Điểm mặt những lợi ích của việc tắm mỗi ngày
Tắm mỗi ngày không chỉ mang lại cho cơ thể một cảm giác sạch sẽ thơm tho giúp thư giãn tối ưu mà còn khiến bạn nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe khác đấy.
Loại bỏ độc tố: Tắm nước nóng khoảng 32-35 độ C trong 10-20 phút giúp mở lỗ chân lông để loại bỏ độc tố trong cơ thể có thể dễ dàng được xả ra ngoài.
Tránh tình trạng da bị nhiễm trùng: Một số bệnh da như phát ban có thể được điều trị bằng cách thêm muối vào trong nước tắm. Muối được coi như một chất khử trùng cho da. Vì thế, nhớ ngâm cơ thể khoảng 10 đến 20 phút trong nước muối ấm có thể giúp điều trị những bệnh về da hiệu quả.
Liều thuốc trị mất ngủ: Ngâm chân trong nước lạnh mỗi ngày là liệu pháp rất tốt để điều trị chứng mất ngủ hoặc những người có vấn đề về giấc ngủ.
Giúp làm sạch sâu cơ thể: Việc mở các lỗ chân lông khi tắm cũng rất quan trọng để cơ thể loại bỏ bụi bẩn sâu trong da, trả lại cho bạn làn da trẻ trung giàu sức sống.
Video đang HOT
Giảm mức độ đường trong máu: Theo nhiều nghiên cứu, việc tắm trong một bồn tắm nước ấm có thể giúp bạn giảm mức độ đường trong máu, chữa đau nhức cơ bắp và giúp chăm sóc ruột già để có thể hoạt động tốt. Điều này rất cần thiết cho những người bị tiểu đường. Ngược lại, tắm nước lạnh lại có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn vì giúp thu hẹp mạch máu. Nhiệt độ nước tắm lạnh bạn nên tắm khoảng 12-18 độ C.
Giảm căng thẳng, đau nửa đầu và cúm: Tắm nước nóng cũng có thể giúp đỡ trong việc làm giảm các triệu chứng nhức đầu, cảm cúm và căng thẳng vì chúng giúp thư giãn tối đa trong quá trình tắm.
Thư giãn cơ thể tối ưu: Trong khi tắm nếu bạn thêm các loại tinh dầu như hoa oải hương hoặc tinh dầu hoa cúc có thể giúp giảm bớt căng thẳng và làm thư giãn cơ thể vì tắm bằng tinh dầu khiến các dây thần kinh và tinh thần bình tĩnh, cho bạn cảm giác thoải mái.
Làm đẹp làn da: Thêm sữa khi ngâm mình trong bồn tắm, có thể làm cho da bạn mềm mại và mịn màng vì sữa có nhiều vitamin tự nhiên rất hữu ích và an toàn cho làn da.
Theo PLXH
"Chuyện ấy" - Bao lâu là đủ?
Vấn đề thời lượng của mỗi buổi "giao ban" có lẽ luôn là câu hỏi thường trực của nhiều cặp vợ chồng. Và nó có ảnh hưởng đến chất lượng "chuyện ấy" hay không cũng khiến nhiều người quan tâm.
Ảnh minh họa
Bao lâu là đủ cho "chuyện ấy"? Trước tiên, bạn cần xác định mình hiểu chuyện tế nhị ấy như thế nào. Khái niệm thời gian ở đây khá rộng và tuỳ theo cách tính của từng người như từ lúc lên giường đến lúc cả hai đi vào giấc ngủ hay từ khi vợ chồng "vào cuộc" tới màn kết thúc...
Cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là tuỳ thuộc vào các bạn, miễn là "chuyện ấy" đạt chất lượng như mong muốn. Nếu bạn chỉ có một chút thời gian thôi thì một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khoảng 3 phút thôi cũng có thể rất tuyệt.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian của chuyến du lịch dài ngày, ngoài việc tham quan, thưởng thức đặc sản vùng miền, hai bạn sẽ có nhiều đêm để thử nghiệm những cách khác nhau của "trò chơi tình ái" cũng thật lý tưởng. Nó có thể làm tăng thêm thi vị cho cuộc sống gối chăn của hai vợ chồng.
Một điều cần đề cập là việc "giao ban" cả đêm dài không chỉ riêng "hành sự". Bởi lẽ, nếu hăng hái quá, hai bạn sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng đến thể lực, và những kích thích thái quá có thể làm khoái cảm bị chai lì và giảm chất lượng những lần "gần gũi" sau. Xen kẽ với "yêu", các bạn nên mang đến cho nhau sự âu yếm, vuốt ve hay những nụ hôn dài. Đó là những yếu tố có tác động khá tích cực trong việc thể hiện tình cảm mặn nồng.
Tóm lại, đối với vấn đề này, chúng ta không thể đưa ra đáp án chung cho nhiều người. Các đặc điểm thể chất, thời điểm hứng khởi, tâm trạng và nhiều yếu tố khách quan khác nữa không giống nhau đối với từng cặp vợ chồng, thế nên, biện pháp tối ưu là cứ "thực hiện" cho đến khi cả hai muốn dừng lại.
Theo sinhcon
Phẫu thuật 'cô bé', chồng vẫn không nhiệt tình? "Tôi là một người vợ và đã có 3 con. Từ sáu năm nay, mối quan hệ của tôi và chồng không còn được mặn nồng và hài hòa nữa." "Chồng tôi cứ như không muốn chạm vào tôi. Anh ấy ít khi chủ động bắt đầu chuyện ấy. Nếu tôi yêu cầu, đôi khi anh ấy từ chối. Anh lấy lý do...