Điếc sớm
Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc… khi còn rất trẻ.
Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân, trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói bếp… cũng lãnh hậu quả tương tự.
Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt quỷ, tôm alaska…) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể, trong đó có mạch máu nuôi tai.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, “tám” liên tu bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá sức, tai cũng “lên tiếng” bằng các triệu chứng khó chịu như rát, ù… nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa hết, tai còn bị “vắt” kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe: học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng ồn. BS Đỗ Hồng Giang – Khoa Thính học BV Tai – Mũi – Họng TP.HCM nhắc nhở: “Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả”.
Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy gan…) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây “liệt” cơ quan thính giác).
Video đang HOT
Phát hiện sớm
Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có “báo cáo” đầy đủ, nhưng đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào “im lặng đáng sợ”. Chẳng hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như “đột quỵ” vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì… còn tai kia. Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài… Tình trạng trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng… để giúp tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ… phải đến chuyên khoa tai – mũi họng trong 24 – 48 tiếng đồng hồ.
Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã “hóng hớt” muốn nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như: lắc trống, gõ thùng… Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má… Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: “Hệ thần kinh của bé giai đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường…”.
Phương Nam
Theo PNO
Người già không nên bổ sung vitamin
Việc bổ sung vitamin đối với người già là vô cùng cần thiết.
Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Do vậy, bổ sung vitamin đối với người già là cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung tùy tiện, không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.
Có nên bổ sung vitamin cho người già?
Đối với người già, khả năng bài tiết dịch vị giảm, gây trở ngại cho hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin.
Mặt khác, người già thì nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa... Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người già rất cao, sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin.
Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa...(Ảnh: Internet)
Theo GS.TS Bùi Minh Đức (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng không thể đầy đủ các loại vitamin, chẳng hạn như vitamin C, không phải tất cả các loại rau có chứa vitamin C. Ngoài ra, vitamin C có thể dễ dàng bị mất khi các loại rau được rửa sạch, nó cũng có thể bị mất ở nhiệt độ cao trong quá trình nấu. Ngoài ra, nó thậm chí có thể bị oxy hóa trong không khí, đôi khi, hơn 90% vitamin C có thể bị mất.
Đồng thời, áp lực cao trong cuộc sống và công việc cũng có thể tiêu thụ một lượng vitamin nhất định. Do đó, việc bổ sung các vitamin và nguyên tố vi lượng cho người già là rất cần thiết.
Một số vitamin cần bổ sung cho người già
Các vitamin B: vitamin B1 giúp chuyển hóa glucid và dẫn truyền thần kinh, dùng chữa tê phù, viêm đa thần kinh, đau xương khớp; Vitamin B2 làm lành các tổn thương mắt, da và niêm mạc; Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh... ;Vitamin B12 có thể làm giảm hàm lượng homocysteine trong cơ thể, qua đó giúp phòng chống bệnh mất trí nhớ ở người già.
Vitamin D: Thiếu vitamin D không chỉ gây gẫy xương mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ bắp, hệ thống miễn dịch, hệ thống tim mạch...
Beta caroten và vitamin A: beta caroten là tiền chất vitamin A (khi ăn vào cơ thể, nó được chuyển thành vitamin A), nhưng điều đặc biệt là các betacaroten có khả năng khử các gốc tự do (một chất gây hại cho cơ thể) tốt hơn vitamin A; nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch. Còn vitamin A thì giúp quá trình tạo da, niêm mạc và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, rất cần cho người bị khô mắt, rụng tóc...
Vitamin E: Là chất chống oxy hóa mạnh. Nó có tác dụng chống xơ cứng tổ chức, kích thích dinh dưỡng hệ thần kinh cơ, làm trẻ hóa tế bào, giúp chữa các bệnh ở mô tạo keo... Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.
Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể; khi thiếu nó, nhiều phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể giảm xuống. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với người cao tuổi như giúp tổng hợp lipid, protein, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, bảo vệ tốt các mạch máu và hệ hô hấp.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong cuộc sống hàng ngày, người già cần đảm đảm hai nguyên tắc đó là chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung các loại thuốc phù hợp để duy trì sức khỏe cho cơ thể.
Đối với người già còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật... Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm... Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn...), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người già nên ăn nhiều rau quả tươit, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C.
Theo Eva
Chữa tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng Đi tiểu nhiều vào đêm, thường xuyên cảm thấy đói bụng, khát nước, sụt cân nhanh, viêm nhiễm chân tay lâu lành, mắt mờ, mệt mỏi ... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của căn bệnh tiểu đường. Ban đầu, những triệu chứng này có thể gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và phiền phức, nhưng...