Đến An Giang ăn bánh chăm
Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.
Các bạn đã bao giờ ăn bánh Chăm chưa?
Đến huyện An Phú, các bạn sẽ thấy những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng kỳ lạ, đó là bánh “ha nàm căn” và bánh “cô ăm” – hai loại bánh dân dã của dân tộc Chăm ở An Giang.
Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt.
Video đang HOT
Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.
5 phút sau khi bánh chín, người ta xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.
Còn bánh “cô ăm” thì được làm bằng bột gạo xay nhuyễn trộn với đường thốt nốt, cũng đem nướng như bánh “ha nàm căn”. Khi bánh chín, có màu trắng, ăn không béo.
Thưởng thức bánh Chăm dân dã như một cách gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ.
'Vũ nữ chân dài' - món nhậu nức tiếng 'tốn mồi' ở An Giang
Vùng đất An Giang lắm điều hay, ẩm thực vô cùng phong phú. Trong đó phải kể đến món nhậu tốn mồi là khô nhái. Về miền Tây nhiều du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên khi được nghe nhắc rất nhiều đến cụm từ "kiểu nữ đại gia" hay "vũ nữ chân dài" nhưng thực tế đó lại là tên gọi mĩ miều của người dân dành cho món cực phẩm khô nhái trứ danh.
"Vũ nữ chân dài" là cái tên mĩ miều mà người dân miền Tây nói về món khô nhái. (Ảnh: Internet)
Được biết, "quê gốc" của món khô nhái này ở tận Campuchia. Tuy nhiên, không chỉ nhập về bán, dưới bàn tay tài hoa của người dân vùng sông nước, món nhái còn được tự biến tấu theo bí quyết riêng để cho ra đời loại đặc sản chỉ riêng miền Tây mới có.
Ngoài ra, ngay chính miền Tây sông nước cũng là nơi sinh sống, tập trung của ếch, nhái, nhiều nhất là vùng An Giang. Nhái cơm sinh sôi nhiều vào mùa mưa. Nhái cơm sau khi được đánh bắt về có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, để bảo quản được lâu người dân miền tây đã tiến hành phơi khô nhái cơm.
Sơ dĩ món nhậu tốn mồi khô nhái này được ưu ái đặt cho danh xưng "kiều nữ chân dài" mĩ miều đến vậy bởi muốn tôn vinh một món ăn bình dân, hoang dã nhưng mang đến trải nghiệm vị giác "cực phẩm". Hơn thế còn là thức ăn "thượng hạng" trong việc cung cấp caxi dồi dào cho cơ thể. Theo Đông y, khô nhái còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và tốt cho xương khớp.
Thịt nhái có thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Vừa nhiều đạm, không chất béo lại giàu canxi, thích hợp cho tất cả mọi người. Do sống trong môi trường hoang dã, không nuôi được kiểu kinh tế như ếch nên thịt "kiều nữ" rất dai ngon và không độc.
Bình dị, hoang sơ là thế nhưng để món "vũ nữ chân dài" thượng hạng khi chế biến cũng cần sự tỉ mỉ, lâu công phải biết. Nhái đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi trong khoảng thời gian phơi tầm 2 nắng.
Khô nhái có nhiều kiểu chế biến ra món ngon, nhưng phải nói "tuyệt đỉnh" ẩm thực nhất phải là món khô nhái chiên hoặc khô nhái nướng trên than hồng. Khô nhái sau khi chiên dùng chấm với mắm me hoặc tương ớt ăn kèm rau xanh tùy thích dùng chung với rượu đế cứ phải gọi là "hết sảy".
Thơm ngon bánh hẹ Tân Châu - An Giang Du lịch An Giang không chỉ được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên yên bình, núi non hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng độc đáo, chỉ có riêng ở nơi đây. Có dịp về vùng đất Thất Sơn (Bảy Núi), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có nguồn gốc từ...