Đi giày cao gót nhiều, tập ngay 5 động tác này để đôi chân không biến dạng
Thực hiện năm động tác cơ bản sau đây sẽ giúp cho đôi chân của bạn không nhức mỏi khi đi giày cao gót hàng ngày.
Giày cao gót là một món đồ “thần kỳ” giúp hack chiều cao hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học, khi mang giày cao gót quá lâu, chân sẽ bị biến dạng nghiêm trọng. Móng chân có nguy cơ mọc ngược và xuất hiện tình trạng nấm chân.
Ngoài ra, tỷ lệ bị tổn thương dây chằng, cột sống, mắc các bệnh tim mạch, viêm khớp, thấp khớp của hội “nghiền” giày cao gót sẽ cao hơn gấp nhiều lần người bình thường.
Tuy nhiên, chỉ cần tập 5 động tác cơ bản này sẽ giúp sở thích đi giày cao gót của chị em không còn là mối lo quá lớn.
Động tác 1:
Số lần tập: 20 lần, 3 lượt.
Kỹ thuật: Kiễng lần lượt hai gót chân trong tư thế đứng, đầu ngón chân chạm đất.
Động tác 2:
Số lần tập: 20 lần, 3 lượt.
Kỹ thuật: Kiễng 2 gót chân cùng lúc, kiễng lên rồi hạ xuống đều đặn trong tư thế đứng.
Động tác 3:
Số lần tập: 20 lần, 3 lượt.
Kỹ thuật : Một chân làm trụ trong tư thế đứng, chân còn lại nâng đầu gối lên một góc 80 độ, mũi chân hướng xuống đất, xoay tròn cổ chân. Thực hiện lần lượt với hai chân.
Video đang HOT
Động tác 4:
Số lần tập: 20 lần, 3 lượt
Kỹ thuật: Một chân làm trụ trong tư thế đứng, chân còn lại nâng đầu gối một góc 45 độ. Đồng thời đầu ngón chân quặp lại chạm xuống sàn. Tiếp theo, hạ gót chân xuống sàn, mũi chân hướng lên trên, cứ thế lặp lại. Thực hiện lần lượt với hai chân.
Động tác 5:
Số lần tập: 15 lần, 3 lượt
Kỹ thuật: Ngồi thẳng lưng trên ghế, một chân chống vuông góc đồng thời kiễng gót chân. Chân còn lại duỗi một góc 120 độ, gót chân chạm đất. Tiếp theo, mũi chân nhịp nhàng hướng lên trên rồi hạ xuống sàn, cứ thế lặp lại. Thực hiện lần lượt với hai chân.
Dành 5 phút mỗi ngày thực hiện những động tác đơn giản để đẩy xa mọi nguy hại có thể xảy đến nhé!
Mẹo giúp nàng 'sống sót khi đi giày cao gót cả ngày
Đôi giày cao gót giúp chị em trở nên thanh lịch, quyến rũ hơn, nhưng việc sử dụng chúng cả ngày trời sẽ là cơn ác mộng nếu bạn không thủ sẵn những mẹo sau.
Việc đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau chân, sưng đỏ phần gót hoặc mũi chân. Làm thế nào để tránh và khắc phục điều đó? 13 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn.
Đặt giày vào ngăn đá
Đặt giày của bạn vào tủ đá trong 30 phút. Khi giày lạnh, bạn sẽ nhận thấy nó dễ đi hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể thử đặt một túi nước bên trong đôi giày và cho vào ngăn đá. Nước đóng băng sẽ làm giãn đôi giày của bạn hơn một chút, giúp bạn thoải mái hơn.
Dùng băng dán hai mặt
Dùng băng dính dán phần gót chân vào đế giày. Mẹo nhỏ này sẽ giữ cho đôi giày của bạn luôn vừa chân, nhưng quan trọng hơn cả là nó sẽ ngăn ngừa các vết phồng rộp và đau nhức ở các ngón chân.
Sử dụng lót giày cao gót
Được thiết kế đặc biệt cho đế lót, thường làm bằng silicon hoặc vải, đôi tất lót này sẽ ngăn chân bạn trượt về phía trước, giảm đau và phồng rộp. Hãy chọn loại silicon nếu bạn đang đi đôi giày cao gót hở mũi. Miếng đệm silicon không thể nhìn thấy dưới chân nhưng lại bảo vệ đôi chân bạn vô cùng tốt.
Kem dưỡng ẩm
Bôi một ít kem dưỡng ẩm vào chân trước khi đi giày cao gót để giúp chân bạn không bị cọ xát, đau và phồng rộp, đặc biệt nếu giày còn mới và chật.
Phấn rôm trẻ em
Nếu bạn có phấn rôm ở nhà, hãy thử rắc một ít trên đôi giày cao gót. Nó sẽ ngăn mồ hôi gây trượt, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Băng dính
Tất cả những gì bạn phải làm là dán ngón chân thứ ba và thứ tư lại với nhau bằng băng dính để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa 2 ngón chân, giảm bớt sự đau đớn.
Đừng cởi giày cao gót
Ngay cả khi đôi giày cao gót đang khiến bạn cực kỳ đau đớn, cởi chúng ra chính là ý tưởng tồi. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trong giây lát, nhưng bàn chân rất có thể sẽ sưng lên ngay lập tức, việc mang chúng vào lại càng khiến bạn đau hơn.
Đi giày cao gót ở nhà
Hãy xỏ giày cao gót ở nhà ít nhất một tuần trước khi mang ra ngoài, đặc biệt nếu chúng còn mới và chật. Bằng cách này, bạn sẽ quen với đôi giày của mình và chúng có thể giãn ra phù hợp với đôi chân bạn hơn.
Sáp khử mùi
Trước khi mang giày vào, hãy thoa một ít sáp khử mùi lên những vùng da ma sát với giày như gót chân, cổ chân hoặc ngón chân để tránh nứt nẻ, khó chịu.
Đừng đứng yên một chỗ
Ngay cả khi bạn đang rất đau, hãy cố gắng đi bộ. Việc đứng yên trên giày cao gót sẽ khiến bạn đau hơn. Bạn cũng có thể ngồi xuống và nghỉ ngơi một lúc, nhưng đừng cởi giày.
Chăm sóc chân đúng cách
Nếu gót chân nứt nẻ, da cứng và chai sạn, đôi giày cao gót của bạn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm những vấn đề này và khiến bạn đau đớn hơn rất nhiều. Vì vậy việc chăm sóc tốt cho đôi chân là điều cần làm.
Chọn giày phù hợp
Nếu bạn chưa từng thử bao giờ, đừng vội mua những đôi giày gót nhọn hay quá cao so với bạn. Chúng trông sang chảnh hơn, nhưng sẽ làm cho đôi chân của bạn đau đớn. Hãy chọn gót vuông và những đôi giày thấp hơn.
Băng cá nhân
Nếu không chắc về độ thoải mái của đôi giày cao gót mới, bạn chỉ cần giữ vài miếng băng cá nhân và các sản phẩm điều trị vết phồng rộp khác trong ví. Chúng sẽ cứu bạn nếu đôi giày bắt đầu làm bạn đau.
6 mẹo giữ dáng thon cho chị em văn phòng Nhai kẹo cao su thay cho các món ăn vặt kém lành mạnh và tích cực đi cầu thang bộ giúp chị em giảm cân hiệu quả. Nhai kẹo cao su Thay vì nhấm nháp những món ăn vặt không lành mạnh, hãy nhai kẹo cao su để vừa thoả mãn nhu cầu được ăn gì đó, vừa giúp bạn tập trung hơn...