Gạo lứt mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Gạo là thực phẩm chủ yếu ở nhiều nước trên thế giới. Có nhiêu loại gạo nhưng không phải tất cả đều có dinh dưỡng như nhau.
ShutterStock
Một số loại mất chất dinh dưỡng thông qua nhiều quy trình mà chúng trải qua trước khi có mặt trên quầy kệ. May mắn là vẫn còn một số giống như gạo lứt duy trì phần lớn các thành phần có lợi, theo Natural News.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lớp ngoài chất xơ được gọi là cám, lớp giữa có tinh bột và mầm giàu chất dinh dưỡng được tìm thấy ở lõi của hạt. Không giống như gạo trắng, gạo lứt vẫn còn hầu hết hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng.
Một chén gạo lứt có thể cung cấp cho bạn hầu hết các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Nó chứa vitamin B, vitamin E và K, và các khoáng chất như mangan, kali, canxi, phốt pho, selen, sắt, kẽm, magiê.
Hơn nữa, nó cũng chứa lượng chất xơ, a xít béo thiết yếu và protein có lợi. Mặt khác, nó có hàm lượng thấp các thành phần có hại như cholesterol và các chất béo khác.
Các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Gạo lứt chứa một nguyên tố gọi là selen rất tốt cho tim. Hơn nữa, loại gạo này rất giàu chất xơ ngăn chặn sự hình thành các mảng bám, có thể chặn các động mạch và ngăn chặn lưu lượng máu. Tác dụng này của gạo lứt làm giảm đáng kể khả năng bị huyết áp cao và các bệnh mạch máu khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, mỗi hạt gạo lứt có tác dụng chống angiotensin II, có liên quan đến sự phát triển của tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Không giống như gạo trắng, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, nên sẽ không gây ra sự tăng vọt của insulin và lượng đường huyết. Ngoài ra, nó chứa tất cả các vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt
Chất xơ trong gạo lứt giúp tăng cường sự di chuyển của thức ăn và chất thải qua đường tiêu hóa để không bị táo bón và viêm đại tràng.
Ngăn chặn sự hình thành cục máu đông
Sự hình thành không cần thiết của cục máu đông trong tĩnh mạch có thể nguy hiểm vì nó ngăn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau dữ dội, tê liệt, đau tim hoặc đột quỵ. May mắn là chất xơ có trong gạo lứt có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông không cần thiết.
Giảm nguy cơ ung thư
Gạo lứt rất giàu chất xơ có thể liên kết với các độc tố gây ung thư để ngăn chặn chúng liên kết với các bức tường của ruột kết. Nó cũng tạo điều kiện cho việc loại bỏ các độc tố này khỏi cơ thể và làm chết tế bào ung thư.
Ngoài ra, gạo lứt chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic như tricin, a xít ferulic và a xít caffeic ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào ung thư.
Giảm chứng mất ngủ
Gạo lứt chứa nhiều hoóc môn melatonin ngủ cho cơ thể. Do đó, người bệnh thư giãn hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn khi ăn gạo lứt.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Những người ăn gạo lứt có hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh gamma-aminobutyric cao hơn, có thể tăng cường giải phóng glutamate và độ nhạy của thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA) rất quan trọng đối với việc học và trí nhớ.
Theo thanhnien
Gạo lứt tốt cho bệnh xương khớp
Gạo lứt (gạo lức) - loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám bên ngoài. Hạt gạo dài, thon, có màu đỏ sậm và nhạt, khác với loại gạo trắng mà ta nấu ăn hàng ngày. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt gồm: Chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin, như: B1, B2, B3, B6; các axit: Pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng: Canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri...
Gạo lứt rang vàng, đun nước uống hàng ngày- là một trong số những bài thuốc quí, rất tốt cho những người bị các bệnh về xương khớp, như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đệm, xương bị gãy lâu bình phục...
Cách rang gạo lứt và đun nước uống:
Rang gạo:
Trước khi rang gạo lức, chúng ta không nên vo gạo (hoặc để gạo bị dính nước), vì như vậy khi dùng có thể làm cho nhiệt độ trong người bị nóng hơn bình thường. Bắc chảo lên bếp, để nóng rồi đổ gạo vào, rắc thêm vài hạt muối ăn (muối hạt to), cho lửa nhỏ, dùng đũa khuấy đều, không nên để yên một chỗ hạt gạo sẽ bị cháy hoặc nở bung ra như hạt bỏng.
Cứ rang như vậy cho đến khi hạt gạo có màu nâu đậm hoặc vàng rộm, có mùi thơm phức là được. Mỗi lần rang khoảng 1kg gạo, sau đó cho vào lọ thủy tinh, hoặc lọ nhựa, đậy kín nắp để dùng dần.
Đun nước:
Cho gạo lứt đã rang vào nồi (nấu theo tỷ lệ, cứ một muỗng canh gạo với một lít nước, không nên nấu quá đặc). Khi gạo sôi, để 15 phút rồi tắt bếp, sau đó ít phút phải chắt nước ra bình, hoặc tô thủy tinh để hạt gạo đã đun không hút hết nước.
Nước gạo lứt rang không nên để lâu trong nồi quá một ngày, như vậy sẽ làm nước bị đục và có mùi thiu, nếu uống trong ngày không hết, cho vào chai để trong tủ lạnh.
Khi uống tùy theo sở thích của mỗi người, thích uống nóng thì mang hâm lại. Bã của gạo lứt khi đã gạn hết nước, bà con không nên bỏ đi, dùng ăn như cháo, giúp cho tiêu hóa tốt và làm nhẹ bụng (đối với những người thích ăn ngọt, có thể cho thêm một ít đường).
Hàng ngày ta thường dùng nước trắng (nước lọc), giờ thay bằng nước của gạo lứt, kiên trì dùng, sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh; nhất là đối với những người bị gãy xương sẽ mau liền.
Hoa Hạ sưu tầm
Theo Dân sinh
Lợi ích sức khỏe của trà nghệ Củ nghệ đã được công nhận về giá trị dược phẩm hàng ngàn năm nay trong y học phương Đông. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học đã thiết lập vị thế của nó trong y học phương Tây hiện đại, theo Naturalnews. Shutterstock Bí quyết đối với lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nghệ là một hợp chất...