Đam mê chạy giúp cụ ông 87 tuổi sống khỏe
Ở tuổi 87, Ken Jones vẫn đi bộ mỗi buổi sáng, tham gia các giải chạy Marathon đều đặn hàng năm và truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.
“Giải chạy Marathon ảo 2020 là cuộc đua tồi tệ nhất tôi từng tham gia vì phải chạy dưới trời mưa”, Jones nói. Ông là một trong 10 người đàn ông trên thế giới hoàn thành mọi giải chạy của London Marathon từ mùa đầu tiên năm 1981.
Mưa nặng hạt hay những cơn gió giật mạnh không làm nhụt chí người vận động viên lớn tuổi. Ông cùng con gái là Heather, 58 tuổi, mặc áo mưa hoàn thành đường đua 42 km. Sau gần 9 giờ, hai cha con cán đích khi trời đã tối.
Niềm đam mê chạy bộ của Jones bắt đầu từ năm 1951, khi ông tham gia câu lạc bộ chạy Orion Harriers, phía Bắc Chingford. Theo gợi ý của bạn bè, ông đăng ký bộ môn Marathon. Năm 1967, Jones phá kỷ lục bản thân với thành tích chạy 2 giờ 41 phút tại giải Polytechnic Marathon.
“Tôi đã cán đích bên ngoài Cung điện Buckingham sau khi chạy qua Công viên Greenwich và toàn thành phố London. Đó quả là một cảm giác tuyệt vời”, Jones nhớ lại.
Jones tiết lộ với truyền thông địa phương rằng ông thường tập luyện thái cực quyền. Đây là một trong những bí quyết giúp ông duy trì cơ thể dẻo dai, không bị chấn thương khi chạy.
“Những năm 50 tuổi, tôi từng là huấn luyện viên thái cực quyền. Thật tuyệt vời khi giữ được các khớp và đầu gối ở trạng thái tốt. Thái cực quyền bao gồm các động tác nhẹ nhàng, vận động cơ thể từ ngón chân tới đỉnh đầu. Các bài tập rất thư giãn vì tất cả động tác được thực hiện trong im lặng”, Jones nói.
Ken Jones trong giải chạy London Marathon. Ảnh: Telegraph
Ngoài mục tiêu đạt thành tích trong các cuộc đua, Jones cho biết “chạy để duy trì sức khỏe tốt và mở rộng quan hệ xã hội” là hai nguồn động lực chính thôi thúc ông mỗi ngày.
Jones đánh giá thói quen sống là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp những người ngoài 80 tuổi như ông đủ sức chạy hàng chục km liên tục.
“Nhiều người đàn ông cùng tuổi tôi có bụng mỡ, chỉ ngồi một chỗ hút thuốc, uống rượu. Tôi thì ngược lại. Suốt 50 năm nay, tôi tránh tất cả đồ uống có cồn và cafein vì những chất này tồn tại trong cơ thể rất lâu”, Jones nói. “Tôi không duy trì chế độ ăn uống đặc biệt nào. Tôi ăn tất cả mọi thứ. Chìa khóa là không ăn quá nhiều”.
Video đang HOT
Với ông, luyện tập thường xuyên rất quan trọng. Ông dậy lúc 6h sáng, cùng hàng xóm đi bộ, chạy nhẹ nhàng 4-5 km, 5-6 lần một tuần. Ông dành một ngày mỗi tháng chạy bộ một mình 32 km, hàng xóm của ông không thể chạy quãng đường dài như vậy.
“Gần đây tôi chạy nhiều hơn đi bộ, tôi thấy cơ thể mình trong trạng thái rất tuyệt vời”, ông chia sẻ. “Lời khuyên của tôi cho bất kỳ ai muốn tập chạy là hãy bắt đầu thật chậm. Dần dần, bạn sẽ chinh phục được những quãng đường dài hơn”.
Ông gợi ý dành 15 phút đi bộ từ nhà tới một điểm nào đó và 15 phút tiếp theo quay về nhà. Duy trì được thói quen này, Jones giải thích, các cơ bắt đầu rắn chắc và hơi thở khỏe khoắn hơn trong vài tháng đầu. Dần dần, người tập có thể chạy nhẹ nhàng trên địa hình bằng phẳng, áp dụng đi bộ 100 m, chạy 100 m, rồi lại đi bộ 100 m.
Số huy chương của ông Ken Jones trong quá trình thi chạy. Ảnh: Telegraph
“Theo thời gian, bạn sẽ ngày một khỏe hơn. Đây là quá trình dài, nhưng mục tiêu cuối cùng là một sức khỏe tốt, cả thể chất và tinh thần”.
“Giờ tôi đã khá già”, ông thừa nhận. “Bệnh tật vẫn ghé thăm tôi thường xuyên, may mắn cơ thể có thể chống lại các bệnh khá dễ dàng, bởi tôi có thể trạng tốt”.
Jones cũng đánh giá cao tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần: “Khi bạn ra ngoài và chạy bộ, bạn trò chuyện với mọi người. Rất nhiều người chỉ ở quanh nhà khi họ già, tôi thì không thế”.
“Trên đường chạy, tôi gặp rất nhiều động vật. Tôi vẫy tay chào người tôi biết qua ô cửa sổ. Khi về nhà, tôi thấy cơ thể tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái. Đó là những tác động tích cực mà vận động thường xuyên mang lại cho tôi”, ông kể.
Jones khuyên cần chọn một đôi giày thể thao vừa vặn, thoải mái để không bị đau chân khi đi bộ hoặc chạy. Chạy đường dốc xuống, hoặc rẽ đường cua đột ngột có thể gây chấn thương.
“Bạn cần tự đặt mục tiêu. Mục tiêu của tôi là chinh phục giải London Marathon vào tháng 10/2021. Trong thời gian chờ, tôi sẽ tham gia một vài giải chạy khác cự ly ngắn hơn, khoảng 10 km, hoặc 20 km”, ông chia sẻ.
Mắc 2 bệnh ung thư 20 năm, Viện sĩ 80 tuổi đến nay vẫn sống khỏe, bí quyết của ông nằm ở 3 việc không tốn một xu
Vì sao mang 2 căn bệnh ung thư mà Viện sĩ Zhao Chunsheng vẫn khỏe mạnh suốt 20 năm? Bí quyết của ông là kiên trì 3 việc mỗi ngày.
Nhắc đến bệnh ung thư, người ta sẽ nghĩ ngay đến căn bệnh "hại người". Nhiều người cho rằng, nếu bị ung thư thì khả năng sống sót trên 10 năm là không cao. Thế nhưng thực tế, việc sống sót sau ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ giai đoạn mắc bệnh, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, đến những lối sống, sinh hoạt hàng ngày...
Và cũng đã có những trường hợp bệnh nhân bị ung thư nhưng nhờ những nỗ lực bản thân mà vẫn có thể sống khỏe mạnh sau nhiều năm. Một trong những bệnh nhân đó phải kể đến Giáo sư Zhao Chunsheng - Viện sĩ 82 tuổi của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và là giáo sư Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh, từng đạt danh hiệu "Công dân tiên tiến toàn quốc".
Năm 2000, giáo sư Zhao Chunsheng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, 4 tháng sau khi phẫu thuật, giáo sư Zhao lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Chỉ trong vài tháng, ông đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 6 lần hóa trị, ông giảm tới 26kg. Và sau 20 năm, căn bệnh ung thư của ông vẫn chưa tái phát. Giáo sư Zhao Chunsheng không chỉ tràn đầy năng lượng mà còn phát triển trên con đường nghiên cứu khoa học. Động cơ siêu âm do ông phát triển đã được ứng dụng thành công trên tàu "Chang'e-3" và giúp dự án thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc được thực hiện suôn sẻ.
Su 20 năm, căn bệnh ung thư của ông Zhao vẫn chưa tái phát.
Vì sao mang 2 căn bệnh ung thư mà Viện sĩ Zhao Chunsheng vẫn khỏe mạnh suốt 20 năm? Bí quyết của ông là kiên trì 3 việc mỗi ngày.
1. Ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan
Viện sĩ Zhao Chunsheng sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo ở Hồ Nam, Trung Quốc vào những năm 1930. Ông là một viện sĩ xuất thân từ gian khó nên "kinh nghiệm" của ông luôn là "không có khó khăn nào là không vượt qua được". Ngay cả trong thời kỳ chống chọi với bệnh tật, ông vẫn trăn trở về việc xin dự án trọng điểm của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế động cơ siêu âm.
Mặc dù là người ham việc nhưng sau khi bị ung thư, ông cũng đã điều chỉnh được tâm lý và luôn sống tích cực, hợp tác với bác sĩ điều trị. Khi công việc không còn vất vả như trước, ông dành thời gian để tìm hiểu những điều mới trên mạng và xem nhiều chương trình tạp kỹ trên tivi.
Các bác sĩ điều trị ung thư luôn nói rằng: Bệnh nhân ung thư có thể chủ động làm những việc như sau để tăng tinh thần lạc quan cho bản thân:
- Làm việc, tập thể dục, hoặc những việc mình thích... trong điều kiện khả năng của mình.
- Dũng cảm đối mặt với thực tế và tích cực tìm hiểu kinh nghiệm sống của những chiến binh ung thư khác.
- Đọc thêm những cuốn sách khuyến khích mọi người chống lại bệnh tật và nâng cao tinh thần an nhiên, tự tin chống ung thư.
- Giữ thái độ sống tốt, lạc quan, không bối rối; đồng thời tích cực tìm kiếm sự cân bằng tâm lý, học cách quên đi quá khứ và hướng tới tương lai.
Để chống lại ung thư thì một thái độ sống tốt là rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California phát hiện ra rằng, những người làm việc chăm chỉ và đầy tham vọng sống lâu hơn 4 năm so với những người sống tình cảm và vô kỷ luật.
2. Ăn uống tốt
Trong thời gian hóa trị, giáo sư Zhao Chunsheng hầu như không thèm ăn do hậu phẫu và tác dụng phụ của thuốc. Nhưng ông biết rằng chỉ có ăn uống điều độ thì mới có thể bổ sung dinh dưỡng và có cơ sở để chống chọi với bệnh tật. Ông chọn món cơm trộn để kích thích sự thèm ăn của mình, ép mình ăn và sống sót qua đợt hóa trị đau đớn nhất. Chỉ số bạch cầu của hầu hết mọi người sau khi hóa trị đều cần dùng thuốc nâng lên, và Viện sĩ Zhao chỉ dựa vào ăn uống để nâng cao chúng.
Các chuyên gia ung thư chỉ ra rằng, ngoài 3 bữa ăn mỗi ngày, các loại trái cây khác nhau cũng là vũ khí lợi hại chống lại bệnh ung thư, đặc biệt là trái cây tươi rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, cũng như chất chống oxy hóa, có lợi cho việc cải thiện khả năng miễn dịch.
Sau khi hồi phục, ông Zhao rất thích tập thể dục, hàng ngày ông kiên trì tập thể dục, chơi cầu lông và đi bộ.
3. Tiếp tục tập thể dục
Hiện tại, ông Zhao vẫn còn rất dẻo dai. Sau khi hồi phục, ông rất thích tập thể dục, hàng ngày ông kiên trì tập thể dục, chơi cầu lông và đi bộ. Từ lâu đã có bằng chứng khoa học cho thấy tập thể dục có tác dụng chống ung thư đối với các bệnh ung thư khác nhau. Tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư ruột kết và ung thư phổi.
Các chuyên gia ung bướu nhắc nhở rằng tập thể dục không nhất thiết phải theo đuổi cường độ quá cao mà quan trọng là sự kiên trì, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với bản thân. Thậm chí, đi bộ cũng rất có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tâm trạng vui vẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tóm lại, qua kinh nghiệm của Viện sĩ Zhao Chunsheng, có thể thấy rằng yêu đời, tuân thủ tập thể dục và chế độ ăn uống điều độ rất hữu ích cho việc ngăn ngừa và kiểm soát ung thư. Điều trị khoa học, đồng thời tuân thủ lối sống lành mạnh phòng và chống ung thư, bệnh nhân ung thư có thể có được chất lượng cuộc sống cao!
11 cách giúp bạn tạo niềm vui và sống khỏe mỗi ngày 'Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui'. Nhiều nghiên cứu cho thấy hạnh phúc và niềm vui giúp hạ nhịp tim và huyết áp, cũng như giúp hệ miễn dịch khỏe hơn. Ngoài ra, người có cảm xúc tích cực cũng ít bị bệnh hơn. Khi ở bên những người vui vẻ, chúng ta có xu hướng cảm thấy hạnh phúc hơn -...