Điều trị ung thư bằng robot siêu nhỏ
Hãng Bionaut Labs, ở Los Angeles, Mỹ đã đưa ra một giải pháp mới tiếp cận với khối u, đó là dùng robot siêu nhỏ đưa vào cơ thể qua đường tiêm, vận chuyển thuốc chính xác tới tế bào ung thư để tiêu diệt mầm bệnh.
Robot có kích thước nhỏ, dạng đinh vít, nhỏ như một đốm bụi, mang thuốc đến vị trí các khối u mà không cần phẫu thuật.
Quan sát bằng X-quang, bác sĩ có thể theo dõi quá trình di chuyển và hoạt động của robot và điều hướng chúng đến chính xác tới đích qua nam châm bên ngoài tạo ra từ trường.
Video đang HOT
Robot siêu nhỏ dạng đinh vít mang thuốc tới khối u để tiêu diệt.
Khi đến đích, robot sẽ nhận lệnh để đưa thuốc vào khối u, tối đa hóa hiệu quả tiêu diệt tế bào gây bệnh và giảm thiểu các tác dụng phụ.
Hiện các nhà nghiên cứu đang hướng đến mục tiêu một số dạng ung thư cụ thể tác động đến thân não. Các robot sẽ được tiêm vào tủy sống ở vị trí thuận lợi, robot sẽ di chuyển tới vị trí có tế bào ung thư để tiêu diệt tế bào này mà không gây hại các tế bào lành khác.
Người bệnh ung thư, tiểu đường, suy thận... có nên tiêm vắc-xin COVID-19?
Trong quý III năm 2021, có khoảng 33 triệu liều vắc-xin của hãng AstraZeneca sẽ tiêm tương ứng cho 16 triệu người dân; trong đó có 7 triệu người mắc bệnh mạn tính.
Người dân ở Bến Lức được chích vắc-xin thử nghiệm. Ảnh: Phạm An
Trả lời câu hỏi của những bệnh nhân ung thư, tiểu đường, suy thận... rằng có nên chích vắc-xin ngừa COVID-19 hay không, phó giáo sư - tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công công (Bộ Y tế), cho biết: người bệnh ung thư có sức khỏe kém do bệnh và ảnh hưởng của quá trình điều trị nên nằm trong danh sách 11 nhóm đối tượng ưu tiên cần tiêm vắc-xin phòng COVID-19 (nhóm bệnh mạn tính) mà Bộ Y tế đã phê duyệt và ban hành quyết định.
Cụ thể, trong quý III năm 2021, có khoảng 33 triệu liều vắc-xin của hãng AstraZeneca sẽ tiêm tương ứng cho 16 triệu người dân; trong đó có 7 triệu người mắc bệnh mạn tính. Do đó, người có bệnh nền như ung thư, tiểu đường hay suy thận... nên tiêm ngừa.
Theo các bác sĩ chuyên điều trị ung thư, cũng giống như các loại vắc-xin khác, trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 phải khám sàng lọc kỹ.
Với người bệnh đã kết thúc điều trị, sức khỏe ổn định và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vắc-xin, nếu người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Với người mắc bệnh cấp tính phải chờ sức khỏe cải thiện. Hoặc bệnh nhân đang trong giai đoạn hóa trị với phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu nên trì hoãn tiêm chủng. Bởi, các dữ liệu ghi nhận trong thời gian cơ thể bị ức chế miễn dịch thì việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giảm hiệu quả.
Bệnh nhân ung thư vú đang lên kế hoạch mổ tuyến vú và vét hạch nách nên tiêm ở tay đối diện để tránh phản ứng tại hạch. Với bệnh nhân xạ trị theo chu kỳ có thể tiêm sớm hơn mà không cần ngưng xạ trị. Tóm lại, tùy vào bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định, sàng lọc tiêm ngừa khác nhau.
Người bệnh ung thư tiêm vaccine phòng COVID-19 như thế nào? Việt Nam chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng ưu tiên trong đó có người mắc bệnh mãn tính. Nhiều người thắc mắc liệu bệnh nhân ung thư có được tiêm vaccine này không và nên tiêm vào thời điểm nào? Bệnh nhân ung thư được điều trị xạ trị. Ảnh: TTXVN Về vấn đề này TS.BS Nguyễn Tiến Quang,...