Dù rất độc, nhiều người lại thích ngửi mùi xăng dầu và lời lý giải xác đáng của giới khoa học
Vì sao con người thích mùi xăng dầu dù biết chùng rất độc? Có cả lý do chủ quan và khách quan cho vấn đề này.
Theo Washington Post, có đến 43% con người trên thế giới thích ngửi mùi xăng dầu.
Chị em có công nhận rằng, trong nhóm bạn của chúng ta, kiểu gì cũng có vài ba người thích mùi xăng dầu. Nhiên liệu là “đồ ăn” của máy móc, rõ ràng nó không phù hợp và thậm chí rất độc hại nếu không may uống phải. Lý do cho việc thích mùi xăng dầu là gì? Có 3 lý do chính mà khoa học đã đưa ra:
1. Mùi xăng dầu khiến cơ thể rơi vào trạng thái “say” do nhiễm độc, tương tự như tác dụng của rượu cồn
Dầu mỏ hay xăng dầu nói chung, được tạo thành từ benzen và các hydrocarbon thường thấy trong các sản phẩm thường ngày như sơn, keo dán, dung dịch tẩy rửa… Nếu cố tình uống xăng dầu, nó sẽ tạo ra cảm giác say và ức chế hệ thần kinh dẫn đến cảm giác hưng phấn – tương tự như uống rượu nặng.
Tuy nhiên, không giống như rượu, say xăng dầu có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng nhận thức. Gây bải hoải cả thể chất lẫn tinh thần do thoái hóa chất trắng trong não bộ.
Chính vì vậy, dù có thích mùi xăng dầu, tuyệt đối không nên cố tình hít vào vì sẽ gây hại cho cơ thể.
2. Thích ngửi mùi xăng dầu? Có thể bạn đang mang thai hoặc bị thiếu sắt
Video đang HOT
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Huyết học Mỹ (American Society of Hematology) cho thấy: Khá nhiều bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt (IDA) sẽ xuất hiện sự thèm muốn với một số mùi vị nhất định như mùi xăng dầu, lốp cao su và các chất tẩy rửa.
Hơn nữa, sau khi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có tiến triển tốt, các chuyên gia nhận ra rằng họ không còn thèm muốn mùi xăng dầu nữa. Trong trường hợp IDA tái phát, người bệnh lại thèm muốn những mùi hương kể trên.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra tình trạng tương tự ở phụ nữ mang thai.
3. Thích ngửi mùi xăng dầu có thể đến từ những ký ức tuổi thơ
Trên thực tế, cách chúng ta phản ứng với các mùi hương khác nhau, thường phụ thuộc vào ký ức từ thời thơ ấu.
Ví dụ, nếu bạn thường xuyên bỏ học vào lúc trời mưa khi còn nhỏ – mùi ẩm ướt khi mưa xuống sẽ được liên kết với những kí ức dễ chịu khi được trốn học ở nhà. Trí nhớ tốt liên quan đến mùi hương đã trở thành một phần quan trọng trong cách lưu trữ thông tin của con người.
Còn với mùi xăng dầu? Nó thường gắn với kí ức của chúng ta khi cùng bố mẹ, ông bà vào trạm xăng trên đường đi du lịch. Trái lại, nhiều người lại sợ mùi xăng dầu vì họ bị say xe – nó khiến cơ thể chuẩn bị sẵn trạng thái dễ… nôn mửa. Tóm lại, thùy khứu giác của con người chịu trách nhiệm cảm nhận mùi, có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát cảm xúc.
Cuối cùng, dù thích hay không, tuyệt đối không nên chủ động ngửi mùi xăng dầu vì trong đó chủ yếu là benzen – chất độc có thể gây ra ung thư và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
Tham khảo W.O.B
Theo Helino
Toán học và cái đích của việc học Toán
Nếu nói triết học là "khoa học của các ngành khoa học" thì toán lại là "ông Vua" của các môn khoa học.
Nhưng sự quan trọng của "ông Vua" này đang bị các trường học hiểu sai: người ta nghĩ rằng cái đích của học toán chỉ là để giải các bài toán, sao cho ra được đáp số đúng.
Sai lầm nghiêm trọng này dẫn đến 2 hệ luỵ tai hại:
Hệ lụy thứ nhất: Vì chăm chăm giải toán nên trong 14 năm học (bao gồm 12 năm phổ thông và 2 năm đầu đại học), học sinh phải chịu một áp lực kinh khủng với môn toán. Áp lực này đến từ 2 loại bài: Các bài toán đố đáng ra rất dễ nếu được phép sử dụng công cụ, nhưng người ra đề lược bỏ nó đi nên trở nên rất khó và phức tạp; Hoặc chúng là một bài toán tích phân, vi phân hay đạo hàm cực kỳ phức tạp, mà các bạn sinh viên phải giải ra đáp số trong môn Giải tích 2 năm đầu đại học.
Trong cả 2 dạng bài này thì dạng 1 rất vô nghĩa vì khi các cháu lớn hơn 1 chút, chúng có thể sử dụng công cụ như đặt biến là "đặt phương trình" và tìm lời giải dễ như trở bàn tay; dạng thứ 2, các em sinh viên sẽ làm toán giải tích như một cái máy nhưng quên ngay khi lên năm thứ 3 và tệ hại nhất là chúng không hiểu phép tích phân, vi phân hay đạo hàm có mục đích để làm gì, có ứng dụng gì trong cuộc sống hay không?
Hệ lụy thứ hai: Vì quan niệm sai về cái đích của học toán nên người ta nghĩ rằng các ngành xã hội chẳng cần học toán và thi đại học vào các ngành này cũng chẳng cần thi toán.
Thực sự thì học toán không chỉ đơn thuần để giải toán (trừ các chuyên ngành sâu về toán học), mục đích chính của học toán là học cách tư duy logic... Mà đã là học cách tư duy logic thì ngành nào cũng cần cả.
Nhà văn cần có một tư duy mạch lạc để sắp xếp tuyến nhân vật, để xử lý thắt nút - mở nút câu chuyện một cách logic hay đơn giản khi ví von rất cần tư duy so sánh, bắc cầu của toán học.
Nhà Sử học, các Điều tra viên, Luật sư rất cần tư duy phân tích, tổng hợp, phản chứng, loại trừ từ toán học...
Các nhà thiết kế đồ họa sẽ chẳng có sản phẩm tốt nếu không nắm được tỷ lệ vàng, đến chuỗi Fibonacci trong toán học.
Nhìn lại lịch sử quân sự, Công tước Wellington (Anh) sử dụng nguyên tắc cơ bản của hình học, sắp xếp đội hình dàn hàng ngang chỉ có 3 lớp, để thắng Hoàng đế Napoleon xếp đội hình hàng cột (24 lớp) trong trận Waterloo (trên đất Vương quốc Bỉ). Bởi đơn giản, binh lính cao sàn sàn nhau thì chỉ có tối đa 3 lớp là cùng bắn được 1 lúc, khi đó 21 lớp quân Pháp bất lực vì không nhìn được đối phương.
Ngay đến các bác thợ gò hàn thùng, ống, các chị gấp hộp, may vá đều phải áp dụng các bất đẳng thức như Cauchy, Bunhiacovsky để tối ưu nguyên vật liệu...
Có một sự khác biệt rất rõ giữa đề bài toán tại tất cả các lứa tuổi ở nước ngoài và Việt Nam là: trong khi ở nước ngoài, bài toán thường được gài vào câu chuyện thực tế thì ở Việt Nam, đặc biệt là bài thi, chỉ là những con số vô hồn. Và thật trớ trêu những ứng dụng toán học gần gũi nhất để "cân voi" hay đo độ dày tờ giấy" chỉ có ở cậu học trò Việt có tên Lương Thế Vinh gần 600 năm trước.
Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441-1496) cân voi.
Còn học sinh, sinh viên thời nay dù giải toán tích phân rất nhanh nhưng không biết dùng nó để tính diện tích hình, thạo giải bất đẳng thức, nhưng chẳng thể tính toán tối ưu vật liệu nếu được giao việc.
Học toán với học trò Việt ngày nay chỉ là những con số khô khan mà hoàn toàn không có tính ứng dụng vào cuộc sống, thì tất nhiên trường chuyên lớp chọn chỉ đào tạo ra "thợ thi": thi đâu đỗ đấy. Còn để giúp xã hội, cộng đồng, để đủ kỹ năng nghiên cứu sang các lĩnh vực khác (dù rất cần và gần tư duy toán) họ buộc phải "ra khơi" từ rất sớm nếu không muốn "ở lại" để tiếp tục cho ra lò các bản sao của chính mình tại các trường hay các lò luyện thi...
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần một cuộc cách mạng, không phải cuộc cách mạng 4.0 đang là "hot trend" trong các bài phát biểu của quan chức, mà là cuộc cách mạng giáo dục từ trong chính nhận thức của mỗi chúng ta.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Trung Sĩ
Theo nguoiduatin
Uống nhiều sữa tươi có thể tạo nguy cơ... thiếu sắt Điều tưởng là trớ trêu như thế nhưng lại có căn nguyên khoa học. Bs. CK1. Vương Ngọc Thiên Thanh, giảng viên Bộ môn Nhi - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Khoa Sốt xuất huyết - BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Võ Anh Tuấn Với việc cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, sữa vẫn được xem là nguồn...