Dừa Bến Tre làm ra được những đặc sản gì?
4 món ăn sau được chế biến từ dừa mà bạn không thể không thưởng thức khi đến xứ dừa Bến Tre.
1. Cơm dừa
Món đầu tiên phải kể đến là món Cơm dừa một trong những món đặc sản ngon nổi tiếng nhất Bến Tre. Cơm dừa Bến Tre là món ăn có nhiều công đoạn chế biến công phu, và tốn khá nhiều thời gian.
Để có được món cơm dừa ngon, người ta phải chọn những trái dừa ngon như dừa xiêm, gạo là gạo thượng hạng, sau đó gạo được vo sạch bằng nước dừa, để ráo rồi cho vào trái dừa hâm cách thủy trong khoảng hai giờ đồng hồ. Trái dừa đóng vai trò như một chiếc nồi nấu cơm. Một điều quan trọng khi nấu cơm dừa là phải cho tỷ lệ gạo và nước dừa sao cho phù hợp để cơm không bị khô hay nhão.
Cơm trong trái dừa thấm dầu nên sẽ hơi ngả vàng khá đẹp mắt. Cơm dừa có vị ngọt và thơm thơm của trái dừa. Thưởng thức cơm trái dừa ngon đúng điệu ẩm thực Bến Tre là phải ăn cùng tôm rang và dùng ngay lúc cơm còn nóng mới ngon.
2. Kẹo dừa
Đặc sản khó quên khi tới Bến Tre. Ảnh andacsan.com
Video đang HOT
Một món khác không thể quên khi đến Bến Tre chính là kẹo dừa – món quà ngon, ngọt, ai nếm một lần cũng nhớ mãi. Nếu có dịp tới Bến Tre, bạn có thể vào các xưởng làm kẹo dừa để có thể trải nghiệm được hết cái hay của từng công đoạn chế biến ra một viên kẹo dừa.
Kẹo dừa Bến Tre dẻo, thơm lại nhiều vị. Ngày nay, ngoài vị dừa truyền thống còn có rất nhiều hương vị khác với dừa như dừa – socola, dừa – sầu riêng, dừa – đậu phộng. Đây là món quà bạn có thể lựa chọn để mua về làm quà cho người thân khi tới xứ dừa.
3. Củ hũ dừa
Gọi là món ăn “xa xỉ” của người dân tỉnh Bến Tre bởi muốn chế biến, người ta phải hi sinh cả một cây dừa non để lấy phần củ hũ hay chính là măng dừa. Củ hũ dừa được ví như “trái tim” của cây dừa với vị ngọt, giòn, mát đặc trưng. Không những thế, nó còn là loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
Củ hũ dừa món ăn thanh đạm của người dân xứ dừa. Ảnh: beptruong.edu.vn
Món gỏi củ hũ dừa được nhiều người yêu thích khi tới Bến Tre vì vị tươi thanh mát, dễ ăn mà không bị ngấy. Ngoài ra, củ hũ dừa còn được dùng để chế biến nhiều món như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa xào tôm, canh củ hũ dừa nấu thịt viên, hoặc đơn giản là ăn sống đều ngon.
4. Rượu dừa
Rượu dừa Bến Tre. Ảnh:monngonnambo.com
Rượu dừa là một đặc sản lạ của Bến Tre. Không giống như các loại rượu khác, rượu dừa có vị cay nồng, ngọt dịu, mùi thơm của men rượu kết hợp với mùi thơm của nước dừa tạo nên cảm giác dễ chịu, đã uống một chén là muốn uống thêm chén thứ hai, thứ ba.
Rượu dừa uống không say mà chỉ khiến ngây ngất, phảng phất dư vị của dừa. Những “vò” rượu mang hình trái dừa ngộ nghĩnh, đựng trong túi lưới nhỏ ngày nay còn là món quà nhiều người chọn mua làm quà biếu khi đến Bến Tre.
Dừa sáp Cầu Kè: Đặc sản đậm chất Trà Vinh
Dừa sáp cầu Kè hầu như không có hoặc có rất ít nước vì cơm dừa và sáp dừa choán hết phần ruột bên trong.
Dừa sáp là đặc sản chỉ có ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Loại dừa này hầu như không có hoặc có rất ít nước vì cơm dừa và sáp dừa choán hết phần ruột bên trong. Cơm dừa giống như dừa bình thường, ở sát phần sọ dừa. Phần sáp dừa chính là cơm dừa dày ra, thành lớp dừa non ở trong cùng mềm dẻo và sền sệt, cái tên "dừa sáp" cũng bắt nguồn từ chính đặc điểm này.
Cách phân biệt dừa sáp với dừa thường?
Thực tế, phân biệt dừa sáp không dễ dàng, chỉ những người có kinh nghiệm trồng dừa lâu năm mới phân biệt được. Là một giống dừa riêng nhưng không phải tất cả quả của các cây dừa sáp đều đặc ruột, có khi trong một buồng hơn 10 quả thì chỉ có khoảng 2-3 quả dừa sáp đặc ruột.
Có một cách phân biệt dừa sáp với dừa thường là dùng tay lắc quả dừa sau khi thu hoạch, quả nào không lắc nước hoặc lắc nước mà tiếng kêu không trong trẻo thì có thể đó là dừa sáp. Một cách nữa là gõ gõ vào quả dừa, nếu là dừa sáp thì âm thanh sẽ đục hơn do đặc ruột.
Có 5 loại dừa sáp, được phân biệt dựa theo đặc điểm hình dạng và màu sắc. Đó là dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp tròn, dừa sáp vỏ vàng và dừa sáp vỏ xanh.
Cách thưởng thức?
Thực tế, có thể thưởng thức dừa sáp bằng cách bổ dừa ra và nạo lấy phần cơm dừa bên trong ăn liền, nhưng có lẽ thưởng thức bằng cách này chưa chắc đã khiến tất cả thực khách hài lòng.
Thưởng thức dừa sáp đúng chuẩn là nạo sáp dừa, rồi cho vào máy xay sinh tố với sữa, đường và đá bào làm thành cốc sinh tố dừa. Cốc sinh tố ngọt thanh, đượm mùi thơm đặc trưng của dừa sáp có thể làm dịu mát cả cơ thể. Uống hết rồi mà nghe mùi thơm của dừa vẫn còn dậy trong cuống họng, ngọt lành và mát lịm. Ngoài ra, dừa sáp còn được thưởng thức bằng cách trộn với đường, sữa dầm với đá và rắc một chút lạc rang (đậu phộng) lên, bảo đảm vị thơm, ngọt, ngậy khó mà ngấy được.
Giá cả?
Một cây dừa bình thường chỉ có vài quả lên sáp dày nên dừa sáp rất quý hiếm. Do đó, giá mỗi quả dừa sáp khá đắt, dao động trong khoảng từ 120.000 - 200.000 đồng.
Dừa sáp cầu Kè, đặc sản có một không hai của Trà Vinh rất được ưa chuộng, nhất là vào mỗi dịp Tết Nguyên đán bởi đây là món quà biếu Tết phổ biến.
Đuông dừa - thứ đặc sản không dành cho người nhát gan Đuông dừa là loại ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương thường sinh sống trong các ngọn cây dừa. Đây là thứ đặc sản nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Từ lâu, đuông dừa đã trở thành thứ đặc sản nổi tiếng được nhiều người săn đón. Giá đuông dừa cũng rất đắt...