Dinh dưỡng nào cho người bị sỏi thận?
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu – sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để trá
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu – sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Việc người bệnh sỏi thận nên ăn gì sẽ được quyết định trên cơ sở các nguyên tắc dinh dưỡng sau
Nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi không hẳn là do canxi mà còn do rất nhiều yếu tố khác tạo thành. Nhiều người không ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi nhưng vẫn bị sỏi thận; ngược lại có những người ăn nhiều tôm, cua, sữa… nhưng không bị mắc bệnh.
Video đang HOT
Thực chất, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi có hàm lượng đúng quy định có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận vẫn nên đưa vào thực đơn sữa, sữa chua, phô mai – những thực phẩm giúp bổ sung canxi.
Uống nhiều nước:
Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày, sao cho lượng nước tiểu một ngày lớn hơn 2,5 lít. Đi tiểu nhiều sẽ khiến sỏi ít có khả năng tái phát. Bất kể bị sỏi thận loại nào cũng cần uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin A:
Đây là hai loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 có thể làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat, còn vitamin A giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi thận.
2. Người bị sỏi thận kiêng ăn gì?
Chất đạm: Theo các bác sĩ, giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Vì thế, người bị sỏi thận chỉ nên ăn hạn chế mỗi ngày khoảng 200g protein;
Muối: Một ngày người bệnh chỉ được ăn tối đa 3g muối. Nên ăn càng nhạt càng tốt. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp vì các loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối;
Đường, thức ăn nhiều dầu mỡ;
Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt, trà, cà phê, bia, rượu…;
Không nên tự ý bổ sung các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị bệnh sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý về dinh dưỡng đã nêu trong bài viết để trị dứt điểm bệnh, tránh để sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Đau sỏi thận khi mang thai có nguy hiểm?
Đau sỏi thận khi mang thai không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên xử lý cơn đau và dùng thuốc thế nào để không gây nguy hiểm không phải ai cũng biết.
Không chỉ đối với phụ nữ mang thai, mà đối với bất kỳ ai, những cơn đau sỏi thận đều gây khó chịu, nhất là khi cơn đau trở nên dữ dội. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn ở thận, khiến nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, khiến thận bị sưng.
Nhiều nguy cơ hơn với phụ nữ mang thai
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc tắc hay cản trở hoạt động bình thường của đường dẫn nước tiểu là sỏi thận. Đây là hiện tượng bệnh lý xuất hiện khi các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu. Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.
(Ảnh minh họa)
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong việc chuyển hóa khoáng chất và các chất hữu cơ dẫn đến khả năng hình thành sỏi. Ngoài ra, sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi cũng có thể làm thay đổi vị trí của tử cung, chèn ép sự lưu thông của nước tiểu khiến nước tiểu lắng đọng, dễ sinh sỏi thận và gây đau bụng.
Uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận ở phụ nữ có thai. Khi mang thai, nhu cầu nước của cơ thể tăng gấp đôi bình thường, việc uống ít nước khiến quá trình lọc của thận bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ lắng đọng sỏi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cơn đau sỏi thận ít dữ dội hơn, nhưng lại xảy ra với cường độ nhiều hơn và dai dẳng hơn
Điều trị
Trong hầu hết các trường hợp, thai phụ đều có thể sinh con bình thường mà không gặp vấn đề gì. Cũng có một số ít trường hợp sỏi thận gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, chị em cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, chú ý chế độ ăn uống hợp lý, uống thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi. Sỏi có thể theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Đối với những cơn đau dữ dội, bác sĩ sẽ rất cẩn thận trong việc lựa chọn thuốc. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) hiện là thuốc điều trị hiệu quả nhất đối với đau sỏi thận nhưng lại chống chỉ định trong thai kỳ. Vì thế, giải pháp duy nhất là làm dịu cơn đau bằng paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bởi một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, sử dụng paracetamol khi mang thai có thể làm tăng khả năng phát triển các vấn đề hành vi, bao gồm cả ADHD (tăng động giảm chú ý) ở trẻ sau này./.
Bổ sung canxi quá đà: Lợi ít hại nhiều Lo lắng con bị còi xương, nhìu bà mẹ trẻ tìm đủ các loại canxi để bổ sung cho con, ước mong con cao lớn như người mẫu. Coi chừng lại 'bổ ngửa' Do vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan Anh (ngụ Q.8, TPHCM) không được cao lắm nên từ khi mang thai và nuôi con nhỏ, chị luôn "ủ mưu" phải cải...