Dễ đổ bệnh khi dùng thớt không sạch chế biến thức ăn
Sử dụng thớt sai cách khiến các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trên thớt gia tăng gấp nhiều lần, và gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên giống như bất cứ các sản phẩm khác, thớt cũng có những quy định và hạn sử dụng nhất định. Việc sử dụng sai cách sẽ khiến các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trên thớt gia tăng gấp nhiều lần, và gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk đã chỉ ra một vài thói quen sử dụng thớt sai cách.
Sử dụng thớt sai cách sẽ làm gia tăng vi khuẩn có hại trên bề mặt thớt và lây nhiễm sang thực phẩm. Ảnh: The Sun
Chế biến thức ăn sống, chín trên cùng một chiếc thớt
Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk cho biết đây là sai lầm thường thấy ở nhiều gia đình. Theo đó thực phẩm tươi sống như thịt, cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng… cho dù có chà rửa kỹ thì cũng chỉ làm sạch bề mặt, còn những vi khuẩn đã bám vào trong sớ gỗ không thể làm sạch được vẫn nằm lại đó và tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Điều này cũng được PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ sinh học- thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đồng tình. Ông chỉ rõ nếu chỉ dùng một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín, dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
“Do đó, mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt, dùng để thái thực phẩm sống, thực phẩm chín, hoặc cắt gọt hoa quả”, vị chuyên gia thông tin.
Sử dụng cả 2 mặt thớt
Nhiều người có thói quen sử dụng cả hai mặt của thớt, một mặt thái đồ sống và một mặt thái đồ chín. Tuy nhiên Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk cho hay, người tiêu dùng nên bỏ thói quen này, bởi các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp thường không được sạch sẽ. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy chỉ nên sử dụng một mặt.
Video đang HOT
Mỗi gia đình nên có từ 2-3 chiếc thớt để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. Ảnh: Internet
Không thay thớt sau thời gian sử dụng
Sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị nham nhở nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Đơn cử như vi khuẩn Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn, vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, và nguy hiểm hơn là độc tố aflatoxin sinh ra từ nấm mốc, đây là loại độc tố không thể làm sạch dù ở nhiệt độ cao, và là nguyên nhân gây ra ung thư nguy hiểm.
“Do đó người tiêu dùng nên thay thớt sau khoảng 6-8 tháng đã sử dụng”, trung tâm này đưa ra lời khuyên.
Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng thớt, nhiều người chỉ rửa dưới nước sạch, rửa thớt xong lại để thớt nằm ngang, khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Do đó để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng ở thớt, việc vệ sinh thớt rất quan trọng. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk chỉ rõ, sau khi cắt thức ăn, cần rửa sạch thớt bằng nước rửa bát và nước sạch. Hoặc sau khi rửa sạch thớt bằng nước rửa bát và nước sạch, đổ nước nóng lên thớt rồi dùng bàn chải cứng để chà rửa khử trùng, diệt nấm mốc.
Ngoài ra người tiêu dùng cũng có thể hòa thuốc sát trùng với nồng độ 5% (8 – 16ml thuốc trong 2 lít nước), ngâm thớt từ 10-15 phút để tẩy sạch vi khuẩn. Sau khi vệ sinh thớt sạch sẽ cần dựng hoặc treo thớt lên cho ráo nước. Không nên phơi thớt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
NGUYÊN HÀ
Theo plo.vn
Tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe từ nước uống đóng chai
Uống nước đóng chai hầu như được làm từ loại chai nhựa rẻ tiền trong quá trình vận chuyển bị va đập, rung lắc và đi dưới ánh nắng mặt trời, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư.
Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, có hại cho sức khỏe
Khi uống nước, chúng ta thường ghé sát miệng chai để uống nước trực tiếp, có thể khiến vi khuẩn trong miệng, trên bàn tay và trên miệng chai sau khi trộn lẫn xâm nhập vào trong chai nước, sau đó từ từ và không ngừng sinh sôi, nếu sau vài giờ vẫn chưa uống hết chai nước này, bạn sẽ uống một lượng lớn vi khuẩn có thể gây ra một loạt tổn hại sức khỏe.
Ngộ độc thực phẩm
Rất nhiều loại nước đóng chai không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể chứa nhiều mẫu kim loại nặng vượt mức cho phép và vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli có thể sinh sôi nhanh chóng, vì vậy, nếu quá trình đóng chai nước không đảm bảo vệ sinh có thể làm cho vi khuẩn này nhiễm vào nước. Vi khuẩn E.coli, có thể dễ dàng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa, sốt... Đặc biệt, những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và những người mệt mỏi kéo dài khiến sức đề kháng giảm sút càng dễ bị nhiễm khuẩn.
Da khô gây ra mụn trứng cá
Vi khuẩn staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn có thể trú ngụ trong nước uống đóng chai và là nguyên nhân chủ yếu khiến gây ra dị ứng nếu bạn uống phải nước này. Vi khuẩn staphylococcus aureus một khi sinh sôi một lượng lớn trong cơ thể, có thể khiến da bị khô và ngứa. Đồng thời, vi khuẩn staphylococcus aureus và Escherichia coli cũng gây khó chịu cho đường ruột, dẫn tới táo bón. Nếu trong cơ thể tích tụ một lượng lớn chất thải cũ, có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể suy giảm, dẫn tới khô da, mụn trứng cá...
Gây nhiệt miệng, viêm khoang miệng
Nấm candida xâm nhập vào chai nước chủ yếu qua tiếp xúc giữa miệng chai với tay hoặc các bề mặt khác. Nấm candida có thể có mặt tại bất kỳ vật, bề mặt nào, thậm chí cả ở tay của bạn. Vì vậy, không chú ý trong việc đóng chai hoặc khi uống, nấm candida có thể xâm nhập vào nước trong chai nhanh chóng và gây bệnh nếu bạn uống. Nấm candida ban đầu chỉ có ở trong khoang miệng nhưng sau khi sinh sôi phát triển có thể dẫn tới viêm niêm mạc miệng, viêm miệng..., gây khó chịu. Khi khoang miệng bị viêm, nó còn gây ra một vấn đề lớn đó chính là nhiệt miệng, viêm khoang miệng đến nỗi không thể nào ăn ngon, thậm chí đau tới mức tức giận, khó chịu, lo lắng...
Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
Mọi người đều biết bổ sung nước rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, việc chứa nước trong chai nhựa lại hoàn toàn không tốt cho bạn và cả môi trường. Bạn hãy chọn cho mình các loại bình đựng với chất liệu khác để đảm bảo cho sức khỏe bản thân. Thay vì sử dụng lại chai nhựa, tốt nhất nên uống một lần và sau đó tái chế, nhưng nếu bạn phải dùng lại chai nhựa để đựng nước, thì các chuyên gia khuyên nên mua loại chai nhựa không chứa BPA và tránh rửa bằng nước nóng, vì điều này khiến các chất độc giải phóng với tốc độ gấp 55 lần so với bình thường.
Truyền những chất độc hại vào nước
Chai nhựa có thể dễ dàng bị hư hỏng bởi sức nóng ngoài trời. Tác động của tia UV có thể làm hư hỏng lớp vỏ ngoài của chai nước. Theo nghiên cứu, nhựa với mã tái chế 3 hoặc 7 có thể giải phóng một chất có tên là bisphenol A (BPA), trong khi các chất dẻo không chứa BPA có thể giải phóng bisphenol S (BPS). Cả hai chất này đều gây hại đối với cơ thể con người. Với chỉ một lượng nhỏ, chúng cũng có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nếu trong máu, nước tiểu và môi trường của người muốn thụ tinh trong ống nghiệm có nồng độ BPA cao sẽ có ít khả năng mang thai thành công.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Những người có nồng độ BPA càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho thấy BPA có liên quan đến huyết áp cao - một yếu tố gây bệnh tim phổ biến. Hơn nữa, vì BPA và BPS có thể bắt chước estrogen ngay khi chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn và lượng hormone cao sẽ làm tăng việc sản xuất protein huyết tương, có thể dẫn tới đông máu và các biến chứng liên quan đến tim và đột qụy.
Bị nhiễm khuẩn do tái sử dụng
Không như thủy tinh và thép, nhựa dễ dàng bị hư hỏng sau vài lần sử dụng. Chỉ một vết nứt nhỏ trên chai cũng có thể chứa vi khuẩn. Dù phần lớn vi khuẩn đều vô hại, nhưng cũng có những trường hợp gây ra bệnh về đường ruột hoặc cảm cúm. Rửa sạch chai nước với xà phòng và nước nóng có thể loại bỏ được vi khuẩn nhưng cũng đồng thời làm chai nhựa hư hỏng nặng hơn.
Có hại đến môi trường
Chai nhựa có thể được tái chế, nhưng chỉ có 1% được tái chế nhiều lần, phần lớn chúng đều nằm trong bãi rác. Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, sẽ có gần 12 triệu kg nhựa lãng phí vào năm 2050.
Theo anninhthudo
Mỡ heo bốc mùi vẫn bị mang đi bán kiếm lời Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện và buộc tiêu hủy 03 bao tải chứa đựng mỡ heo đã chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng 140kg. Mới đây Cục quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh thành phố liên tiếp bắt giữ các trường hợp vận chuyển nội tạng không rõ nguồn gốc chất lượng. Tiêu biểu như...