Đau khớp ngón tay: Nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy đau ở khớp ngón tay, biểu hiện đau càng rõ ràng khi bạn dùng ngón tay ấn hoặc gập? Nếu triệu chứng đau ngày càng trở nên khó chịu và hạn chế khả năng vận động của bàn tay thì cần đặc biệt lưu ý!
Đau khớp ngón tay có thể l hậu quả do chấn thương hoặc do bệnh lý làm tổn thương tới các cấu trúc của ngón tay bao gồm: Xương, khớp hoặc gân. Trong những bệnh lý đó, viêm khớp nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau này.
Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, đặc biệt rất thường gặp tại khớp bàn tay và cổ tay. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
1. Viêm thoái hóa khớp ngón tay
Viêm thoái hoá khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như khớp ngón tay cái, khớp ngón tay út,… Đây là tình trạng sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị thoái hóa làm cho bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi và mòn đi. Khi đó, các đầu xương chà xát vào nhau dẫn đến tồn thương khớp và gây triệu chứng đau.
Bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trên 40 và diễn tiến chậm trong nhiều năm. Ban đầu có thể người bệnh chỉ gặp triệu chứng đau với tần suất thưa hoặc chỉ đau khi vận động ngón tay. Theo thời gian, các tổn thương khớp có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các xương mới dọc theo 2 bên xương hiện có hoặc có thể tạo ra khối gồ trên khớp ngón tay gọi là gai xương.
Viêm thóa hóa khớp ngón tay thường gặp ở người lớn tuổi
Triệu chứng viêm thoái hóa khớp ngón tay:
- Đau khớp ngón tay: Là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Cơn đau có thể xảy ra ở gốc ngón tay khi nắm hoặc dùng lực ngón tay. Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh ngủ dậy buổi sáng hoặc khi bắt đầu vận động. Triệu chứng sẽ giảm dần sau khi xoa bóp hoặc cử động lâu. Theo thời gian, khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Biến dạng ngón tay: Khi bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay tiến triển, ngón tay thường biến dạng. Khớp bị ảnh hưởng có thể là khớp gốc ngón tay hoặc khớp liên ngón. Các khớp này bắt đầu lệch về một bên, có thể gây yếu tay, đau và khó khăn trong hoạt động hằng ngày.
- Sưng khớp ngón tay: Các khớp liên đốt gần (khớp nối đốt 1 và 2) bị to mặt sau, sưng và đa
- Triệu chứng khác: Sưng, cứng, nóng và đau ở gốc ngón tay; hạn chế khả năng cầm, nắm đồ đạc; giảm phạm vi chuyển động của tay; khớp tại gốc ngón tay to ra hoặc sờ thấy gai xương.
Video đang HOT
Biến dạng bàn tay là một trong những triệu chứng của viêm thoái hóa khớp bàn tay
2. Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến nhiều loại khớp trên cơ thể. Yếu tố tự miễn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tấn công những tế bào bình thường tại khớp. Bệnh ban đầu khởi phát ở những khớp nhỏ (khớp bàn thay, bàn chân) và sau đó là các khớp nhỡ và lớn (khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối,…)
Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và cứng khớp với đặc điểm như sau:
- Cứng khớp buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ.
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: khớp liên đốt gần, khớp gốc ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp liên đốt gần, khớp gốc ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
Ngoài những dấu hiệu trên, kết quả chụp X-quang cũng có thể phản ánh tình trạng bệnh: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Tiến triển viêm khớp dạng thấp ngón tay
Điều trị đau khớp ngón tay
- Tây y: Hiện chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp và viêm thoái hóa khớp. Những phác đồ điều trị dùng thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng ( thuốc giảm đau, chống viêm) và hạn chế tiến triển bệnh (nhóm DMARDs, corticoid…).
- Đông y: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm thoái hóa khớp đều là những bệnh mạn tính và cần điều trị lâu dài. Vì vậy, những bài thuốc đông y có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược an toàn, hiệu quả đang là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn.
Loại gia vị trong những món cay của Ấn Độ, Thái Lan rất phổ biến tại Việt Nam, tốt cho sức khỏe
Gừng không những được dùng trong ẩm thực để làm gia vị hay cân bằng món ăn, mà nó còn là một loại thảo được rất tốt cho sức khỏe.
Gừng là một loại gia vị rất hay được sử dụng trong nấu nướng, nhất là trong những món ăn cay nồng của Ấn Độ hay Thái Lan. Trong ẩm thực, gừng tươi hoặc bột gừng không những giúp khử mùi hôi tanh của thực phẩm sống mà còn làm tăng hương vị và cân bằng nhiều món ăn.
Không chỉ có thế, theo thông tin từ Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100gram gừng có chứa rất nhiều carbohydrate, chất xơ và protein. Loại thảo dược này cũng vô cùng giàu kali, magiê, phốt pho, natri, vitamin C, B5, và B9. Do đó, gừng rất tốt cho sức khỏe, cụ thể là những công dụng sau:
1. Giảm đầy hơi và cải thiện tiêu hóa
Gừng giúp bạn giảm và ngăn ngừa được tình trạng bị táo bón, đầy hơi, cải thiện sức khỏe đường ruột và chứng loét dạ dày (Ảnh minh họa).
Theo một số nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, gừng giúp dạ dày hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và khoáng chất từ thực phẩm mà chúng ta ăn. Bên cạnh đó, trong gừng còn chứa nhiều enzyme, trong đó có enzyme trypsin và lipase rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp bạn giảm và ngăn ngừa được tình trạng bị táo bón, đầy hơi, cải thiện sức khỏe đường ruột và chứng loét dạ dày.
2. Giảm buồn nôn
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Mehrnaz Nikkhah Bodagh làm việc tại Khoa Dinh dưỡng và Công nghệ Thực phẩm thuộc trường Đại học Y khoa Shahid Behesht (Iran), các thành phần gingerols và shogaols có trong gừng sẽ thúc đẩy dạ dày tiết ra các enzyme tiêu hóa khác nhau giúp trung hòa axit, từ đó, cơ dạ dày được thư giãn và bạn sẽ giảm cảm giác buồn nôn.
Theo đó, chỉ cần 1500 miligram chiết xuất từ gừng đã giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn, nhất là khi say tàu xe, ốm nghén do mang thai hay khi điều trị ung thư.
3. Giảm cảm lạnh hoặc cảm cúm
Trong thành phần của gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa chống viêm như gingerols, shogaols và zingerones. Những chất này giúp bạn giảm đau, an thần, tăng sức đề kháng chống lại virus. Chưa kể, loại thảo dược này cũng giúp duy trì sức khỏe răng miệng của bạn bằng cách giữ cho răng và nướu còn nguyên vẹn.
4. Giảm đau
Những cơn đau do kinh nguyệt cũng sẽ giảm nếu bạn uống một tách trà gừng nóng (Ảnh minh họa).
Do giàu chất gingerol nên gừng cũng giúp bạn giảm đau khớp do bị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Những cơn đau do kinh nguyệt cũng sẽ giảm nếu bạn uống một tách trà gừng nóng.
5. Giảm cân
Giáo sư Jing Wang, làm việc tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc (Bắc Kinh, Trung Quốc), cho biết gừng giúp cải thiện sự trao đổi chất và kiềm chế cảm giác đói. Đồng thời, uống trà gừng cũng giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động từ đó loại bỏ độc tố.
6. Hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp thấp
Nghiên cứu của Bác sĩ Nafiseh Khandouzi, công tác tại Khoa Dinh dưỡng và Hóa sinh thuộc trường Đại học Y khoa Tehran (Iran), cho thấy lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 đã cải thiện sau khi tiêu thụ gừng hàng ngày. Vì gừng giúp kích thích cơ thể sản xuất ra insulin- một loại hormone quản lý lượng đường trong máu.
Không những thế, gừng còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Điều này rất tốt cho tim mạch và làm tăng huyết áp.
Tuy rằng gừng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng trước khi bạn bổ sung gừng vào trong chế độ ăn uống thì vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Những loại thảo mộc giúp chống đau khớp Một số loại thảo mộc như nha đam, gừng, nghệ, trà xanh... có thể có đặc tính chống viêm giúp điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau, nhưng tất cả đều có thể gây đau. Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng nhẹ, đặc biệt...