Danh sách xếp hạng các loại thịt tốt cho sức khỏe: Tiết lộ của chuyên gia mới thật sự gây sửng sốt!
Không có chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả mọi người, mỗi người đều nhận được những rủi ro và lợi ích khác nhau từ các loại thịt. Mặc dù vậy, vị chuyên gia này cũng nhận định bảng xếp hạng các loại thịt như sau!
Tất cả các protein động vật đều có ưu và nhược điểm, nghiên cứu có thể đưa ra kết quả mâu thuẫn và các nghiên cứu có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng xét riêng về cholesterol, ăn thịt gà cũng có hại như ăn thịt bò vậy.
BS Janese Laster (chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ) cho biết, không có chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả mọi người, mỗi người đều nhận được những rủi ro và lợi ích khác nhau từ các loại thực phẩm, bao gồm cả thịt. Mặc dù vậy, vị chuyên gia này cũng nhận định bảng xếp hạng các loại thịt như sau:
Cá và gia cầm: Vị trí số 1
Gia cầm, như thịt gà và gà tây, cũng là nguồn protein tuyệt vời, ít calo và chất béo bão hòa. Một miếng thịt gia cầm không da, không xương sẽ tạo một món ăn tốt nhất cho sức khỏe.
Mặc dù vậy, nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, ăn thịt trắng cũng có thể làm tăng cholesterol. Tốt nhất là phải ăn loại thịt được chăn nuôi tốt nhất, không dùng kháng sinh hay chất kích thích…
Thịt đỏ: Ăn càng ít càng tốt
Ưu điểm của thịt đỏ – bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, thịt nai và vịt là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời, giàu vitamin B12, kẽm và protein, tất cả đều là những chất dinh dưỡng quan trọng. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Hoa Kỳ, ăn thịt đỏ có thể thúc đẩy một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ nấu ở nhiệt độ cao cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và thịt đỏ có xu hướng chất béo bão hòa cao hơn các nguồn protein khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong loại thịt này, thịt chế biến nên tránh hoàn toàn hoặc hiếm khi ăn đến. Thịt xông khói, bologna, pepperoni, thịt bò khô, xúc xích và thịt nguội… đều có sử dụng thêm hóa chất, chất bảo quản. Tổ chức Y tế Thế giới cũng phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư cho con người.
Video đang HOT
Trong loại thịt này, thịt chế biến nên tránh hoàn toàn hoặc hiếm khi ăn đến.
Khi nói đến sức khỏe tổng thể, chất béo bão hòa nên được hạn chế càng nhiều càng tốt. Thịt cừu thường có nhiều chất béo bão hòa – có thể làm tăng mức cholesterol xấu, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với thịt bò hoặc thịt lợn. Thịt bò, xương sườn và bít tết dải New York có xu hướng là những dạng thịt bò béo hơn khi so sánh với thịt thăn bò hoặc sườn nướng. Thịt lợn chưa qua chế biến thường có lượng calo và chất béo bão hòa thấp nhất khi so sánh với các loại thịt đỏ khác.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Ung thư Thế giới, bạn không nên ăn quá 3-5 lạng thịt đỏ mỗi tuần. Nhiều thử nghiệm đã cho thấy đây là nguyên nhân gây bệnh mãn tính, ung thư, béo phì và hội chứng chuyển hóa, bao gồm tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên BMJ cho thấy ăn nhiều thịt đỏ dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn. Nếu ăn thịt đỏ, hãy sử dụng cách nấu ăn lành mạnh như nướng, quay thay vì chiên nhiều dầu mỡ.
Chuyên gia Việt nhận định thế nào về việc xếp hạng các loại thịt?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế thì việc xếp hạng loại thịt nào đứng thứ nhất, thứ nhì rất khó định lượng. Sự thật là ăn thịt nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe, loại thịt nào được dùng làm thực phẩm cho con người cũng có giá trị dinh dưỡng cao.
Dù là protein thuộc nhóm nào cũng không bao giờ được quên nguyên tắc hàng đầu: phải thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng nguồn protein, đa dạng các loại thịt…
“Thịt thuộc nhóm protein cao, có giá trị dinh dưỡng lớn. Protein là một trong những nhóm chất quan trọng nhất cho sức khỏe con người. Trong đó, người ta phân ra cụ thể: nhóm thịt đỏ có thịt bò, thịt lợn, dê, cừu…, thịt trắng có thịt gà, ngan, ngỗng…, nhóm trứng có trứng gà, trứng ngan, ngỗng… và nhóm protein quan trọng vô cùng nữa là nhóm các loại cá. Mỗi nhóm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định và người khỏe mạnh bình thường ăn đầy đủ các nhóm này sẽ cung cấp dưỡng chất rất tốt cho cơ thể”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Tuy vậy, vẫn có những người tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh lý mà phải hạn chế, kiêng ăn một số loại thịt. Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn thịt đỏ vì sẽ khiến cholesterol tăng cao, tình trạng sức khỏe trở nên nặng nề hơn. Người mắc bệnh gút không nên ăn thịt chó vì sẽ càng đau sưng hơn vì quá giàu đạm…
Vị chuyên gia nhấn mạnh, dù là protein thuộc nhóm nào cũng không bao giờ được quên nguyên tắc hàng đầu: phải thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng nguồn protein, đa dạng các loại thịt cũng như ăn uống tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bản thân mới tốt cho sức khỏe.
Theo Helino
10 thực phẩm không nên ăn vào mùa hè kẻo mang bệnh
Dù có thích thế nào đi chăng nữa thì cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này khi thời tiết đang nóng nực.
1. Thịt, gà và cá nướng
Protein động vật nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ phát triển một số chất làm tăng nguy cơ ung thư. Mặc dù loại protein và thời gian nấu của nó quyết định mức độ nguy hiểm, nhưng việc càng ăn thường xuyên các loại thực phẩm này thì càng có nguy cơ lớn.
Thay vào đó hãy ăn rau của nướng hoặc luộc, chúng sẽ không biến thành độc tố cho dù có nấu như thế nào đi chăng nữa.
Nếu muốn ăn thịt cá không nguy hiểm cho sức khỏe, nên nướng ở nhiệt độ thích hợp, 145 độ cho cá và bít tết.
2. Xúc xích
Các loại thịt chế biến như xúc xích được WHO công nhận là có liên quan tới ung thư trực tràng. Bên cạnh đó, các cảnh báo cũng áp dụng cho các sản phẩm khác như giăm bông, thịt hun khói...Thay vào đó hãy ăn ức gà hoặc các loại sashimi.
3. Kem đá bào
Mặc dù kem đá bào có thể hạ nhiệt cơn nóng ngay tức khắc nhưng các loại siro ăn kèm lại chứa hàm lượng đường fructose cao, nó có thể tăng năng lượng tạm thời nhưng cuối cùng lại khiến bạn thèm ăn hơn. Bên cạnh đó, siro chứa nhiều thành phần hóa học, không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể giải nhiệt bằng cách uống dừa tươi.
4. Cocktail lạnh
Cocktail trái cây nhìn chung sẽ làm tăng sự thèm ăn, làm chậm quá trình trao đổi chất. Thay vào đó có thể chọn một thức uống rõ ràng (vodka hoặc gin) với soda không đường và một quả chanh vắt. Thế nhưng tốt nhất vẫn là nước lọc để mát, không thêm đá.
5. Cocktail đóng chai
Loại nước uống này thường có thành phần bổ sung hoặc màu nhân tạo. Do đó, có thể thay thế bằng các loại nước trái cây nguyên chất thông thường.
6. Bỏng ngô
Bỏng ngô gây ra viêm nướu và tích tụ mảng bám, hơn nữa nó chứa nhiều calo và carbohydrate, hoàn toàn là một thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
7. Hạt dưa hấu
Mặc dù dưa hấu không hại nhưng việc nuốt hạt dưa hấu có thể gây tắc nghẽn đường ruột của bạn, và điều này có thể dẫn đến sự khó chịu và đầy hơi hoặc tệ hơn. Do đó khi ăn dưa dấu chỉ cần loại bỏ hạt là được.
8. Trái cây được trồng thông thường
Trái cây thông thường dễ bị phun thuốc trừ sâu rất nhiều, do đó bạn chỉ cần chọn các loại trái cây hữu cơ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ yên tâm hơn.
9.Nước ngọt
Đồ uống ngọt nhân tạo có thể không có calo, nhưng nó không làm thỏa mãn cơn thèm của bạn. Nghiên cứu cho thấy chất ngọt nhân tạo có thể làm tăng khả năng chịu ngọt, từ đó dẫn đến tăng cân. Thay vào đó có thể uống trà không đường với chanh tươi.
10.Kem không đường
Các món tráng miệng không đường giống như đồ uống ngọt nhân tạo. Một số thành phần có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, nếu thèm quá có thể ăn một khẩu phần nhỏ kem galato, khoảng nửa cốc là được.
Theo Phan Hằng/ Danviet
Ăn cá basa tăng tuổi thọ Cá basa có hàm lượng calo thấp, giàu protein giúp tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cá basa phù hợp cho những người đang ăn kiêng. Một khẩu phần 126 g cá basa cung cấp 158 calo, 22,5 g protein, 7 g chất béo, 2 g chất béo bão hòa, 73 mg cholesterol và 89 mg natri, theo...