Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?
Uống sữa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường sức khỏe xương khớp đến cải thiện giấc ngủ.
Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Dưới đây là 9 lợi ích của việc uống sữa mỗi ngày.
Uống sữa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường sức khỏe xương khớp đến cải thiện giấc ngủ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Giàu dinh dưỡng
Sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin D, magie, phốt pho, kali, selen, vitamin K2 và kẽm dồi dào. Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ xây dựng xương, tăng cường miễn dịch đến bảo vệ sức khỏe tim mạch. Vì vậy, khi uống sữa mỗi ngày bạn sẽ có sức khỏe tổng thể tốt nhất.
Nguồn protein chất lượng cao
Sữa chứa nhiều protein, bao gồm cả casein và whey protein, cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng, sửa chữa tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.
Tăng cường sức khỏe xương
Uống sữa mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe của xương, bởi sữa giàu canxi, kali, phốt pho, protein và vitamin K2, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Sữa giúp no lâu, hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Protein whey trong sữa giúp giảm mỡ cơ thể và duy trì khối lượng cơ nạc. Do đó, bạn nên uống sữa mỗi ngày để kiểm soát cân nặng tốt nhất.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy uống sữa mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Uống sữa mỗi ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Giảm nguy cơ suy giảm nhận thức
Sữa giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và tốc độ xử lý của não, giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức liên quan đến tuổ.i tác. Vì những lý do này, bạn nên uống sữa mỗi ngày.
Thúc đẩy thư giãn và giấc ngủ ngon
Video đang HOT
Sữa chứa tryptophan, một loại axit amin giúp thư giãn và buồn ngủ, hỗ trợ giấc ngủ ngon. Do đó, để thức đẩy thư giãn cũng như ngủ ngon, bạn nên bổ sung sữa vào chế độ ăn của mình.
Các lợi ích tiềm năng khác của việc uống sữa mỗi ngày
Tăng cường sức khỏe não bộ.
Cải thiện tâm trạng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Bạn cần uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Lượng sữa khuyến nghị cho người trưởng thành là 3 cốc mỗi ngày. Nên chọn sữa ít béo hoặc không béo.
Ai nên tránh uống sữa?
Người bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose. Đặc biệt, bạn nên sử dụng sữa không chứa lactose hoặc sữa thực vật để thay thế.
Uống sữa là lựa chọn lành mạnh cho hầu hết mọi người trừ khi bạn bị dị ứng với sữa hoặc không dung nạp lactose. Nghiên cứu cho thấy sữa có thể hỗ trợ sức khỏe xương và răng, kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ và suy giảm nhận thức. Những người bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose có thể cân nhắc chuyển sang các loại sữa thay thế có nguồn gốc thực vật.
Chế độ ăn khi bị căng cơ quá mức
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị căng cơ quá mức
Theo BS. Nguyễn Thuận - Bệnh viện Thể thao Việt Nam, căng cơ là chấn thương thường gặp trong luyện tập, trong sinh hoạt và chơi thể thao. Khi bị căng cơ, bệnh nhân nên ngừng hoạt động các môn thể thao làm tăng cơn đau, liên quan đến cơ bị ảnh hưởng.
Tình trạng căng cơ quá mức là khi cơ bị giãn, căng hay đứt đột ngột và không lường trước được, thường do chấn thương hoặc các tổn thương khác. Đau nhức cơ thường đạt đỉnh điểm trong khoảng 24-48 giờ sau khi tập thể dục và sau đó sẽ giảm dần.
Khi bị căng cơ quá mức, chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp.
Khi bị căng cơ quá mức, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Việc cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ bắp tái tạo, giảm viêm và tăng cường sức mạnh.
Cung cấp năng lượng: Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả và phục hồi.
Xây dựng và sửa chữa cơ bắp: Protein là nguyên liệu chính để xây dựng và sửa chữa các mô cơ bị tổn thương.
Hỗ trợ quá trình hồi phục: Các vitamin và khoáng chất như vitamin D, vitamin K2, magie, kali... giúp giảm viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp.
Cung cấp độ ẩm: Nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào, giúp phục hồi cơ và giảm đau nhức cơ.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh căng cơ quá mức
BS. Nguyễn Thuận cho biết: Khi bị căng cơ quá mức, bệnh nhân cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin. Bệnh nhân nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B, magie vào bữa ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm chứa các chất trên có trong rau bina, cải xanh, các loại đậu, củ cải, bí ngô, gạo, hải sản, thịt đỏ, sữa, ngũ cốc, trứng,...
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên ưu tiên:
2.1. Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần chính cấu tạo nên cơ bắp. Việc bổ sung đủ protein giúp cơ bắp phục hồi và xây dựng lại nhanh chóng.
Nguồn cung cấp protein: Thịt gà, thịt bò nạc, cá, trứng, đậu nành, các loại hạt.
2.2. Thực phẩm giàu carbohydrate
Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả và phục hồi sau khi tập luyện.
Nguồn cung cấp carbohydrate: Gạo lứt, khoai lang, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây.
2.3. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất như vitamin D, vitamin K2, magie, kali... giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp.
Nguồn cung cấp: Rau xanh lá đậm, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, sữa.
2.4. Khi bị căng cơ nên ưu tiên thực phẩm chống viêm
Thực phẩm chống viêm là những chất chống oxy hóa, giảm quá trình stress tế bào, giảm viêm, giúp giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Nguồn cung cấp: Cá béo (cá hồi, cá ngừ), dầu ô liu, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất), củ nghệ,...
Khi bị căng cơ nên chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể và có tác dụng chống viêm.
3. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh căng cơ
Mặc dù không có loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào có thể ngăn ngừa đau nhức cơ nhưng chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm một số loại thực phẩm sau đây giúp phục hồi cơ sau khi bị căng cơ quá mức.
3.1. Bánh mì nguyên cám
Ăn carbs chất lượng như bánh mì nguyên cám hoặc ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong khi tập thể dục và có thể giúp ngăn ngừa co cứng cơ. Sau khi tập luyện, carbs giúp bổ sung nguồn dự trữ nhiên liệu cho cơ bắp. Ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ cung cấp cho cơ thể một loạt các chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, protein, vitamin B, sắt, kẽm, magie và đồng.
3.2. Các loại hạt
Các loại hạt không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp cho cơ thể protein cũng như các chất dinh dưỡng như magie. Một số loại hạt tốt nhất như hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ, quả hồ đào và hạt thông đều chứa magie.
3.3. Các loại đậu
Các loại đậu có hàm lượng kẽm cao, được biết đến với đặc tính chữa lành. Ngoài việc giúp cơ thể bạn chữa lành vết thương, kẽm còn hỗ trợ tổng hợp protein và phâ.n hủ.y carbohydrate để cơ thể dễ dàng bổ sung nguồn dự trữ nhiên liệu hơn. Các nguồn kẽm thực vật khác bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, các loại hạt.
3.4. Dưa hấu
Không chỉ là thức uống giải khát ngon ngọt, dưa hấu còn có một số lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Nó chứa acid amin l-citrulline, được chứng minh là có tác dụng làm dịu các cơ bị đau nhức. Một nghiên cứu trong đó thử nghiệm nước ép dưa hấu như một thức uống phục hồi cho các vận động viên, cho thấy nó giúp giảm đau nhức cơ đáng kể.
3.5. Hạt lanh và hạt chia
Hạt lanh và hạt chia đều là nguồn cung cấp omega-3, được gọi là ALA hoặc acid -linolenic. Loại acid béo này là một khối xây dựng mà cơ thể sử dụng để tạo ra các hormone điều chỉnh nhiều chức năng, bao gồm kiểm soát tình trạng viêm và giúp thư giãn các cơ. Các nguồn thực vật khác của omega-3 bao gồm đậu nành, quả óc chó, rong biển, rau lá xanh và mầm lúa mì.
Tham khảo một số thực đơn cụ thể:
Bữa sáng: Yến mạch với trái cây và hạt, trứng ốp la, bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng.
Bữa trưa: Gạo lứt với thịt gà nướng và rau xanh, salad cá ngừ.
Bữa tối: Khoai lang nướng với cá hồi, súp rau củ.
Ăn nhẹ: Trái cây, sữa chua không đường, các loại hạt.
Người bệnh căng cơ quá mức cần tránh một số loại thực phẩm sau:
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh, có thể gây viêm và làm chậm quá trình phục hồi.
Tránh đồ uống có gas: Đồ uống có gas chứa nhiều đường và caffeine, có thể gây mất nước và làm tăng căng thẳng cho cơ thể.
Người hay ăn khoai lang cần lưu ý Nhiều người kể cả những người trẻ có xu hướng lựa chọn khoai lang để ăn hàng ngày vì cho rằng có lợi cho tiêu hóa và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không, cần lưu ý gì? 1. Lợi ích sức khỏe của khoai lang Khoai lang là loại rau củ ít calo,...