Dinh dưỡng cho những ngày nắng nóng
Mới đầu hè nhưng đã liên tiếp xuất hiện những ngày nắng nóng khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những ngày nắng nóng là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Uống đủ nước: Là điều cần thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, gây mất nước và các chất khoáng, do đó, cần luôn bổ sung đủ nước.
Ngoài nước đun sôi để nguội, nước khoáng, có thể uống nước ép hoa quả hay rau củ, nước chè xanh, nước vối, nước đỗ đen rang… nhằm bổ sung nước, giúp thanh nhiệt, giải độc, góp phần kiểm soát mỡ máu, đường máu…
Video đang HOT
Ăn đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: Không nên giảm lượng protein trong những ngày hè. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi nên không có cảm giác thèm các loại thịt. Tuy nhiên, protein vẫn cần được bảo đảm trong chế độ ăn hằng ngày, dù là đạm động vật hay đạm thực vật.
Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng nên giảm chất béo, tăng lượng rau củ. Rau củ cung cấp vitamin và chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, góp phần làm giảm cholesterol trong máu.
Bổ sung thêm hoa quả hằng ngày: Hoa quả là một trong số thực phẩm tốt nhất, cần được tăng cường vào chế độ ăn uống mùa hè để giúp giải nhiệt, bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nhiều các loại quả múi mọng giàu vitamin C và giải nhiệt tốt như cam, quýt, bưởi, chuối, táo, dưa hấu…; ăn vừa phải các loại quả có tính nóng, hàm lượng đường cao như vải, xoài, mít, nhãn.
Thêm bữa sữa: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ đã sinh nở và kể cả người trưởng thành bình thường cũng nên có thêm sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là can xi nhằm phòng, chống loãng, xốp xương. Uống sữa cũng có tác dụng giảm nhiệt, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng tỉnh táo sau các cơn choáng vì nắng nóng.
Chế độ ăn cho người bệnh ung thư vòm họng
Ba tôi bị ung thư vòm họng đang trong quá trình hóa trị. Cứ sau mỗi lần hóa trị ba tôi lại không ăn uống gì được và phải truyền nước biển.
Ảnh minh họa
Tôi cần lưu ý gì trong vấn đề chăm sóc trong quá trình này, chế độ ăn uống như thế nào để bố tôi khỏe hơn. (Minh Thư, Hà Nội)
PGS. BS. Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia: Khi xây dựng chế độ ăn cho bố bị ung thư vòm họng đang điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau.
Thứ nhất là rau củ quả non. Bạn có thể chế biến bằng cách xay, nghiền thành dạng lỏng, súp để người bệnh dễ dàng sử dụng, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Thứ hai là nhóm các thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa... Hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất, giúp cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị. Đồng thời mang đến cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất để tiếp chống chọi với bệnh tật. Việc nấu nhừ hoặc xay cũng giúp người bệnh dễ nuốt, dễ hấp thu hơn.
Thứ ba là nước ép hoa quả. Chúng chứa các loại vitamin, chất khoáng... cần thiết dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng, không thể ăn các loại thực phẩm cứng.
Thứ tư là bột ngũ cốc, dễ sử dụng, dễ nuốt và tiêu hóa, phù hợp với người bệnh K vòm họng.
Ung thư vòm họng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn muộn thì việc điều trị cũng đưa lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Hà An
Theo Dân trí
Làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè? Trong quá trình luyện tập yoga, cơ thể sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng cũng như đổ rất nhiều mô hôi. Thậm chí đôi khi còn cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi dù đã cố gắng hít thở đúng cách. Vậy làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè? Yoga là một bộ môn thể thao...