Điều chỉnh đơn giản giúp người thức khuya dậy trễ vui khỏe hơn
Chỉ cần áp dụng phương pháp này, những người thức khuya dậy trễ có thể cải thiện đáng kể thời gian lên giường, tinh thần, thói quen ăn uống tốt hơn và giảm trầm cảm, căng thẳng.
Không cần thuốc, “ cú đêm” vẫn có thể tự điều chỉnh thời gian sinh học – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu mới của Đại học Birmingham và Đại học Surrey ở Anh và Đại học Monash ở Úc cho thấy, trong khoảng thời gian 3 tuần, có thể thay đổi nhịp sinh học của “cú đêm” bằng các biện pháp can thiệp không dùng thuốc cực kỳ hiệu quả.
“Cú đêm” là những cá thể có đồng hồ sinh học muộn hơn, khiến họ ngủ hay thức dậy đều trễ hơn so với bình thường.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine, những người tham gia có giờ đi ngủ trung bình là 2 giờ 30 và giờ thức dậy là 10 giờ 15. Nghiên cứu đã chứng minh rằng “cú đêm” có thể thay đổi thời gian ngủ/thức của họ mà không ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Ngoài ra, họ còn giảm cảm giác trầm cảm và căng thẳng, cũng như buồn ngủ vào ban ngày.
Trong 3 tuần, những người tham gia được yêu cầu:
Video đang HOT
- Thức dậy sớm hơn 2 – 3 giờ so với giờ dậy thường xuyên của họ;
- Tiếp xúc tối đa với ánh sáng vào buổi sáng;
- Ngủ sớm hơn 2 – 3 giờ so với giờ ngủ thường xuyên của họ;
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối;
- Giữ thời gian ngủ và thức cố định vào cả ngày làm việc và ngày rảnh rỗi;
- Ăn sáng càng sớm càng tốt sau khi thức dậy, ăn trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày và không ăn tối sau 19 giờ.
Giáo sư Debra Skene, Đại học Surrey (Anh), chia sẻ với PC: “Thiết lập thói quen đơn giản có thể giúp “cú đêm” điều chỉnh đồng hồ cơ thể và cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung. Ngủ không đủ và sai lệch nhịp sinh học có thể phá vỡ nhiều quá trình trong cơ thể, khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường”.
Tiến sĩ Andrew Bagshaw, Đại học của Birmingham (Anh) nói: “Kiểu ngủ muộn khiến bạn chệch thời gian với ngày xã hội tiêu chuẩn, điều này có thể dẫn đến một loạt kết quả bất lợi, từ việc buồn ngủ ban ngày đến tinh thần kém…”.
Trong khi đó, như tiến sĩ Elise Facer-Childs, Viện Turner Đại học Monash, phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh khả năng của một can thiệp phi dược lý đơn giản đối với những “cú đêm”, giảm các yếu tố tiêu cực của sức khỏe tâm thần và buồn ngủ…”.
Việc tiếp theo mà nhóm nghiên cứu muốn làm là “tìm hiểu các kiểu ngủ theo thói quen có liên quan đến não như thế nào, điều này liên quan đến sức khỏe tinh thần ra sao và liệu các can thiệp có dẫn đến những thay đổi lâu dài hay không”.
Theo Thanh niên
Mẹo thức dậy vẫn tỉnh táo dành cho các 'cú đêm'
Đi ngủ và dậy sớm hơn hai tiếng so bình thường, ăn sáng và trưa vào giờ nhất định, giúp người hay thức khuya cải thiện thể chất.
Nhiều công trình khoa học từng chỉ ra những người thức khuya dậy muộn hay còn gọi là "cú đêm" có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, thậm chí ung thư do thiếu ngủ và rối loạn nhịp sinh học. Mới đây nhóm nghiên cứu từ Đại học Birmingham (Anh) và Monash (Australia) phát hiện chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, "cú đêm" có thể cải thiện sức khỏe.
Ảnh: Dailyhunt.
Trên Sleep Medicine, các tác giả cho biết đã nghiên cứu 22 người thường ngủ lúc 2h30 dậy lúc 10h15. Trong ba tuần, họ yêu cầu các tình nguyện viên thực hiện bốn thay đổi bao gồm:
Thức dậy sớm hơn hai tiếng so với bình thường và cố gắng tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
Ngủ sớm hơn hai tiếng so với bình thường và giảm tiếp xúc với những nguồn sáng trong phòng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Duy trì khung giờ ngủ và dậy trên mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Ăn sáng và trưa vào một thời điểm nhất định trong ngày, bữa tối không ăn sau 19h.
Sau ba tuần, nhận thức và tốc độ phản ứng của các tình nguyện viên cải thiện rõ rệt, thể lực cũng tăng. Không chỉ thế, hiệu suất làm việc của họ đạt đỉnh cao vào buổi chiều thay vì ban đêm như trước. Về mặt tinh thần, các tình nguyện viên phấn chấn hơn, ít buồn ngủ vào ban ngày, giảm cảm giác buồn chán.
Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo "cú đêm" hãy áp dụng bốn điều trên vào cuộc sống hàng ngày.
Đăng Như
Theo Medical News Today/VNE
Nguy cơ bị tiểu đường vì thức đêm nhiều Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Advances in Nutrition cho thấy những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn gấp 2,5 lần so với nhóm người ngủ sớm. Shutterstock Ngoài ra, những người thức khuya có thói quen ăn uống thất thường hơn và có chế độ ăn uống không lành mạnh...