh nhân trẻ cũng mắc các bệnh tim mạch và không ít người đã tử vong do nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân do lối mọi người ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu, mỡ; cùng đó là tình trạng lười vận động, uống rượu, hút thuốc lá, căng thẳng… Đối tượng có nguy cơ thường gặp nhất là những người thừa cân, béo phì, vòng bụng lớn, có rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đặc biệt là ở bệnh nhân hút thuốc lá.
Video đang HOT
Vì vậy, mọi người hoàn toàn chủ động phòng ngừa được các bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa nếu chúng ta biết và chủ động thực hành chế độ luyện tập, sinh hoạt, ăn uống khỏe mạnh, dùng thuốc đều đặn (khi có chỉ định).
GS-TS. Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, những sản phẩm bảo vệ sức khỏe không thay thế được thuốc chữa bệnh nhưng sẽ giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết để chống lại xơ vữa mạch vành (ảnh V.H)
PGS-TS. Trần Đình Ngạn, nguyên Phó giám đốc BV Quân y 103 cho biết, hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh nền (như bệnh tim mạch) rất đáng ngại, đặc biệt tuổi mắc bệnh càng ngày càng trẻ hóa.
Việc kết hợp điều trị bằng 2 nền y học Tây y và Đông y vừa giúp bệnh mau khỏi, trị được gốc bệnh, vừa giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, người bệnh không phải chịu tác dụng phụ của thuốc là hướng điều trị mới mà người bệnh nên phát huy.
Nhằm hạn chế các ca bệnh về tim mạch thì mọi người nên sử dụng các sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. GS-TS. Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, những sản phẩm bảo vệ sức khỏe bản thân nó không thay thế được thuốc chữa bệnh nhưng sẽ giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết để chống lại xơ vữa mạch vành.
Vì vậy người bệnh tim mạch khi sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nên lựa chọn đúng sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống cục máu đông, chống gốc tự do, loại bỏ các chất thải có hại gây viêm và tổn thương thành mạch, đồng thời cung cấp đủ năng lượng cho tim hoạt động.
Hơn 50% người bị tăng huyết áp không biết mình bị mắc bệnh
Tăng huyết áp là căn bệnh giết người thầm lặng, song tại Việt Nam có đến 51,6% người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị tăng huyết áp.
Thống kê của ngành Y tế cho biết hiện có hơn 50% người bị tăng huyết áp không biết bản thân mắc bệnh; 38,9% người bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị và có đến 63,7% người tăng huyết áp được điều trị nhưng không đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 140/90 mmHg)
Tại Việt Nam, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc tăng huyết áp. Ảnh: DN
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc tăng huyết áp.
Đáng lưu ý, khoảng 3 năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó gần 50% tử vong.
Tỷ lệ nam giới bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới và độ tuổi bị đột quỵ ở nước ta đang ngày càng trẻ hóa. Nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25 lên tới 17-22%, tức là trung bình cứ 5 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đối mặt nguy cơ đột quỵ.
Không chỉ gây ra đột quỵ, tăng huyết áp còn gây suy thận, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch... Tại nước ta, chỉ tính riêng nhồi máu cơ tim đã có từ 104.000-150.000 người chết mỗi năm.
Tuy nhiên, hiện có 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Để phòng chống tăng huyết áp, các chuyên gia y tế cho rằng, biện pháp duy nhất để biết có bị tăng huyết áp hay không là phải đo huyết áp để biết được chính xác con số huyết áp của bản thân, luôn nhớ đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình để phòng ngừa tăng huyết áp và những bệnh lý kèm theo.
Bên cạnh đó, khi các bác sỹ chẩn đoán bị tăng huyết áp, người bệnh phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý mua thuốc điều trị.
Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo một số biện pháp giảm huyết áp tự nhiên như thực hiện chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi, ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.
Đặc biệt, những người bị tăng huyết áp nên ăn nhiều cá, giảm các loại thịt đỏ, nội tạng động vật vì các thực phẩm này có hàm lượng mỡ bão hòa cao, là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa động mạch.
Để nâng cao sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thường xuyên tập thể dục, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Hạn chế uống rượu, bia và ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Với người tăng huyết áp, đi bộ nhanh rất có lợi cho việc giảm mỡ máu, giảm tăng huyết áp.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Cần đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày để tránh tăng cân? Đi bộ là một trong những điều dễ làm nhất mà chúng ta có thể thực hiện mỗi ngày để ngăn tăng cân. Với những người ít vận động, việc đi bộ thêm dù bao nhiêu bước cũng tác động tích cực đến sức khỏe. Đi bộ là một trong những điều dễ làm nhất mà chúng ta có thể thực hiện mỗi...