Dầu ăn và những sai lầm cơ bản ảnh hưởng tới sức khỏe cả nhà
Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những sai lầm cơ bản trong sử dụng dầu ăn mà nhiều người vẫn mắc phải.
Sử dụng dầu ăn đúng cách không chỉ khiến bữa cơm gia đình ngon hơn mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
1. Không ăn mỡ động vật
Mỡ động vật như lợn, gà, cá là nguyên liệu thay thế được dùng chính trong nhà bếp của người Việt khi dầu ăn còn chưa phổ biến. Thế nhưng, khi dầu ăn dần phổ biến hơn, mỡ động vật lại bị gán mác “nguyên liệu có hại” cho sức khỏe. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Ảnh minh họa: Internet
Để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình, cả mỡ động vật và dầu thực vật đều nên được dùng để nấu ăn. Mỡ động vật cung cấp một lượng lipid lớn để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể và một lượng nhỏ cholesterol (thứ mà nhiều người vẫn nghĩ là trong mỡ có quá nhiều, sẽ khiến đồ ăn bị ngấy và làm béo phì).
Ảnh minh họa: Internet
2. Sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần
Đây là thói quen thường xuyên của nhiều người, bởi vì tiếc rẻ cho lượng dầu dùng thừa từ những lần trước. Tuy nhiên, dầu ăn chiên lại nhiều lần sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong đó. Bên cạnh đó, dầu ăn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra hóa chất có tên là transfat – một chất có khả năng gây ung thư khi sử dụng lâu dài. Không chỉ vậy, chất này còn khiến các men tiêu hóa trong dạ dày bị phá hủy, khiến chúng ta bị khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và gây ra các bệnh lý về tim mạch…
Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, khi nấu ăn các bạn nên cân đối lượng dầu ăn sử dụng cho hợp lý để tránh lãng phí và đỡ phải sử dụng lại dầu thừa, mỡ thừa để nấu lần sau.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
3. Những sản phẩm dầu ăn chất lượng có màu nhạt
Dầu ăn trên thị trường hiện nay rất đa dạng chủng loại, mẫu mã và cả màu sắc của dầu. Không biết từ bao giờ các bà nội trợ thường truyền tai nhau, dầu có màu nhạt mới là ngon nhất, dầu càng có màu đậm càng hôi, kém chất lượng.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, màu sắc của sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố: công thức chế biến, nguyên liệu sản xuất hay mức độ tinh luyện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện để có màu càng nhạt thì khả năng các chất dinh dưỡng nguyên chất nhất bị lấy đi càng cao. Vì vậy, không nên đánh giá chất lượng của dầu theo màu sắc, hãy chọn loại mà gia đình bạn thích ăn.
Ảnh minh họa: Internet
4. Trung thành với một loại dầu ăn duy nhất
Nhiều gia đình chỉ dùng duy nhất 1 chai dầu ăn của 1 hãng duy nhất trong thời gian dài. Tuy nhiên, thay đổi các loại dầu ăn sẽ mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe hơn là chỉ dùng 1 loại. Các loại dầu ăn khác nhau có giới hạn chịu nhiệt khác nhau, chúng cũng cung cấp các chất khác nhau cho cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng 2 loại dầu ăn trong nhà bếp.
Ảnh minh họa: Internet
Một loại chuyên dùng ở nhiệt độ cao, cho các món chiên rán, một loại chỉ để dùng cho món ăn sống như làm salad, ướp thực phẩm, xào nấu… như dầu các loại hạt (hướng dương, đậu nành, ô-liu, dầu hạt cải…)
Ảnh minh họa: Internet
5. Mọi loại dầu oliu đều giống nhau
Cũng giống như dầu dừa có loại để làm đẹp, loại để nấu ăn. Thực tế, dầu ô-liu cũng vậy. Dầu ô-liu nguyên chất là dầu được ép từ quả oliu, hoàn toàn chưa qua tinh luyện, xử lý hóa chất nên mang hương vị tinh khiết, giàu chất chống oxy hóa và phenol hơn. Chúng thích hợp để dưỡng da, làm các món salad. Nếu dùng chúng để xào, nấu, lượng phenol nguyên chất trong đó rất dễ bị phá hủy.
Ảnh minh họa: Internet
Trong khi đó, dầu ô-liu tinh luyện trong quá trình sản xuất đã mất đi phần lớn hàm lượng phenol và chất chống oxy hóa, hương vị không thơm ngon bằng dầu tinh khiết nhưng lại phù hợp với việc nấu nướng trên nhiệt độ cao hơn./.
Người bệnh mạn tính không lây ăn uống thế nào?
Tình trạng mắc các bệnh mạn tính không lây trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nhanh chóng, do có rất nhiều yếu tố nguy cơ trong cộng đồng chưa được kiểm soát tốt, trong đó có chế độ ăn và lối sống.
Vậy những người mắc bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để có thể duy trì được tình trạng sức khỏe tốt nhất?
Người bệnh tăng huyết áp
Người mắc bệnh tăng huyết áp nên: Tăng cường ăn rau xanh, quả chín; ăn các loại thịt nạc, ít béo và nên nhớ rằng mỡ động vật và các loại nội tạng động vật là rất không tốt cho những người mắc bệnh tăng huyết áp.
Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, các loại thực phẩm sau có nhiều chất xơ: Gạo lật nảy mầm, gạo lứt (còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo). Nếu ăn các loại quả chín thì nên ăn dạng miếng/múi hơn là xay, ép lấy nước uống, vì ăn cả miếng sẽ góp phần tăng lượng chất xơ được tiêu thụ.
Hạn chế: Ăn mặn và sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều muối, đường; tiêu thụ các loại phủ tạng động vật.
Người tăng huyết áp nên tăng cường ăn rau xanh, quả chín.
Người bệnh đái tháo đường
Nguyên tắc chung về chế độ ăn cho người mắc bệnh đái tháo đường là bữa ăn phải cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng (cả đa lượng và vi lượng); không làm tăng cao đường máu sau bữa ăn; không bị hạ đường máu lúc đói; không làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận (do nhiều người thực hiện chế độ ăn kiêng, không ăn cơm gạo mà chuyển sang ăn thịt, làm cho thận và nhiều cơ quan khác phải làm việc nhiều...).
Bữa ăn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các thức ăn thích hợp có chọn lọc nhằm đảm bảo được cuộc sống bình thường. Không kiêng khem quá mức như nhiều người tránh không ăn cơm, mà chuyển sang chỉ ăn thịt với rau, như vậy rất không tốt cho sức khỏe.
Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân, nhưng tăng hay giảm cũng nên từ từ theo liệu trình để từng bước đưa trọng lượng cơ thể về mức nên có (dựa theo chỉ số BMI).
Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để đảm bảo nhu cầu về năng lượng: 3 bữa chính, 1 - 3 bữa phụ (ăn nhẹ). Tránh các cơn hạ đường huyết đột ngột, thường xảy ra với người mắc bệnh đái tháo đường.
Lựa chọn được thực phẩm rồi, nhưng cách chế biến cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số tăng đường huyết sau ăn (ví dụ khoai lang, thịt, nếu ăn luộc sẽ tốt hơn là ăn nướng, các loại rau củ nên ăn luộc thay vì xào...). Nên bỏ dần các thói quen ăn ngọt, ăn xào, ăn rán quá béo, Hạn chế tối đa các loại đồ uống có cồn (rượu, bia).
Khi lựa chọn thực phẩm, hoặc khi chế biến, cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp dưới 55 (chỉ số đường huyết của thực phẩm - viết tắt tiếng Anh là GI - nói lên mức độ tăng đường huyết sau khi ăn của loại thực phẩm đó, ví dụ: bánh mỳ trắng có chỉ số GI là 100; cơm gạo tẻ là 73; cơm gạo lứt là 58...). Nên ăn các thực phẩm có chỉ số GI ở mức trung bình (GI = 56 - 69), nếu sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI trên 70) thì cần ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ.
Người bệnh gút
Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat (một dạng muối của axit uric). Nếu lắng đọng ở khớp (sụn khớp, bao hoạt dịch) làm cho khớp bị viêm gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận gây bệnh thận do cặn urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...).
Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên. Bệnh có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc giảm acid uric và đẩy lùi bệnh gút. Để làm được điều này người bệnh cần tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp.
Những thực phẩm người bệnh gút cần tránh.
Nguyên tắc chung
Bệnh nhân cần đảm bảo bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối. Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: Các loại thịt, cá, hải sản, các loại phủ tạng... là các thực phẩm chứa nhiều nhân purin, khi tiêu thụ làm tăng axit uric trong máu, người bệnh nên tránh sử dụng, hoặc sử dụng ở mức độ ít.
Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế ăn mặn và sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều muối, đường; hạn chế tiêu thụ các loại phủ tạng động vật...
Ngoài ra, bệnh nhân cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày, ví dụ như ăn phối hợp với các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, có tác dụng tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể (như các loại rau xanh, nước chanh tươi...). Uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.
Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần. Không nên ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều axit uric (nhóm III): Óc, gan, bầu dục các loại phủ tạng, nước ninh xương, nước luộc thịt, những loại thực phẩm có hàm lượng axit uric cao, như tôm, cua, hải sản, thịt đỏ.
Một số nhóm thực phẩm mà người mắc bệnh gút nên hạn chế sử dụng:
Một số loại cá, hải sản: Cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá tuyết, cá trích, trai, sò điệp, ... rất giàu purin. Trong 100mg cá kể trên thì có tới 110 - 345mg purin.
Một số loại thịt: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt bê, thịt xông khói... có hàm lượng purin từ 100 - 150mg trong 100g thực phẩm, vì thế người có axit uric cao nên hạn chế những thực phẩm này.
Đồ uống có chứa cồn, nước ngọt đóng chai (chứa nhiều đường fructose): Không chỉ kiêng những thức ăn chứa nhân purin mà người bị tăng axit uric cũng phải kiêng các loại thực phẩm gây tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin như thức uống có cồn. Nếu bạn có thói quen uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ tăng lên 25% so với những người không sử dụng. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự ở người uống rượu và các thức uống có cồn khác.
Nguy cơ đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao và 2 dấu hiệu báo trước Chuyên gia cảnh báo, người mỡ máu cao vốn đã có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần. Nếu ngoài 50 tuổi, mỡ máu cao, lại thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, cần phòng ngừa ngay trước khi ngã quỵ. Đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao Theo TS.BS.Vũ Trí Thanh (BV Đại học Y Dược...