6 điều bác sĩ căn dặn phòng tránh ung thư
Ung thư luôn là nỗi sợ của tất cả mọi người mỗi khi nghe đến và đây là 6 lưu ý gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà bác sĩ đưa ra.
Kiểm soát cân nặng rất quan trọng, không nên để béo phì.
ThS, bác sĩ Lê Thị Thanh Hồng – Cố vấn chuyên môn của Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA (DNA Medical Technology) – chia sẻ một số lưu ý thay đổi thói quen phòng ngừa ung thư cũng như cải thiện, nâng cao sức khỏe .
Không sử dụng thuốc lá
Theo BS Thanh Hồng, khói thuốc lá độc hại đối với cơ thể người. Bởi nó có liên quan đến nhiều loại ung thư: phổi, vòm họng, miệng, thanh quản, tủy, bàng quang…
ThS, bác sĩ Lê Thị Thanh Hồng – Cố vấn chuyên môn của Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA
Đặc biệt, tiếp xúc với khói cũng gây ung thư vì vậy cần tránh xa khói thuốc lá. Đối với người đang hút thuốc lá thì nên bỏ thuốc. “Nếu cần hỗ trợ y tế thì có liên hệ trung tâm cai nghiện để có chiến lược hợp lý cho bản thân”, bác sĩ gợi ý.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe , trong đó có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ gây ung thư. “Dù không bảo vệ, phòng tránh 100% khả năng gây bệnh nhưng việc ăn uống đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư”, bác sĩ Hồng giải thích.
Lời khuyên dành cho mọi người là ăn nhiều trái cây và rau quả, nghiêm túc chế độ ăn uống để tránh béo phì. Uống rượu có chừng mực vì uống quá nhiều là nguyên nhân gây một số bệnh như ung thư thực quản, gan, đặc biệt hạn chế sử dụng thịt đã qua chế biến.
“Chúng ta có thể tham khảo thực đơn của người Địa Trung Hải. Họ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sử dụng dầu oliu trong chế biến”, chuyên gia về ung thư của DNA Medical Technology khuyên.
Ít nhất có 30 phút vận động mỗi ngày
Kiểm soát cân nặng rất quan trọng. đừng để béo phì. Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung, trong đó ung thư vú, trực tràng. Nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động nhẹ, 75 phút cho vận động mạnh và tốt nhất là ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày.
Cẩn trọng với ánh nắng
Tránh xa ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10h sáng – 16h chiều vì lúc này tia cực tím mạnh nhất. Hạn chế tắm nắng, kể cả sử dụng đèn tắm nắng nhân tạo, bởi chúng cũng có hại cho da, gây ung thư da. “Che kín các vùng da, dùng kính râm, mũ rộng vành. Thoa kem chống nắng SPF 30 dù trời mây mù thì tia cực tím có thể xuyên qua mây. Lưu ý cần bôi lặp lại mỗi hai giờ để đảm bảo bảo vệ hiệu quả “, bác sĩ Hồng nhấn mạnh.
Tiêm ngừa
Tiêm ngừa virus HPV: HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, ung thư gan. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lây HPV, không chỉ ung thư cổ tử cung nữ mà còn gây ung thư dương vật ở nam giới.
Chăm sóc y tế thường xuyên
Dù sức khỏe còn tốt thì vẫn nên chăm sóc y tế thường xuyên, duy trì định kỳ thăm khám mỗi 6 tháng/lần, cần quan tâm đến khám tầm soát ung thư định kỳ. Đối với người có người thân trong gia đình đã mắc bệnh ung thư thì nên làm tầm soát gene để phát hiện khả năng mang gene bệnh để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Việc tầm soát sớm sẽ giúp mỗi cá nhân thay đổi lối sống và cải thiện hành vi giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn, hạn chế khả năng ung thư. Hiện nay, việc tầm soát nguy cơ ung thư di truyền có thể thực hiện dễ dàng qua phân tích DNA bằng nước bọt.
Những dấu hiệu tưởng đơn giản nhưng cảnh báo ung thư ở phụ nữ
Triệu chứng của ung thư thường giống với các bệnh thông thường và khó phát hiện giai đoạn đầu. Gặp những triệu chứng này chị em cần cảnh giác.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở phụ nữ
Một số loại ung thư thường gặp là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư phổi, u hắc tố, bệnh bạch cầu, lympho...
Có một số loại ung thư đặc biệt ảnh hưởng tới phụ nữ như ung thư vú, ung thư buồng trứng. Đôi khi các triệu chứng ung thư có thể không quá nghiêm trọng vì vậy phụ nữ thường coi nhẹ.
Họ bỏ qua những triệu chứng này và không kiểm tra xác định, điều này có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng ung thư ở phụ nữ phụ nữ cần cảnh giác:
Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Nếu bỗng nhiên bạn bị mệt mỏi, suy nhược, dù đã nghỉ ngơi đầy đủ mà không hồi phục thì nên đi khám sớm vì dấu hiệu có thể liên quan đến nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu, ung thư đại tràng hay dạ dày.
Kiểm tra ngực thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)
Bất thường ở vú
Nếu cảm thấy vú đau bất thường hoặc nếu có bất cứ thay đổi nào như đổi màu, có chỗ lõm, cứng và nổi u cục, cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu ung thư vú.
Đau nhức ngực
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng đau ngực có thể là triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng nếu triệu chứng kéo dài thậm chí qua cả kì kinh thì cần được kiểm tra sàng lọc ung thư vú.
Nếu thường xuyên đau bụng, bạn cần đi kiểm tra ung thư buồng trứng (Ảnh minh họa)
Đau bụng liên tục
Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng, điều đó không nhất thiết là do ăn quá nhiều. Nếu bị nôn và tiêu chảy thường xuyên, bạn cần được kiểm tra ung thư buồng trứng.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Ra máu quá nhiều trong kỳ kinh hoặc kỳ kinh kéo dài hơn 1 tháng có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư buồng trứng. Nhưng nhiều phụ nữ thường nghĩ những triệu chứng này có thể do thay đổi hormon hoặc stress.
Xuất hiện máu trong phân, nước tiểu
Máu trong phân thường là do bị trĩ, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Máu trong nước tiểu có thể cảnh báo ung thư bàng quang, hoặc ung thư thận.
Những thay đổi sắc tố hay kích thước nốt ruồi có thể cảnh báo nguy cơ ung thư da (Ảnh minh họa)
Sự thay đổi về da
Sự thay đổi về kích thước, hình dạng, hay màu sắc của một nốt ruồi trên da, sắc tố da...có thể là những dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
Tăng vòng bụng
Nếu bạn nhận thấy đang bị tăng bất thường số đo vòng bụng, thậm chí ngay sau khi thực hiện chế độ ăn uống và phác đồ tập luyện lành mạnh, đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
Sụt cân
Giảm 3-4kg trở lên mà không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tụy.
Ho lâu ngày không khỏi
Tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt kèm theo khó thở, ho ra máu rất đáng lưu ý, vì có thể là biểu hiện của ung thư phổi.
Bên trong miệng hoặc trên lưỡi xuất hiện những vết trắng hoặc đốm trắng đều là những dấu hiệu nghi ngờ của ung thư vòm họng. (Ảnh minh họa)
Những thay đổi ở miệng, vòm họng
Thi thoảng bạn gặp khó khăn trong việc nuốt thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này thường xảy ra, đặc biệt kèm theo ói mửa hoặc giảm cân thì không nên chủ quan, vì đây có thể là biểu hiện của ung thư dạ dày, ung thư vòm họng hay ung thư thực quản.
Bên trong miệng hoặc trên lưỡi xuất hiện những vết trắng hoặc đốm trắng đều là những dấu hiệu nghi ngờ của ung thư vòm họng.
Để chăm sóc sức khỏe chị em nên tiêm vắc-xin phòng virus gây u nhú, ung thư cổ tử cung trong độ tuổi từ 9 - 26 (vắc xin phòng nhiễm HPV), vắc-xin phòng viêm gan B (HBV), tránh xa thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả, ngũ cốc, hạn chế đường, tinh bột, đồ chiên, xào, thực phẩm đóng hộp... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Những sai lầm chết người về bột sắn dây mà nhiều người đang mắc phải Bột sắn dây vào mùa hè được nhiều người ưa thích vì rất mát, giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe. Bột sắn dây có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ...