Điều bạn cần biết khi ăn phủ tạng để bổ mà không gây hại
Ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai nên ăn song người mắc bệnh thận hư, cholesterol máu cao, bệnh gút không nên ăn.
Phủ tạng động vật bao gồm: óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày, ruột… Thông thường chúng ta hay ăn tim, gan, bầu dục dạ dày của lợn, gà, ngan, vịt…
Một số người cho rằng không nên ăn gan động vật, vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể. Ngoài ra, một số cho rằng ” ăn gì bổ nấy” như: ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận…. Cho nên khi bị bệnh ở cơ quan nào thì mua các phủ tạng tương ứng của động vật về ăn cho bổ và chữa bệnh. Thực tế, điều này có đúng không?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên, nhưng nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục.
Tim, gan, bầu dục có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu, thiếu sắt, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Nhưng ngược lại vì các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, người thừa cân – béo phì… Vì thế, người cao tuổi nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn các loại phủ tạng này.
Ngoài ra, quan niệm “ăn gì bổ nấy” là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Ví dụ có người cho răng ăn óc bổ óc cho nên khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh là không đúng. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao. Chỉ cần ăn 100g óc lợn, lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300mg cholesterol).
Vì thế, nếu những người đau đầu mà nguyên là do tăng huyết áp thì ăn óc là cực kỳ nguy hiểm. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, song ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Một số quan niệm ăn thận bổ thận cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm. Đặc biệt, bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận (bầu dục) thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm. Hay quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường hay có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.
Còn ăn gan có thật sự là độc hay không? Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng, như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc.
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, giống như phần lớn loại phủ tạng động vật khác, gan chứa nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt chứa nhiều sắt và vitamin A. 100 g lợn chứa đến 6.000 mcg vitamin A và 12 g sắt. Hàm lượng sắt trong gan rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Video đang HOT
Tuy nhiên cần lưu ý chọn mua gan của những động vật không bị bệnh. Cụ thể, gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan. Khi mua về, bà nội trợ cần cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Như vậy, các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng. Tuy nhiên, khi ăn cũng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa.
Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi, Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ lò mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khoẻ mạnh không mắc bệnh.
Đối với những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên ăn hạn chế. Người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.
Thịt cua ghẹ ngon, ít chất béo nhưng có 4 nhóm người nên tránh tuyệt đối
Cua ghẹ tuy giàu đạm, ăn ngon miệng, lỡ miệng ăn hơi nhiều cũng không sợ béo nhưng không phải ai cũng ăn được cua.
Cua ghẹ có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ cần ăn một con nhỏ cũng có thể cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể con người. Cụ thể:
1. Thịt cua giàu protein nhưng lại ít chất béo
Lượng calo của thịt cua ghẹ chỉ là 122 calo trên 100g, tương đương với ức gà mà những người tập thể hình rất thích ăn.
Protein chất lượng cao của cua có chứa các axit amin, có thể làm tăng khả năng miễn dịch của tế bào bạch huyết, đồng thời giúp các cơ quan nội tạng, cơ và tóc phục hồi và hoạt động tốt. So với các loại thịt khác, thịt cua không có mô liên kết và được tiêu hóa tốt hơn, là nguồn cung cấp protein tốt cho mọi lứa tuổi.
2. Có nhiều nguyên tố vi lượng
Thịt ghẹ có rất nhiều các nguyên tố vi lượng, trong đó canxi và phốt pho có hàm lượng cao nhất. Trong cơ thể con người, canxi là thành phần chính của răng và xương, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ và dẫn truyền thần kinh.
Phốt pho có thể giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, đồng thời là nguyên tố vi lượng hỗ trợ sản xuất canxi và giúp duy trì xương chắc khỏe. Hàm lượng kẽm trong cua cũng rất cao, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
3.Thịt cua có cả Omega-3
Ngoài cá, cua ghẹ còn chứa nhiều axit béo không no Omega-3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tránh tắc nghẽn động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đồng thời duy trì sức khỏe não bộ và trì hoãn quá trình lão hóa. DHA trong Omega-3 có vai trò chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh trong mắt, bổ sung Oemga-3 vừa phải sẽ giúp bảo vệ võng mạc.
4 nhóm người không nên ăn cua
Ghẹ tuy có nhiều lợi ích nhưng nó là thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó ghẹ vàng có hàm lượng cholesterol cao nên có 4 nhóm người không nên ăn.
1. Người bị dị ứng
Ghẹ thuộc loài giáp xác, giáp xác chiếm 1,5% trường hợp dị ứng thức ăn ở người lớn, một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân gây dị ứng là do chất "troponin". Ngoài phát ban, bệnh suyễn nặng và khó thở cũng có thể xảy ra nếu người bị dị ứng ăn phải thịt cua ghẹ. Nếu ban đầu bạn bị dị ứng với động vật giáp xác như cua, tốt hơn là bạn nên ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất.
2. Bệnh nhân tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gút
Cua ghẹ chứa nhiều cholesterol và những người mắc bệnh tim mạch tốt nhất không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, ghẹ là thực phẩm chứa nhiều purin, nếu bạn là bệnh nhân gút mà muốn ăn thì vẫn phải ăn điều độ.
3. Người có dạ dày kém
Ghẹ là loại thực phẩm có tính lạnh, nếu người có dạ dày kém ăn nhiều có thể bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu thực sự muốn ăn, bạn có thể cho thêm gừng hoặc tía tô... và các nguyên liệu có tính ấm khác vào đun cùng để giảm ảnh hưởng của tính lạnh mà ghẹ mang lại.
3 điểm chú ý khi ăn cua ghẹ
Ghẹ tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể gây khó chịu cho cơ thể hoặc làm "bùng nổ" calo.
1. Chọn cua tươi
Cua sinh trưởng trong bùn cát, là vật hiến sinh ở biển, trong cơ thể có rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật. Sau khi cua chết, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi, trong cơ thể sẽ hình thành một lượng lớn vi khuẩn và chất độc. Nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, chóng mặt, tức ngực và buồn nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp... và các triệu chứng khác.
Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên chọn mua và tiêu thụ cua ghẹ còn tươi sống.
2. Tránh chế biến các món nhiều dầu mỡ
Ghẹ tuy ngon nhưng nếu nấu với nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn hấp thụ quá nhiều calo vào cơ thể! Khi ăn cua ghẹ tốt nhất nên tránh các cách chế biến chiên, xào, nêm nếm nhiều sẽ không thể cảm nhận hết độ tươi của cua. Hấp từ 8-10 phút là cách chế biến hoàn hảo nhất, vừa giữ được vị ngọt của cua, mà còn không gây ra gánh nặng cho cơ thể.
3. Không ăn những phần này
Ghẹ sống bằng cách ăn thịt ôi thiu, có thể có một số lượng lớn vi khuẩn ẩn trong các cơ quan tiêu hóa, tốt nhất nên rửa sạch trước khi ăn. Các bộ phận như mang cua, bao tử cua, tim cua, ruột cua nên loại bỏ!
Bộ Y tế cảnh báo: Cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở Việt Nam Ở Việt Nam trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol. Đáng lo ngại hơn, tình trạng thừa cholesterol ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể...