Gam màu sáng trong “bức tranh” phòng trị bệnh ung thư
Trong 2 ngày (24-25/10), tại TP Cần Thơ, Hội Ung thư Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, Hội Ung thư Cần Thơ và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Ung bướu Cần Thơ lần thứ X.
Đây được xem như điểm hẹn để các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm phòng chống ung thư.
Nhận diện nguyên nhân và phòng ngừa đơn giản
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Quốc tế nghiên cứu Ung thư (IARC), năm 2018, bệnh ung thư trên toàn cầu tăng hơn 18 triệu ca mới, khoảng 9,5 triệu ca đã tử vong. Các loại ung thư thường gặp là ung thư phổi (11,6%), vú (11,6%), đại – trực tràng (10,2%), tuyến tiền liệt (7,1%)…
Riêng Việt Nam có hơn 164.000 ca ung thư mới, trong đó hơn 114.000 người tử vong và trên 300.000 người sống chung với ung thư.
Quang cảnh hội thảo
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư là do khói thuốc lá, các nguy cơ trong nếp đời sông và dinh dưỡng (ăn không lành, tăng trọng và béo phì, thiếu vận động thân thể). Đồng thời, còn do mắc phải một số bệnh nhiễm (virút HBV, HCV, HPV, vi khuẩn H-pylori).
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có trên 100 loại ung thư khác nhau, nhưng 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được và 1/3 số ca có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. “Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà và lan tràn của các tế bào không bình thường. Các tế bào ung thư phát sinh từ các hư hại của phân tử DNA. Theo thời gian, các dòng đột biến lại hình thành các dòng ác hơn, nhiều đột biến làm ung thư mạnh lên, nhưng nay người ta vẫn có thể dò đúng chỗ hư hại của gen”, GS Hùng chia sẻ.
Để phòng ngừa ung thư, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thực hiện song song hai bước cơ bản. Bước một là giảm thiểu xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát sự phơi nhiễm yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này như: tránh xa khói thuốc lá, uống ít bia rượu, ăn lành uống sạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và phòng tránh bệnh nhiễm. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Như vậy, lúc điều trị sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hoặc đưa đến việc loại bỏ được những tổn thương tiền ung.
Video đang HOT
GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được
Nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư
Hiện nay, nhiều người cho rằng dính bệnh ung thư chỉ có con đường chết, không sớm thì muộn. Tuy nhiên, thực tế ung thư nếu biết sớm có thể trị khỏi. Nhiều phương pháp điều trị như: phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp điều chỉnh các xáo trộn gen, liệu pháp miễn dịch… Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tầm soát và điều trị phù hợp.
Chẳng hạn, ung thư phổi – thường gặp và tỷ lệ tử vong cao, cũng đã có phương pháp điều trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân. “Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi ít biến chứng, ít gây đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn, sống thêm 5 năm tương đương với phẩu thuật mở”, PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh nói.
PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh cho rằng, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm
Hay với trường hợp ung thư thanh môn khi phát hiện sớm có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2. ThS Phạm Duy Hoàng, Phó Trưởng khoa Khoa Ngoại 3, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết, cùng với xạ trị và phẫu thuật mở bảo tồn thanh quản thì phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 là một lựa chọn hữu hiệu đề điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm.
Phương pháp này đang phổ biến không chỉ trong nước mà cả trên thế giới vì có nhiều ưu điểm như thời gian mổ ngắn, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn. “12 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 từ tháng 6/2017 – 12/2018 tại bệnh viện có diện cắt sau mổ là âm tính và chưa phát hiện trường hợp nào tái phát”, ThS Hoàng chia sẻ.
Có thể thấy, những tiến bộ của y học hiện đại đang giúp đội ngũ y, bác sĩ của nhiều bệnh viện trên cả nước sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân ung thư.
Hải Âu
Theo baophapluat
Những cách nghĩ sai lầm về ung thư
Những quan niệm sai lầm về ung thư có thể gây ra những lo lắng không cần thiết cho sức khỏe của bạn. Thông tin sai có thể làm bệnh nhân phản ứng sai lệch, hoặc phản ứng thái quá ảnh hưởng đến việc chấp nhận điều trị bệnh.
Qua nghiên cứu nhiều tài liệu và kinh nghiệm điều trị ung thư hơn 20 năm, dưới đây là một số quan niệm sai lầm về ung thư phổ biến:
Ăn đường làm ung thư phát triển nhanh hơn
Sự thật, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư hấp thụ nhiều đường hơn các tế bào bình thường. Nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn đường hoặc thực phẩm ngọt sẽ làm trầm trọng thêm bệnh ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường có thể khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Những người béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về sự an toàn của chất ngọt nhân tạo và đưa ra kết luận: tất cả các chất ngọt nhân tạo trừ cyclamate đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FAD phê duyệt để lưu hành trên thị trường.
Ung thư không được đụng dao, kéo
Quan điểm nếu "đụng dao kéo" sẽ làm bướu phát triển nhanh hơn không phải hoàn toàn sai. Vấn đề này có thể giải thích bằng 2 hướng. Giải thích dễ hiểu cho cộng đồng là ung thư như một ổ kiến trên cành cây, muốn lấy và tiêu diệt ổ kiến an toàn không bị "cắn", chúng ta phải đốn nguyên cành cây có chứa ổ kiến để tiêu diệt chúng. Không nên chọc vào tổ sẽ khiến kiến túa ra khắp nơi.
Ung thư cũng vậy, nếu cắt ngang, hay cắt lằn giới không an toàn, tế bào ung thư sẽ bùng phát dữ dội, từ giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh sẽ lây lan nhanh đến giai đoạn cuối. Còn giải thích theo chuyên môn, nguyên nhân là khi phẫu thuật nếu không lấy được toàn bộ bướu sẽ kích thích phản ứng viêm, làm tăng sinh mạch máu và thúc đẩy các tế bào ung thư ở trạng thái "ngủ yên" chuyển sang trạng thái hoạt động, tăng sinh.
Chính vì vậy điều trị ung thư phải là bác sĩ chuyên ngành, phải có cái nhìn về ung thư (nhìn đâu cũng thấy tế bào ung thư), như vậy mới hạn chế thấp nhất tái phát và di căn của ung thư. Tuy nhiên, ngày nay phẫu trị vẫn được xem là một trong những phương pháp điều trị cơ bản và khoa học nhất trong điều trị ung thư. Thậm chí trong một số loại ung thư, phẫu trị còn được xem là phương pháp điều trị khỏi "duy nhất", thí dụ trong bệnh lý melanôm hoặc sarcôm sau phúc mạc.
Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện phẫu thuật đúng chỉ định, đúng loại bướu, đúng giai đoạn và phải được thực hiện bởi các phẫu thuật viên chuyên khoa ung bướu, để bảo đảm lấy được toàn bộ bướu với diện cắt an toàn và tránh rơi vãi mô bướu trong lúc phẫu thuật. Phẫu thuật chia làm 2 loại, là phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng và phẫu thuật triệt căn.
Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm, cắt bỏ khối u và nạo vét hạch. Phẫu thuật giảm nhẹ thường diễn ra khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn. Khi đó, người bệnh không còn khả năng phẫu thuật triệt căn, mục đích chính là giảm chèn ép và tránh sùi loét nhiễm trùng. Do đó, phẫu thuật lúc này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm đau đớn hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh.
Sợ bệnh và không điều trị
Bệnh nhân và người thân rất sợ hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Nhiều người nghĩ rằng, phẫu thuật hoặc sinh thiết khối u sẽ khiến ung thư lan rộng. Sự thật là mặc dù có thể, nhưng khả năng xảy ra điều này là cực kỳ thấp. Bác sĩ phẫu thuật phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt và thực hiện các bước để ngăn chặn điều này xảy ra trong khi sinh thiết. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là bác sĩ phẫu thuật phải được đào tạo chuyên biệt để mổ bệnh nhân ung thư.
Nhiều người thường nghe từ bạn bè, người thân khi hóa trị liệu sẽ nguy hiểm, bởi đây là một chất độc cực mạnh. Do đó, nhiều bệnh nhân ung thư có thể chữa nhưng được từ chối điều trị vì sợ điều này.
Nếu không điều trị, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết vì ung thư. Còn nếu dùng hóa trị liệu, sẽ có cơ hội sống tùy thuộc vào loại ung thư người bệnh mắc phải. Thí dụ, nếu bị ung thư hạch Hodgkin hoặc ung thư tinh hoàn, nguy cơ tử vong do hóa trị chỉ khoảng 0,1%, xác suất chữa khỏi hơn 90%.
Trong quá trình điều trị, khoảng 60% bệnh nhân không có tác dụng phụ, 30% có tác dụng phụ nhẹ và dưới 10% có tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ xác định và điều trị các tác dụng phụ này. Ngay cả đối với bệnh nhân hóa trị ung thư không thể chữa, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau và kéo dài thời gian sống thêm vài tháng đến vài năm.
Ung thư đã trở thành căn bệnh mãn tính, bệnh nhân trung bình mắc ung thư đại tràng di căn tiến triển có thể sống tới 3 năm, ung thư thận 3 năm, ung thư phổi 1,5 năm, melanoma ác tính 3 năm. Hiện nay có nhiều loại thuốc hiệu quả để kiểm soát buồn nôn và nôn do hóa trị. Vì vậy, khi mắc bệnh hãy sớm điều trị để có cơ hội sống và ít nhất có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Không bồi dưỡng quá mức
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau đó chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, làm khối u teo dần. Nhiều người còn không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay. Sai lầm này khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, rút ngắn thời gian sống, đồng thời làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong.
Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua, tránh thực phẩm giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị. Nhờ vậy người bệnh nâng cao thể lực, đủ sức theo hết liệu trình điều trị và giảm tác dụng phụ không mong muốn.
BS. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM
Theo SGGP
650 chuyên gia dự Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân "chiến đấu" với bệnh ung thư, 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư. Một ca phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế. (Nguồn: TTXVN) Hơn 650 đại biểu, chuyên gia hàng đầu về ung bướu trong...