Dinh dưỡng cho người “thiếu máu”!
Để điều trị thiếu máu TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, tùy theo mức độ thiếu máu sẽ được chỉ định truyền máu, bổ sung sắt đường uống cho phù hợp.
Dinh dưỡng cho người “thiếu máu”!
Trong xã hội hiện đại nhiều người cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn… nhưng họ thường không để ý và không biết rằng đây có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Nếu không điều trị sớm cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người.
Lối sống “nhà giàu” vẫn thiếu máu…
Không ít người có điều kiện kinh tế, khi đi thăm khám nhận kết quả xét nghiệm bị thiếu máu, thiếu sắt lại giật mình và không tin. Bởi họ vẫn nghĩ, thiếu máu, thiếu chất thường xảy ra ở những người có cuộc sống khó khăn, ăn không đủ no. Còn với họ, lối sống “nhà giàu”, bữa ăn dư thừa chất, bồi bổ tích cực… người vẫn to béo thì không có chuyện thiếu chất, thiếu máu.
Lý giải về điều này, TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 3, Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải thích: “Đúng là ngày xưa khi cuộc sống kinh tế khó khăn dẫn đến chế độ ăn đơn điệu, không đầy đủ nên đã ảnh hưởng đến quá trình cung cấp cũng như hấp thu sắt.
Tuy nhiên, ngày nay khi đời sống kinh tế thay đổi, không còn thiếu thốn thực phẩm như xưa nữa, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn còn xảy ra, lý do thường gặp là do không sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt; Hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hoặc không điều trị dứt điểm để bệnh tái đi tái lại, kéo dài; Không được bổ sung viên sắt cho các thời điểm cũng như các đối tượng có nguy cơ cao; Biếng ăn, chán ăn, hoặc mắc các bệnh mãn tính…”
Đối tượng bị thiếu máu hay gặp là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, ngoài ra còn gặp ở người cao tuổi, dân văn phòng, đối tượng có chế độ ăn không cân đối…
Khi bị thiếu máu, tùy theo mức độ cấp tính hay mạn tính mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đôi khi khi xuất hiện từ từ, phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt và sẽ thường dễ bị bỏ qua.
Theo Bác sỹ Hưng, có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nhận biết cơ thể bị thiếu máu và tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Người bệnh hoặc người thân có thể thấy một vài dấu hiệu sau: Xanh xao, da niêm nhợt, tim đập nhanh, mệt mỏi, kém hoạt động.
Video đang HOT
Trẻ em có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn.
Một số triệu chứng khác như: Không lên cân hoặc sụt cân, mất gai lưỡi, môi khô, móng mềm, nhăn, biến dạng…
Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.
Với trẻ nhỏ, trẻ bị thiếu máu thường có kết quả học tập thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi được điều trị thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm thiếu máu là nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm các thiếu hụt vi chất trong đó có thiếu máu.
Người bị thiếu máu nên ăn uống thế nào?
Để điều trị thiếu máu TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, tùy theo mức độ thiếu máu sẽ được chỉ định truyền máu, bổ sung sắt đường uống cho phù hợp. Bên cạnh việc truyền máu, bổ sung sắt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò quan trọng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và giúp bệnh chóng khỏi. Theo đó, người bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng như sau:
Đa dạng hóa bữa ăn là phương pháp tốt nhất để cải thiện các nguyên tố vi lượng của cơ thể trong đó có sắt; Cần phải kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Lựa chọn ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như: Thịt bò, gan động vật, trứng, ngao, sò, sữa, thực phẩm tăng cường sắt…
Tăng cường nguồn thực phẩm có nguồn gốc thực vật như một số loại rau xanh, đậu đỗ, nấm… kết hợp thực phẩm giàu vitamin C, giàu acid folic như các loại rau có lá màu xanh thẫm, đậu quả, đậu hạt…
Tăng cường hoa quả chín để cung cấp vitamin C, đồng thời tăng cường hấp thu sắt.
Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng, tẩy giun định kỳ, vệ sinh cá nhân và môi trường…
Hạn chế sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt như: Trà, cà phê, đậu đỗ cả vỏ, canxi, ăn chay…
Phòng ngừa thiếu máu bằng cách bổ sung sắt cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao
Phụ nữ mang thai: Bổ sung viên sắt và acid folic là biện pháp phòng ngừa thiếu máu hữu hiệu nhất cần thực hiện ngay khi có thai và đều đặn trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh một tháng.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Cần uống viên sắt theo phác đồ dự phòng với liều 1 viên/tuần trong thời gian 16 tuần.
Trẻ sinh non, trẻ sinh đa thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ thiếu sữa mẹ: Lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung chất sắt, theo dõi đánh giá tình trạng thiếu máu.
Vân Anh
Theo tapchitaichinh.vn
Cải thiện dinh dưỡng học đường của trẻ em
Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học với việc bổ sung đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và vi chất giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ.
Giai đoạn tích lũy dưỡng chất
PGS-TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này (1.000 ngày đầu đời) là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé. Ngược lại, trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ. Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ phụ thuộc vào từng mốc giai đoạn: bà mẹ mang thai (270 ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung (365 ngày - nuôi con năm thứ nhất) và chế độ ăn của trẻ từ 1 đến 2 tuổi (365 ngày - nuôi con năm thứ 2).
Vườn rau do các học sinh Trường tiểu học Tống Phan (Hưng Yên) tự trồng
Cũng theo PGS Mai, giai đoạn tiểu học (6-11 tuổi) là thời điểm cơ thể đẩy mạnh phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đây còn là giai đoạn tích lũy dưỡng chất để chuẩn bị cho quá trình dậy thì. Thiếu hụt thành phần dinh dưỡng nào cũng đều gây ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện tầm vóc cũng như trí lực của trẻ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
PGS Mai cho biết thói quen ăn uống của học sinh có một số điểm thay đổi như: xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn ít có lợi cho sức khỏe; xu hướng ăn khẩu phần ăn quá lớn và ăn nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu, trong khi đó lại ăn ít rau, trái cây và ăn chưa đủ nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở TP HCM chiếm tới 30%, trong đó ở một số khu vực tỉ lệ này lên tới 40%. Như vậy, trung bình gần 2 trẻ thì có 1 trẻ bị thừa cân béo phì. Nguyên nhân của tình trạng này do học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp.
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật trong chu kỳ vòng đời. Bữa ăn học đường chiếm một phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên cho đến nay còn một số hạn chế bao gồm chưa có các danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng, các vi chất thiết yếu cho từng nhóm tuổi, cho từng mùa. Đến thời điểm này các thực phẩm, món ăn được đưa vào bữa ăn học đường chủ yếu mang tính cảm tính, chưa dựa trên các cơ sở khoa học dinh dưỡng.
Vườn rau do các học sinh Trường tiểu học Tống Phan (Hưng Yên) tự trồng
Trang bị kiến thức dinh dưỡng từ bậc tiểu học
Cuối tuần qua, Chương trình Giáo dục dinh dưỡng học đường đã diễn ra tại tỉnh Hưng Yến với sự tham gia giao lưu tìm hiểu kiến thức dinh dưỡng của hơn 300 em học sinh cùng các thầy cô giáo và phụ huynh của 5 trường tiểu học. Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực ở học sinh còn hạn chế trong khi đó tỉ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng thì những hoạt động giáo dục dinh dưỡng học đường sẽ giúp các em học sinh thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
Trò chuyện với các em học sinh, ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rèn luyện sức khỏe song hành với rèn luyện kiến thức. Bằng những thí dụ gần gũi với lứa tuổi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học đã nhắn nhủ, các em cần có kiến thức dinh dưỡng, biết rèn luyện thể chất bên cạnh rèn luyện tri thức để làm hành trang phát triển toàn diện. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn có các hoạt động và sự chỉ đạo tới các nhà trường về việc cần phát triển toàn diện cho học sinh. Học sinh khi rời ghế nhà trường cần có các phẩm chất năng lực cần thiết và có thể chất khỏe mạnh. Muốn vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng, trang bị cho các em hiểu biết về dinh dưỡng và thói quen rèn luyện thể chất lành mạnh.
Tháp dinh dưỡng về giá trị dinh dưỡng của một số loại rau, củ quả tại trường học
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, rau lá, rau củ quả, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Số lượng tiêu thụ cho nhóm trẻ 6 - 11 tuổi là 2 - 3 đơn vị ăn một ngày (một đơn vị ăn rau lá, rau củ quả tương đương với 100 g rau lá, củ quả). Trẻ 6 - 11 tuổi cần ăn trung bình 2 - 3 đơn vị ăn rau lá, rau củ quả/ngày. Trái cây, quả chín mỗi ngày nên ăn từ 1,5 - 2,5 đơn vị (một đơn vị trái cây/quả chín bằng 100 gram). Bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn. Viện Dinh dưỡng cũng khuyến cáo, sữa và sản phẩm từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao vì trong thành phần có đầy đủ các chất đạm, chất béo, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bài và ảnh: Khánh Anh
Theo nguoilaodong
Dinh dưỡng sau điều trị cường giáp bằng phóng xạ Mẹ tôi bị cường giáp, đã điều trị bằng phóng xạ. Xin hỏi, mẹ tôi có phải kiêng gì không? Cần bổ sung dinh dưỡng gì để đảm bảo sức khoe và bình phục nhanh trong thời gian điều trị bệnh? Mẹ tôi bị cường giáp, đã điều trị bằng phóng xạ. Xin hỏi, mẹ tôi có phải kiêng gì không? Cần bổ...