Đang tập thể dục mà có 4 dấu hiệu này, bạn cần dừng ngay lập tức kẻo làm tổn thương cơ thể hoặc đột quỵ
Tập thể dục rất tốt nhưng nếu tập quá sức có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ đột quỵ và chấn thương cực cao.
Hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt cho sức khỏe là điều chúng ta đã nghe rất nhiều, thậm chí thuộc lòng. Thậm chí, Hiệp hội Ung thư Mỹ còn từng đánh giá rằng: Một nửa các ca tử vong do ung thư có thể giảm bớt nếu bệnh nhân thực hành các thói quen lành mạnh, trong đó có cả thường xuyên tập thể dục.
Thật vậy, tập thể dục thường xuyên không chỉ được chứng minh có tác dụng kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện huyết áp, giảm ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch. Thế nhưng, bạn chỉ có thể nhận được những lợi ích này nếu tập thể dục điều độ và đúng cách. Ngược lại, tập thể dục quá sức có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ đột quỵ và chấn thương cực cao.
Tập thể dục quá sức có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ đột quỵ và chấn thương cực cao.
Lời khuyên của các chuyên gia cho thấy: Đang tập thể dục mà thấy 4 dấu hiệu dưới đây, bạn cần dừng ngay lập tức.
1. Chóng mặt đột ngột, nhịp tim không đều hoặc khó thở bất thường
Theo trang Total Accessmedical, khi cơ thể không truyền đủ máu đến não, tim và các mô cơ thì sẽ có dấu hiệu chóng mặt đột ngột, nhịp tim không đều, khó thở… Những triệu chứng này cũng cảnh báo một vấn đề tim mạch nghiêm trọng ví dụ như đau tim. Trong trường hợp này, bạn hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
2. Sưng hoặc đau ở các khớp
Đôi khi vận động có thể khiến bạn cảm thấy đau cơ nhẹ, tuy nhiên đau khớp lại là một vấn đề khác. Đau sưng ở khớp là dấu hiệu cho thấy bạn đã gây ra tổn thương cho các mô mềm hoặc khớp xương. Nếu bạn bỏ qua triệu chứng đau khớp, bạn có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng và có thể phải phẫu thuật, vì thế việc cần làm lúc này là dừng ngay bài tập thể dục và quan sát triệu chứng của bản thân.
3. Bạn thường xuyên bị ốm sau khi tập thể dục
Video đang HOT
Tập thể dục liên tục có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể phản tác dụng và khiến bạn bị ốm.
Nếu bạn thường xuyên bị ốm dù chăm chỉ tập luyện đều đặn, bạn nên dừng ngay chế độ tập luyện lại
Theo chuyên gia Starkman của tờ Insider: “Tập thể dục là một phương pháp rèn luyện tốt cho cơ thể, làm tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu bạn tập luyện quá sức, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ thực sự giảm nhanh và khiến bạn dễ bị ốm hơn”.
Chuyên gia khuyên nếu bạn thường xuyên bị ốm dù chăm chỉ tập luyện đều đặn, bạn nên dừng ngay chế độ tập luyện lại và lên kế hoạch nghỉ ngơi, cung cấp năng lượng đầy đủ để lấy lại sức, nếu không tình trạng sức khỏe sẽ trở nên tồi tệ hơn.
4. Mệt, không thở được, cảm thấy cơ thể vận động quá sức
Thực tế, đã có nhiều bệnh nhân đột quỵ, thậm chí tử vong khi tập thể dục, vận động quá sức, những trường hợp này thường xảy ra ở tuổi trung niên, lớn tuổi. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng mệt, không thở được, chóng mặt.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Thành (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM): Những người tuổi trung niên trở lên nếu muốn tập thể dục, chơi các môn thể thao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các yếu tố nguy cơ để chọn lựa bài tập, cường độ phù hợp. Tập thể dục quá sức cũng có thể gây đột quỵ với người trẻ tuổi nếu mắc các chứng bệnh tim mạch như cơ tim giãn nở, tim mạch vành…
Ngoài ra, bác sĩ cảnh báo người lớn tuổi không nên tập thể dục vào sáng sớm, khi mặt trời chưa lên vì cơ thể hoạt động cường độ cao cộng với nhiệt độ lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại một cách đột ngột dễ gây xuất huyết não.
Các bác sĩ khuyên rằng để tránh đột quỵ khi chơi thể thao, người cao tuổi hoặc người có yếu tố nguy cơ cao nên đến viện để tầm soát chuyên sâu để được phát hiện bệnh chưa biết. Sau đó sẽ được bác sĩ tư vấn về cách lựa chọn môn thể dục phù hợp với sức khỏe.
Chuyên gia chỉ 7 cách giúp ngăn ngừa huyết áp cao
Được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng', huyết áp cao thật đáng sợ, vì là thủ phạm gây ra đột quỵ, đau tim, suy thận, tổn thương mắt và mất trí nhớ.
Ăn ít muối, chọn lọc thực phẩm để ăn, uống 2 ly sữa mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, ngủ ngon... là những mẹo hay có thể ngăn ngừa huyết áp cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn có biết là hoàn toàn có thể phòng ngừa được?
Sau đây là một số cách quan trọng nhất để giảm nguy cơ huyết áp cao do các chuyên gia đưa ra, theo Live Strong.
1. Ăn ít muối
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây huyết áp cao là lượng natri cao, nghĩa là lượng muối cao.
Mức natri dư thừa trong máu khiến các mạch máu giữ nhiều chất lỏng hơn, dẫn đến áp lực lớn hơn đối với thành động mạch, theo Live Strong.
2. Chọn lọc thực phẩm để ăn
Trái cây, rau quả, ngũ cốc thô không qua tinh chế, các loại hạt, các loại đậu, sữa, thịt nạc, thịt gia cầm và chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần để bổ sung a xít béo omega-3 có lợi cho tim.
Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali như khoai lang, củ cải, dưa hấu, chuối, sốt cà chua, rau bó xôi, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, bí đỏ, nho khô, sữa chua có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và hạ mức huyết áp cao.
Tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều muối, gây tăng huyết áp.
3. Uống 2 ly sữa mỗi ngày
Theo một nghiên cứu vừa kết luận, uống ít nhất 2 ly sữa hoặc sữa chua, hoặc 2 phần hô mai mỗi ngày, có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tiểu đường, theo Live Strong.
4. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có tác động trực tiếp, ngay lập tức đến huyết áp. Tập thể dục làm sản sinh ra oxit nitric, giúp giãn mạch, từ đó làm giảm huyết áp, đồng thời làm giảm các biến cố tim mạch và tử vong, tiến sĩ Nicole Weinberg, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ), cho biết.
Một trong những cách hiệu quả nhất để hạ huyết áp là tập thể dục 30 đến 60 phút mỗi ngày, tiến sĩ Sanjiv Patel, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ), cũng nói vậy.
5. Giảm căng thẳng
Một trong những điều quan trọng nhất để giảm huyết áp là giảm mức độ căng thẳng.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng có thể dẫn đến huyết áp cao. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy thiền có thể giúp hạ huyết áp, theo Live Strong.
6. Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm huyết áp, tiến sĩ Weinberg cho biết. Thừa cân làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, làm tăng căng thẳng cho các động mạch.
Chỉ cần giảm vài cân là đã có thể tác động tích cực đến huyết áp.
7. Ngủ ngon
Tiến sĩ Patel nói rằng giấc ngủ bị gián đoạn do mất ngủ, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn đến huyết áp cao.
Ngoài ra, hạn chế uống rượu, bỏ hút thuốc, giảm tiêu thụ caffeine cũng giúp hạ huyết áp.
Nếu huyết áp cao hơn 180 mm Hg hoặc gặp các triệu chứng như nhìn 1 hóa 2 hoặc đau đầu, nên gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Live Strong.
Bệnh đột quỵ: Những món nên ăn và nên kiêng kỵ Bạn cần ăn nhiều các món chế biến từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế đồ ăn quá mặn, bơ sữa. Căn bệnh đột quỵ cướp đi mạng sống của khoảng 5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tật vĩnh viễn ở Mỹ. Thay đổi lối sống có tác động lớn...