Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
Đau lưng là tình trạng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Người mắc thường có cảm giác khó chịu và chất lượng cuộc sống thấp hơn.
Nghiên cứu mới đây cho thấy, đi bộ có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc giảm đau lưng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Đau lưng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 60-70% người dân ở các nước công nghiệp phát triển sẽ bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong đời.
Các nguyên nhân gây đau lưng bao gồm từ tư thế sai, lối sống ít vận động đến chấn thương và các bệnh mạn tính như viêm khớp. Thông thường, để ứng phó với tình trạng này, mọi người thường dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc thậm chí là phẫu thuật. Tuy nhiên, có một cách đơn giản, không xâm lấn giúp giảm đau lưng là đi bộ.
Đi bộ có thể giúp giảm chứng đau lưng.
1. Lợi ích của đi bộ
Đi bộ là một bài tập có tác động thấp dành cho hầu hết mọi người, bất kể mức độ thể chất; không yêu cầu thiết bị đặc biệt, dễ dàng bổ sung vào thói quen hàng ngày.
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị đau lưng:
- Cải thiện lưu thông máu : Một trong những lợi ích chính của việc đi bộ là cải thiện lưu thông máu. Đi bộ thường xuyên thúc đẩy lưu lượng máu đến cột sống, nuôi dưỡng cấu trúc cột sống và thúc đẩy quá trình chữa lành. Đi bộ làm tăng lưu lượng oxy , chất dinh dưỡng đến cột sống, hỗ trợ sửa chữa các mô bị tổn thương và giảm viêm.
- Tăng cường cơ bắp: Đi bộ tác động đến nhiều nhóm cơ khác nhau, đặc biệt là các nhóm cơ ở phần dưới cơ thể. Khi các cơ này khỏe lên, sẽ hỗ trợ cột sống tốt hơn, giảm gánh nặng cho lưng và giảm đau.
2. Đi bộ có tác dụng gì với chứng đau lưng
Đi bộ thường xuyên có nhiều tác động khác nhau đối với chứng đau lưng. Dưới đây là một số tác dụng đáng chú ý:
- Giảm đau và cải thiện chức năng: Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trường Y Harvard đã chứng minh rằng, đi bộ giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống, giúp ngăn ngừa và giảm bớt chứng đau lưng.
Video đang HOT
Những người tham gia đi bộ chỉ một giờ mỗi tuần đã giảm đáng kể chứng đau lưng so với những người không đi bộ. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng ngay cả việc đi bộ tối thiểu cũng có thể dẫn đến những cải thiện đáng kể về mức độ đau và chức năng tổng thể của lưng.
- Sức khỏe tinh thần tốt hơn: Đau lưng mạn tính thường dẫn đến căng thẳng và lo lắng, có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Đi bộ đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tâm thần, bao gồm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ báo cáo rằng đi bộ chỉ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần đã cải thiện đáng kể sức khỏe tâm thần và giảm các triệu chứng trầm cảm, có thể gián tiếp góp phần giảm đau lưng.
3. Giải pháp để thêm đi bộ vào thói quen hàng ngày
Việc tích hợp việc đi bộ vào thói quen không phải là điều khó khăn. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn bắt đầu:
- Bắt đầu từ từ và tăng dần: Nếu chưa quen với việc đi bộ thường xuyên, hãy bắt đầu với thời lượng ngắn hơn, chẳng hạn như 10 -15 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian đi bộ để đạt được mục tiêu hai giờ mỗi tuần. Tính nhất quán là chìa khóa, vì vậy hãy hướng tới một thói quen phù hợp với lối sống của bạn.
- Sử dụng giày dép phù hợp: Mang giày hỗ trợ phù hợpcó thể ngăn ngừa sự căng thẳng thêm cho lưng và khớp. Chọn những đôi giày có khả năng hỗ trợ vòm, đệm tốt để giảm tác động tiêu cực này.
- Duy trì tư thế tốt: Trong khi đi bộ, hãy kiểm soát tư thế như đứng thẳng, giữ vai về phía sau và vận động các cơ cốt lõi… Tư thế này giúp phân bổ trọng lượng đồng đều và giảm căng thẳng cho lưng.
Mùa hè ngủ trên sàn nhà có tốt không?
Mùa hè, nhiều người có sở thích ngủ trên sàn nhà để tránh nóng. Vậy ngủ trên sàn có thực sự tốt không?
Lợi ích của việc ngủ trên sàn nhà
Giúp giảm đau lưng
Nhiều người cho rằng nệm cứng hơn sẽ tốt hơn cho bệnh đau lưng, bao gồm 75% bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Mỹ cũng khuyến cáo những người bị đau lưng nên ngủ trên bề mặt chắc chắn, có thể bao gồm cả sàn nhà có trải lớp lót.
Nguyên nhân gây đau lưng rất nhiều và đa dạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng và tư thế ngủ ưa thích của mỗi người, bề mặt ngủ cứng hơn có thể giúp giảm đau.
Một số người ngủ trên đệm quá mềm so với trọng lượng cơ thể, dễ bị lún sâu vào nệm. Điều này có thể dẫn đến tư thế ngủ kém, cột sống bị cong. Sự sai lệch này có thể làm tăng áp lực lên cột sống của bạn và góp phần gây đau lưng.
Ảnh minh họa
Cải thiện tư thế
Tư thế xấu có thể là một nguyên nhân khác gây đau lưng và dẫn đến các vấn đề khác như giảm tính linh hoạt, lệch cột sống và tăng nguy cơ chấn thương.
Tư thế tốt hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống. Ngủ trên sàn nhà có thể giúp bạn dễ dàng giữ thẳng cột sống hơn vì không phải lo lắng về việc lún quá sâu vào nệm. Tuy nhiên, nhiều người có thể cần sử dụng gối để giảm áp lực lên cột sống, chẳng hạn như đặt một chiếc gối mỏng bên dưới lưng dưới.
Nhiệt độ mát hơn
Quá nóng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc ngủ trên sàn được cho là có thể giúp cơ thể cảm thấy mát hơn. Nhiệt độ lý tưởng để ngủ là khoảng 18 đến 20 độ C.
Tùy thuộc vào cách xây dựng và các yếu tố khác của ngôi nhà, nhiệt độ phòng ngủ trên sàn có thể mát hơn tới 9 độ so với chiều cao của giường. Điều này có nghĩa là ngủ trên sàn có thể sẽ mát hơn và bạn cảm thấy dễ ngủ hơn.
Ảnh minh họa
Nhược điểm của việc ngủ trên sàn nhà
Bên cạnh những ưu điểm, ngủ trên sàn cũng có những nhược điểm, gây ra một số sự khó chịu về mặt sức khỏe.
Gây đau lưng
Trong khi một số người giảm đau lưng khi ngủ trên sàn thì những người khác lại thấy tư thế này làm tăng cơn đau lưng của họ. Nếu không có lớp đệm thích hợp xung quanh các điểm chịu áp lực như hông và vai, ngủ trên sàn có thể gây cứng khớp và khó chịu. .
Các nghiên cứu về người lớn bị đau lưng dưới đã phát hiện ra rằng trong số các loại nệm khác nhau, nệm có độ cứng vừa phải mang lại cảm giác dễ chịu hơn trong khoảng thời gian 90 ngày - cả vào ban ngày và khi nằm trên giường - so với nệm cứng.
Nhiệt độ quá thấp gây lạnh
Sàn nhà thường mát hơn phần còn lại của căn phòng. Vì vậy, việc ngủ trên sàn vào mùa hè giúp hạ nhiệt đáng kể, giấc ngủ thoải mái hơn. Tuy nhiên, vào mùa đông, sàn nhà lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng, khiến người nằm cảm thấy lạnh hơn bình thường.
Phản ứng dị ứng
Phòng ngủ là nơi chứa nhiều chất gây dị ứng tiềm ẩn, từ mạt bụi, bụi bẩn đến nấm mốc, bất kỳ chất nào trong số đó đều có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Do đó, khi ngủ trên sàn, con người có thể tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng hơn gây hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở,... và kết quả là chất lượng giấc ngủ bị giảm.
Ảnh minh họa
Vậy ngủ trên sàn có an toàn không?
Mặc dù nhiều người thích ngủ trên sàn nhưng kiểu ngủ này không phải dành cho tất cả mọi người. Một số người nên tránh ngủ trên sàn, kể cả người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe nhất định, các vấn đề về di chuyển hoặc dị ứng. Nếu thuộc một trong những nhóm nguy cơ này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngủ trên sàn.
Đối với người cao tuổi, cơ thể dễ bị lạnh, xương cũng yếu hơn. Người lớn tuổi cũng có thể bị viêm khớp hoặc các vấn đề về vận động, điều này có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Ngủ trên sàn có thể làm tăng cảm giác lạnh hoặc khiến họ có nguy cơ bị thương cao hơn.
Ngoài ra, một số người có khả năng chịu lạnh kém hơn như thiếu máu, suy giáp hoặc bệnh tiểu đường cũng không nên ngủ trên sàn nhà.
Nếu gặp khó khăn với việc ngồi xuống và đứng lên, đặc biệt là từ trên sàn, tốt hơn hết nên ngủ trên giường. Những người có vấn đề về di chuyển sẽ dễ dàng lên xuống giường cao hơn so với tấm nệm đặt trên sàn. Đứng lên từ sàn nhà đến tư thế đứng có thể làm tăng nguy cơ đau lưng.
Với phụ nữ mang thai, việc ngủ trên sàn được coi là an toàn. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý là khi nằm xuống sàn hoặc đứng lên mà cảm thấy khó khăn và khó chịu, thì tốt hơn hết không nên nằm sàn.
Việc cho bé ngủ trên sàn cũng an toàn nhưng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhi. Những trẻ có cơ địa yếu nên cẩn trọng khi cho trẻ ngủ trên sàn vì dễ bị dị ứng hoặc cảm lạnh.
Một số bài tập tốt cho người bệnh giời leo Bệnh giời leo (zona thần kinh) là một bệnh do virus varicella - zoster gây ra. Bên cạnh việc điều trị người bệnh nên kết hợp tập luyện giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Virus gây bệnh zona thần kinh (giời leo) varicella-zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster...