Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Do đó, trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, bà mẹ phải ăn nhiều và ăn đa dạng các loại thực phẩm mới có đủ sữa và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Năng lượng
Nhu cầu cụ thể tùy theo tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong thời kỳ mang thai, cụ thể: Nhóm các bà mẹ thời kỳ chưa mang thai và thời kỳ mang thai có chế độ dinh dưỡng tốt, có mức tăng cân từ 9-12kg; cần ăn nhiều hơn để đảm bảo năng lượng tăng thêm 505Kcal/ ngày (tương đương 3 bát cơm và thức ăn hợp lý) và đạt mức 2.260Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2.620Kcal/ ngày đối với người lao động mức trung bình.
Nhóm các bà mẹ thời kỳ chưa mang thai và thời kỳ mang thai có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, có mức tăng cân ít hơn 9kg cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo năng lượng tăng thêm 675Kcal/ ngày và đạt mức 2.430Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2.790Kcal/ ngày đối với người lao động trung bình.
Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo nguồn sữa cho con.
Protein
Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Thêm 28gram/ ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 38gram/ ngày. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng như (thịt, cá, trứng, sữa, đậu).
Số lượng thực phẩm có thể ước tính là: trong 100g thịt/ cá cung cấp khoảng 15-20g protein; 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g protein; 200ml sữa bột pha cung cấp khoảng 5- 7g protein. Nên ăn cá ít nhất 1- 2 lần/ tuần, uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát).
Video đang HOT
Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các acid béo không no chuỗi dài đa nối đôi như ALA, EPA, DHA (có nhiều trong rau xanh, một số loại dầu thực vật từ hạt, dầu cá, một số loại cá mỡ…). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé, người mẹ cần bổ sung thêm vào chế độ ăn hằng ngày.
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên (trái cây, rau củ) trong bữa ăn hàng ngày, bà mẹ cho con bú cần được bổ sung 1 liều vitamin A 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để đảm bảo cung cấp vitamin A cho trẻ qua sữa.
Thức ăn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, có thể chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2- 2,5 lít/ ngày. Ngoài ra mẹ cần có nhiều thời gian dành cho giấc ngủ, tránh căng thẳng và cho trẻ bú thường xuyên để kích thích tạo sữa.
Những việc cần tránh trong thời gian cho con bú
Trong thời kỳ cho con bú không nên ăn uống kiêng khem quá mức; Không ăn thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc; Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…); Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. Tránh lao động quá mức. Tránh lo lắng, buồn phiền, giận giữ.
Khi cho con bú nếu cần phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú.
Do đó các bà mẹ không được chủ động ăn kiêng trong gian đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời giảm bớt lượng đường và ngừng uống các loại nước có ga.
Trẻ ngày càng biếng ăn dù cha mẹ học đủ kiểu nuôi con trên mạng
Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là các bé trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi. Theo thống kê nước ta có khoảng 45,9 - 57,7% trẻ biếng ăn đa phần đến từ thói quen của cha mẹ.
Kế hoạch chăm con sụp đổ
Sưu tập cả bộ công thức cách chế biến các món ăn để con ăn thun thút nhưng chị Đỗ Thị Xuân (26 tuổi, Hải Phòng) lại ngậm ngùi vì các món chị làm con đều không ăn.
Chị Xuân kể từ khi mang bầu chị đã lên mạng tìm hiểu về cách chăm con. Chị thích nuôi con theo kiểu Tây để bé phát triển tốt. Tuy nhiên, kế hoạch của chị sụp đổ hoàn toàn vì cuộc sống sau sinh của chị không như những gì đọc trên sách. Em bé nhà chị hay khóc quấy và không chịu nằm ngủ. Bé sẽ ngủ ngoan nếu được bố mẹ hoặc ông bà bế ẵm.
Suốt những ngày ở cữ, chị Xuân lại lên mạng tìm các cách cho con ăn dặm. Chị chọn phương pháp cho con ăn chỉ huy vì muốn con ăn ngon thoải mái nhưng bé không hợp tác. Vậy là bà mẹ bị phá hủy kế hoạch lần hai.
Để con có bữa ăn đủ chất, chị Xuân đành học các cách truyền thống là nấu bột, cháo ngon kết hợp các loại thịt cá, rau củ. Tuy nhiên, bao nỗ lực bột cháo của bà mẹ đều đổ bể vì bé kiên quyết không ăn.
Gia đình chị thường xuyên tái diễn cảnh mẹ đút cháo con nhổ phì phì, mẹ nấu cháo xong rồi lại ăn hoặc ngán quá thì đổ đi rồi thu dọn xoong nồi, máy xay đủ kiểu. Đến nay, con chị gần 2 tuổi vẫn lười ăn, chỉ thích bú sữa mẹ.
Khi đi khám dinh dưỡng cho con, chị Xuân được bác sĩ hướng dẫn cách cho ăn, cách bỏ đói và đặc biệt không cho bé ngậm ti mẹ bất cứ lúc nào bé muốn.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết mình gặp rất nhiều bà mẹ than thở con biếng ăn.
Theo bác sĩ Việt Hà, biếng ăn và chậm lớn là một trong những vấn đề trong nhi khoa, tỉ lệ trẻ biếng ăn, chậm lớn khá nhiều có yếu tố bệnh lý (bệnh cấp tính, mạn tính...). Biếng ăn do cách thức cho ăn của bố mẹ làm bé sợ ăn không muống ăn là biếng ăn tâm lý. Thứ ba là trẻ không ăn đủ lượng thức ăn như kỳ vọng của cha mẹ.
Ăn uống là bản năng của con người. Tuy là bản năng nhưng với bé cũng cần huấn luyện, dưới 6 tháng tuổi thì ăn sữa mẹ, trên 6 tháng thì tập ăn bổ sung. Xây dựng cho trẻ ăn uống lành mạnh thì trẻ ăn đa dạng sẽ phát triển bình thường. Nhiều trẻ có bệnh lý tiềm ẩn cũng gây biếng ăn, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xem xét can thiệp bệnh rồi đến can thiệp dinh dưỡng.
Nhiều thói quen của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn (ảnh minh họa)
Trong khi đó PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ biếng ăn do bệnh lý rất ít, đa số trẻ biếng ăn theo thói quen của người lớn.
Ví dụ, PGS.TS Lê Bạch Mai gặp rất nhiều trẻ biếng ăn do cách thức cho ăn của phụ huynh. Nhiều bố mẹ tìm kiếm các cách thức trên mạng như ăn chỉ huy (trẻ chọn thức ăn phù hợp). Phương pháp này thực ra trẻ chọn thức ăn phù hợp nhai, cầm nắm... Đó là trẻ tập kỹ năng vận động chứ không phải trẻ hiểu cơ thể cần thức ăn nào để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Sau cách cho ăn là thói quen cho trẻ ăn uống không hợp lý. Nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm đã tăng lên hai bữa ăn trên ngày là nhanh quá, trẻ chưa tiêu hoá kịp. Nhiều mẹ cho con bú sữa xong lại ăn dặm ngay làm cho trẻ không ăn được nên cha mẹ nghĩ trẻ biếng ăn.
Cách trị biếng ăn
Để cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà cho biết với nhóm bé biếng ăn do bệnh lý thì phải điều bệnh nền song song với đó là xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ giúp hồi phục cơ thể, thức ăn dễ tiêu hóa.
Còn với nhóm biếng ăn do sai lầm chế độ nuôi dưỡng trẻ thì căn cứ vào khẩu phần ăn bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ tỉ lệ các chất dinh dưỡng như thế nào phù hợp độ tuổi. Tùy độ tuổi mà bổ sung canxi, sắt, yếu tố vi lượng khác... Trẻ biếng ăn liên quan đến thói quen cho ăn uống sai của cha mẹ thì đây là nhóm rất khó khăn để thay đổi.
Nhóm thứ 3 là việc cha mẹ kỳ vọng trẻ ăn nhiều thì cần chỉ ra cho cha mẹ biết là em bé đã đạt được ngưỡng đó chưa để chấp nhận điều kiện của con, hài lòng cân nặng và chất dinh dưỡng.
Bữa ăn cho trẻ cần đa dạng thực phẩm.
Ngoài ra, cha mẹ cần cung cấp đủ chất béo để trẻ phát triển não bộ. Không chỉ đủ lượng chất béo mà còn chú ý đến chất lượng chất béo (Omega-6, Omega3). Chế biến món ăn phù hợp khả năng nhai của trẻ để trẻ thấy hấp dẫn với món ăn.
Bữa ăn cần đa dạng thực phẩm, không cho trẻ ăn đơn thuần vì không có thực phẩm đơn thuần nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bố mẹ phải hiểu nhu cầu ăn của trẻ để không vô tình đưa trẻ đến tình trạng biếng ăn.
Mỗi người Việt Nam trung bình tiêu thụ 55 gói mì ăn liền/1 năm Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mì ăn liền chỉ là 1 loại thực phẩm, trong khi bữa ăn của chúng ta đòi hỏi sự đa dạng. "Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền và trung bình mỗi người dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/1 năm." Đây là thông tin được đề cập...