Đạp xe có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới?
Đi xe đạp là một trong những hoạt động thể dục thể thao được nhiều người lựa chọn. Đây vừa là cách để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.
Tuy nhiên cũng có khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc đạp xe có ảnh hưởng đến tinh trùng, khả năng tình dục hay sinh con ở nam giới?
Cho đến nay việc đạp xe có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vẫn còn dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chưa có một kết luận chính xác cũng như một hướng dẫn nào cụ thể
Đạp xe có ảnh hưởng đến vùng nhạy cảm?
Bác sĩ Trịnh Kiên Cường – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston đã khảo sát 2200 nam giới thì thấy rằng những người đạp xe hơn 5 giờ một tuần có nhiều khả năng sản sinh ít tinh trùng hơn so với số người lựa chọn hình thức tập thể dục khác.
Nghiên cứu cũng chỉ ra trong số 100 người không luyện tập thể thao thì có 25 người có số lượng tinh trùng thấp, trong khi ở nhóm người đi xe đạp con số này là 31 người, tương đương với 31%.
Và trong 100 người đi xe đạp thì có đến 40% là có tỷ lệ tinh trùng di động thấp, ở nhóm người không đi xe đạp con số này là 27%.
Giả thiết chính đưa ra là có sự gia tăng nhiệt độ ở bìu hoặc những vi chấn thương vùng sinh dục, hoặc chấn thương tầng sinh môn do đạp xe. Nghiên cứu của Behzad Hajizadeh Maleki đăng trên Clin J Sport Med chỉ ra rằng tinh trùng bị ảnh hưởng xấu và giảm khả năng sinh sản sau 16 tuần đạp xe.
Video đang HOT
Bác sĩ Trịnh Kiên Cường – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Tuy nhiên, vào năm 2014 các nhà khoa học tại Đại học College London đã thực hiện một nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay với hơn 5.000 nam giới đi xe đạp thường xuyên và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa môn thể thao này và hiện tượng vô sinh nam ngay cả khi thời lượng đạp xe hơn 8 tiếng mỗi tuần.
Nhiều người nghi ngờ rằng, đạp xe còn gây rối loạn cương dương, ung thư tiền liệt tuyến, điều này hoàn toàn chưa có cơ sở để khẳng định. Trong vài thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số nam vận động viên đi xe đạp bị tổn thương dây thần kinh lưng dương vật do kẹt giữa yên xe hẹp và xương mu người lái, dẫn đến giảm dẫn máu đến dương vật gây rối loạn cương.
Năm 2017, nghiên cứu mới về đạp xe và sức khỏe tình dục đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ. Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến gần 4.000 nam giới trong đó có 63% đi xe đạp, còn lại là những vận động viên bơi lội và chạy bộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người đi xe đạp không cương cứng kém hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra, đạp xe dường như không ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu của nam giới.
Vậy ung thư tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến nam giới do xe đạp hay không?
Các tác giả từ Đại học College London đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang lớn, cung cấp một cái nhìn tổng thể về thói quen đi xe đạp và căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 5.000 người đi xe đạp đã hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến, kết quả là với số giờ đạp xe tăng lên mỗi tuần những người này được phát hiện nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn gấp hai đến sáu lần.
Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Alastair Lamb – nhà nghiên cứu lâm sàng và chuyên gia danh dự về Tiết niệu bệnh viện Addenbrooke và Nghiên cứu Ung thư Viện Cambridge Vương quốc Anh thì hiện không có đủ bằng chứng đủ mạnh về mối liên quan giữa đi xe đạp và ung thư tuyến tiền liệt.
Nam giới nên vận động thể thao như thế nào?
Theo bác sĩ Trịnh Kiên Cường, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Human Reproduction năm 2019 đã phân tích hàng nghìn mẫu tinh trùng thì thấy rằng những người đàn ông tập thể dục đều đặn với cường độ cao có số lượng tinh trùng, mật độ, khả năng di chuyển và hình thái tinh trùng tốt nhất. Tuy nhiên thật khó để biết tần suất và loại hình tập luyện nào để có khả năng sinh sản tối ưu.
Một nghiên cứu khác với 746 người tham gia tại ngân hàng tinh trùng ở Trung Quốc, dựa trên thước đo “giá trị trao đổi chất tương đương của hoạt động thể lực – MET”, cho thấy: Nam giới có các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc làm việc nhà có điểm số MET mỗi tuần thấp hơn so với nam giới sử dụng các bài tập cường độ cao như chạy hoặc đạp xe. Mức MET cao hơn có liên quan đến việc tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, nhưng nồng độ và hình thái tinh trùng không thay đổi dựa trên mức độ tập thể dục của họ.
Tuy nhiên, nam giới cần lưu ý khi tham gia thể dục với cường độ cao không nên mặc quần lót quá chật có thể làm tăng nhiệt độ trong bìu và không tốt cho khả năng sinh tinh. Với những môn thể thao nặng dễ làm tăng áp lực vùng chậu như đẩy tạ, nam giới nên chú ý nếu có đau tức tinh hoàn hay khó chịu, sờ thấy búi vùng bìu nên đi khám để loại trừ bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh – gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng. Nam giới có thể tham gia mọi hoạt động thể dục thể thao mà họ có khả năng miễn là chú ý đảm bảo an toàn cho bộ phận sinh dục.
“Như vậy cho đến nay việc đạp xe có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vẫn còn dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chưa có một kết luận chính xác cũng như một hướng dẫn nào cụ thể. Vì vậy, nếu bạn đam mê đạp xe thì vẫn có thể tham gia, nhưng nên chú ý khi cảm thấy tê hoặc khó chịu ở bộ phận sinh dục nên cân nhắc nghỉ giải lao và đi lại để giảm áp lực xuống đáy chậu; khi cảm thấy tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần thì nên cân nhắc nghỉ một thời gian và đừng quên dành thời gian khám sức khoẻ sinh sản định kỳ.
Đạp xe là một hoạt động thể dục thể thao phù hợp với nhiều người giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật. Do đó nếu bạn đam mê đạp xe thì vẫn có thể tham gia và nhớ đi khám tầm soát ung thư tuyến tiền liệt sau tuổi 50″, Bác sĩ Cường cho biết.
Mê đạp xe thể dục có khiến quý ông bị yếu chuyện ấy?
Một số ý kiến cho rằng, việc ngồi lâu khi đạp xe có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Hỏi: Tôi năm nay 31 tuổi, có tham gia câu lạc bộ xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Đều đặn hàng sáng, tôi thường dành 1 tiếng để đạp xe trước khi đi làm. Tuy nhiên, gần đây lại nghe nhiều bạn bè bảo rằng, đạp xe nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Xin hỏi điều này có đúng không?
(Quốc Thắng, Hà Nội)
BS Trịnh Kiên Cường - Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trả lời:
Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, công việc,... đối với mỗi người là rất ý nghĩa, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng.
BS Trịnh Kiên Cường - Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Đạp xe nhiều có gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay không là câu hỏi mà nhiều nam giới thắc mắc. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn sự ảnh hưởng của đạp xe đến chất lượng tinh trùng.
Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra việc ngồi lâu, tì ép nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu ở vùng bìu và cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California Mỹ tiến hành trên 4000 người, trong đó 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội, 789 người chạy bộ thường xuyên cho thấy, những người đi xe đạp không bị ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản nếu luyện tập điều độ.
Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc đạp xe đạp nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tình dục hay không, nam giới cũng cần lưu ý một số điểm sau khi đạp xe để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Không ngồi trên xe quá lâu, chọn loại yên xe có thiết kế yên ngồi mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu hông.
- Kiểu dáng, kích thước xe phù hợp với cơ thể, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận sinh dục bị cọ xát, tì ép nhiều.
- Trang phục phù hợp khi đạp xe, không chọn trang phục quá nóng, chật chội, bó sát người.
Tập luyện thể thao đúng cách, an toàn, cường độ thích hợp hầu như không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Một số môn thể thao có tính đối kháng cao như đá bóng, bóng rổ... cần chú ý tránh chấn thương vùng khung chậu.
Cảnh báo nam giới sẽ mất dần khả năng sinh sản Tiến sĩ Shanna Swan (Mỹ) cảnh báo hầu hết đàn ông sẽ không thể sản xuất tinh trùng vào năm 2045, kích thước và thể tích của dương vật cũng bị ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường. Nhà khoa học môi trường, tiến sĩ Shanna Swan, Trường Y Icahn ở Mount Sinai ở New York, Mỹ, trong cuốn sách mới Count Down...