Dân mạng khoe ảnh bánh trôi tự làm tại nhà dịp Tết Hàn thực
Gần đến Tết Hàn thực, nhiều gia đình rục rịch chuẩn bị bánh trôi bánh, bánh chay và khoe thành quả sáng tạo trên các diễn đàn ẩm thực.
Trên mạng xã hội những ngày gần đây nhộn nhịp hình ảnh bánh trôi bánh chay của các gia đình chuẩn bị cho Tết Hàn thực. Vì dịch Covid-19, con trẻ được nghỉ học, phụ huynh làm việc tại nhà, bố mẹ và các bé có nhiều thời gian cùng nhau sáng tạo những món ăn truyền thống trong gian bếp. Chị Nhung Ngô chia sẻ đã cùng các con làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn thực. Chị để con trẻ tự nặn bánh theo hình yêu thích và các con rất hứng thú phụ giúp mẹ. Ảnh: Nhung Ngô.
Những mẫu bánh nhiều màu, hình thù độc đáo được các mẹ yêu thích trong năm nay. Bạn có thể tham khảo những mẫu hình sáng tạo để chuẩn bị đĩa bánh trôi, bánh chay tươm tất trong Tết Hàn thực. Ảnh: Ngân Hà.
Vì dịch Covid-19, nhiều người phải làm việc tại nhà, cũng vì thế mà một số gia đình có thêm thời gian nấu nướng, chăm sóc tổ ấm. Độc giả Nguyễn Thùy Linh chia sẻ đã cùng con gái chuẩn bị mâm bánh trôi bánh chay ngũ sắc đẹp mắt khi 2 mẹ con có thời gian rảnh. Chị Linh đã sử dụng một số loại lá để nhuộm màu tự nhiên như lá cẩm cho màu tím, lá nếp tạo màu xanh. Ảnh: Nguyễn Thùy Linh.
Ngoài bánh trôi, bánh chay, nhiều người nội trợ còn chuẩn bị thêm cả mâm cỗ chay tươm tất trong dịp này. Chị Nhung Ngô đăng tải trên trang cá nhân thực đơn mâm cơm chay đơn giản gồm đậu phụ chiên bằng nồi không dầu, tàu hũ Nhật sốt cà, nấm đùi gà, súp lơ xanh sốt nấm hương, tráng miệng bánh trôi bánh chay. Ảnh: Nhung Ngô.
Chị Nhung chia sẻ thay vì nặn bánh theo khuôn tròn thông thường, chị tạo bánh hình hoa lá. Nặn bánh nhiều màu, sáng tạo hình thù cũng là một cách giúp con trẻ hứng thú với công việc bếp núc. Các mẹ có thể cùng con làm bánh trôi, bánh chay trong những ngày được nghỉ vì dịch Covid-19, để con tự do nặn bánh theo ý thích của mình. Ảnh: Nhung Ngô.
Video đang HOT
Tài khoản Lambanh hoc bật mí rằng bước khó nhất trong quá trình làm bánh trôi, bánh chay là tạo hình cho bánh. Nếu có nhiều thời gian rảnh, bạn nên tìm tòi những kiểu tạo hình bánh lạ mắt để đĩa bánh truyền thống không nhàm chán mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Ảnh: Lambanh hoc.
Nấu nướng không mặc định là công việc của phụ nữ. Tài khoản Toàn Đỗ chia sẻ dù là phái mạnh nhưng anh yêu thích việc sáng tạo những món ăn. Để chuẩn bị cho dịp Tết Hàn thực, anh không chỉ làm chè trôi, bánh chay mà còn nấu thêm chè long nhãn. Các món ăn được chế biến và trình bày theo cách thức truyền thống. Ảnh: Toàn Đỗ.
Tết hàn Thực và những món ăn không thể thiếu trong ngày này
Không đơn thuần là những loại bánh quen thuộc trong tết Hàn thực, bánh trôi, bánh chay còn là nét văn hóa của người Việt.
Nguồn gốc của tết Hàn Thực
Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221 trước Công nguyên), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sỹ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm, cùng nhau "nếm mật nằm gai". Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi xưa, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo phò vua là chuyện nên làm. Ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói nên đã về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng.
Vì muốn thúc ép Tử Thôi quay về, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3/3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Ý nghĩa của tết Hàn Thực
Ở Việt Nam, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.
Có thể khẳng định rằng, ý nghĩa ban đầu của Tết Hàn thực ở Trung Hoa đã có nhiều thay đổi khi du nhập vào Việt Nam. Giờ đây, ngày 3/3 Âm lịch trở thành một trong những ngày lễ được nhiều người chờ đón để bày tỏ tấm lòng với tổ tiên. Đây cũng là ngày các bà các mẹ dạy các con nhỏ nặn chiếc bánh từ bột gạo nếp dẻo thơm để gìn giữ một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt. Bởi thế, bài thơ của Hồ Xuân Hương về chiếc bánh trôi đã in sâu trong tâm trí mỗi người Việt Nam ta:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Hàn Thực
Bánh trôi và bánh chay là hai món ăn không thể thiếu trong Tết Hàn thực của người Việt. Ngoài ra, trong ngày này, ở một số nơi, người ta còn có thể nấu xôi chè. Tại một số vùng ngoại thành Hà Nội và ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), người dân nơi đây còn làm bánh nhót để lễ Phật và cúng gia tiên
Nhiều người cho rằng bánh trôi và bánh chay có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cũng có tích kể lại rằng bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ.
Tuy bánh trôi, bánh chay là loại bánh dễ làm nhưng để có được viên bánh ngon, người làm bánh cũng phải lựa chọn nguyên liệu rất cầu kỳ. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng và pha theo tỷ lệ cứ 8 tám phần hoặc 9 phần nếp với 1 đến non 2 phần gạo tẻ.
Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên già. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, với những miếng đường đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.
Bánh trôi được viên thành những viên tròn nhỏ, vừa miệng kèm một viên đường phên cắt nhỏ vuông thành, sắc cạnh làm nhân. Bánh nặn xong, thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, "ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh" thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm thơm là.
Cũng làm từ chất liệu bột như bánh trôi nhưng kích thước của viên bánh chay thường to hơn với nhân bánh làm từ đậu xanh nấu chín trộn với đường và dừa nạo sợi. Muốn có viên bánh chay ngon, người ta thường chọn giống đỗ tiêu hạt nhỏ, thơm để làm nhân.
Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Tùy nơi, người ta có thể rắc thêm chút vừng, hoặc dừa hay đỗ xanh lên mặt bánh.
Ngoài bánh trôi, bánh chay, một số tỉnh thành miền Bắc còn làm bánh quả nhót nhân tết Hàn thực. Cũng được làm từ bột nếp nhưng bánh nhót không có nhân. Tùy từng nơi mà sau khi luộc chín, bánh sẽ được xào qua với mật hoặc dính thêm vài hạt lạc bên ngoài bánh.
Ngày nay, xung quanh cách làm bánh trôi, bánh chay cổ truyền, còn có rất nhiều biến thể như bánh trôi hình chân mèo ngộ nghĩnh hay trộn bột bánh với lá dứa, gấc, khoai lang để có màu thật đẹp mắt. Bánh chay thay vì đậu xanh thì có thể là bánh chay bí đỏ, bánh chay nhân đậu đỏ...
Hạ Lam
Cần cúng gì trong mâm cúng Tết Hàn thực, các mẹ biết không? Vào Tết Hàn thực, người Việt dâng bánh trôi bánh chay lên gia tiên với ý nghĩa hướng về tổ tiên, nhưng cúng như thế nào mới chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Ai cũng biết rằng 3/3 âm lịch là Tết Hàn thực - một trong những ngày Tết chính của người Việt. Cứ vào dịp này, nhiều nhà thường...