Hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh
Một nghiên cứu mới cho thấy, những người thường xuyên phơi nhiễm khói thuốc sẽ tăng nguy cơ tử vong vì nhiều căn bệnh khác nhau, theo Times of India.
Các nhà nghiên cứu theo dõi suốt hai thập niên qua với 910 đối tượng hút thuốc thụ động tại Trung Quốc, do tiến sĩ Yao He tại Bệnh viện tổng quát PLA ở Bắc Kinh (Trung Quốc) làm trưởng nhóm.
Lúc bắt đầu nghiên cứu, 44% đối tượng sống chung với người hút thuốc và 53% đối tượng hít phải khói thuốc từ môi trường làm việc.
Sau 17 năm theo dõi, 249 đối tượng chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh lý khí thũng.
Tác giả nghiên cứu cho biết, các đối tượng tham gia nghiên cứu chết vì đột quỵ hoặc bệnh phổi, hai căn bệnh hàng đầu liên quan đến việc thụ động.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Chest.
Theo vietbao
Video đang HOT
Hỏi đáp về thể chất dễ bị dị ứng
Với cơ địa dị ứng, bạn sẽ gặp phải nhiều rào cản trong cuộc sống. Phải mất rất nhiều trải nghiệm cùng nhiều học phí, bạn mới rút ra được cái gì thực sự phù hợp với mình. Vậy có cách nào ít phải "đóng học phí" hơn không.
Đặc điểm của thể chất dễ bị dị ứng là gì?
Các triệu chứng thường gặp: Mắt đỏ, ngứa mũi, tắc mũi hoặc chảy nước mũi, hắt xì. Thường xuyên bị ngứa ngoài da, trên da thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ tía vừa chạm vào da đã đỏ lựng, và xuất hiện vết hằn.
Với trẻ con, khi khóc quầng mắt đỏ, với người lớn, khi khóc quầng mắt màu xanh. Không thể hoạt động mạnh, thậm chí cười lớn cũng dễ gây thở dốc, đi bộ lên xuống cầu thang khó khăn.
Nếu bạn có 4-5 triệu chứng trong các triệu chứng trên, về cơ bản có thể khẳng định bạn là người có thể chất dễ bị dị ứng.
Các nguồn gây dị ứng thường gặp là gì?
- Qua đường hô hấp: phấn hoa, bụi, khói thuốc, mùi xăng dầu, khí than, khí thải ôtô...
- Qua đường ăn uống: các loại hải sản, sữa tươi, trứng gà, tỏi...
- Qua đường tiếp xúc: không khí lạnh, tia tử ngoại, tia bức xạ, đồ mỹ phẩm, đồ trang sức, vi khuẩn, nấm mốc...
- Qua đường tiêm: một số loại thuốc, huyết thanh...
- Tự bản thân tạo nên: áp lực công việc, tâm trạng không tốt, bị bỏng...đều có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Thể chất dễ bị dị ứng nên chú ý gì khi ăn uống?
Cần tránh xa các nguồn thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng ích khí, làm mát máu, tiêu phong, bổ phổi và thận. Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống cân bằng, thanh đạm, hợp lý. Hạn chế các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như rượu, trà đặc, ớt, cà phê, tôm, cua, thịt bò, thịt ngan....
Các thực phẩm tính nhiệt hoặc dễ gây phản ứng dị ứng như sầu riêng, xoài, long nhãn, vải, đào, nho, chuối tiêu, dâu tây... cũng nên ít dùng. Nên ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc như đậu xanh, bí đao, hạt sen...
Có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên nhớ kỹ 8 loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp là: lạc, đậu nành, sữa tươi, trứng gà, các loại cá, các loại hạt khô, tiểu mạch và các loại động vật có vỏ cứng.
Ngoài việc ăn uống, người có thể chất dễ bị dị ứng còn cần chú ý những gì?
Người có thể chất dễ bị dị ứng cũng cần chú ý đến việc điều hoà tâm trạng. Nếu muốn thân thể khoẻ mạnh, tâm trạng cần phải ổn định. Do đó, cần chú ý tu tâm dưỡng tính, tránh không để tâm trạng bị căng thẳng, khó chịu. Tâm trạng không cân bằng dễ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ nội tiết, làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó gây ra các loại bệnh tật.
Thể chất dễ bị dị ứng có cần kiêng kị gì trong cuộc sống hàng ngày?
Thể chất này cần rèn thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, ngày đủ 3 bữa, giữ tâm trạng không căng thẳng, cơ thể không quá mệt mỏi.
Khi vận động, thể chất dễ bị dị ứng cần chú ý điều gì?
Thể chất này phù hợp với các loại hình vận động như bơi, chạy chậm, thái cực quyền, chơi cờ, tập yoga, đi du lịch.... Trong quá trình rèn luyện, nên tránh ra mồ hôi ở chỗ có nhiều gió, để tránh kích thích cơ thể phát chứng dị ứng. Cần chú ý hít thở đều. Đặc biệt lưu ý người bị hen suyễn dị ứng không được vận động mạnh.
Phạm Thúy
Theo dân trí
11% nam giới Việt Nam tử vong do hút thuốc lá Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới Việt Nam với, chiếm 11% tổng số ca tử vong ở nam giới. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) thực hiên năm 2011. Tại Việt Nam, thuốc lá gây ra 40 nghìn ca tử vong mỗi năm. "Không...