Đậm đà bánh rang Cát Thành Ninh Bình
Bánh rang là loại bánh đặc biệt, mang hương vị riêng của mảnh đất Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Sau hàng trăm năm, đến nay, người dân nơi đây vẫn gìn giữ nghề làm bánh rang truyền thống mang đặc trưng của miền Bắc.
Thị trấn Cát Thành (xưa là làng Cát Chử) còn làm và giữ gìn nghề truyền thống. Quy trình làm ra một mẻ bánh rang mới thấy hết được sự cầu kỳ của loại bánh đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Nam Định. Điều đặc biệt của loại bánh này không chỉ nằm ở việc trộn lẫn giữa nguyên liệu là gạo nếp và khoai sọ giúp làm tăng độ mềm, dẻo, bùi của bánh mà nó còn nằm ở các công đoạn làm ra chiếc bánh. Bởi lẽ chỉ cần trộn sai tỉ lệ nguyên liệu hoặc có khi là do người làm nghề chưa thành thạo, thiếu bí quyết, kinh nghiệm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bánh làm ra bị nhạt, bị hôi, khô và sạn.
Để hoàn thành một chiếc bánh rang phải trải qua rất nhiều công đoạn và qua nhiều ngày. Đầu tiên, gạo nếp sau khi được lựa chọn kỹ sẽ cho vào ngâm nước qua đêm khoảng 10 tiếng, sau đó vớt gạo ra cho vào những chiếc nồi hơi lớn để đồ lên. Trước khi được đồ, gạo đã được trộn với khoai sọ nghiền nhỏ với một tỉ lệ vừa phải, nếu tỉ lệ không chuẩn, cả mẻ bánh sẽ bị hỏng. Chất nhựa trong khoai sọ sẽ giúp gạo sau khi được đồ lên dẻo hơn và bánh sau khi được làm sẽ mềm hơn. Sau khi đồ lần 1, cơm được đổ ra, để cho thật nguội rồi sau đó lại cho trở lại vào nồi hơi đồ lên một lần nữa để đạt tới độ dẻo nhất định.
Video đang HOT
Lúc này, cơm được đổ ra ngoài, để nguội, dàn thành mảng lớn và được cắt thành những miếng bánh rang nhỏ hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục… kích thước to, nhỏ tùy vào chủ ý của người làm bánh và nhu cầu của khách hàng. Sau thời gian phơi từ 3 – 4 lần nắng (mỗi lần khoảng 2 giờ) bánh phải được cất đi từ 3 – 4 ngày, sau đó mới được đem ra rán nổi trong mỡ rồi trộn bánh với mật trưng và cuối cùng là lăn trong vừng để tạo lớp vỏ bánh hoàn chỉnh. Bánh tốt nhất phải được phơi bằng nắng tự nhiên, không sử dụng điện nhân tạo để sấy bánh. Phơi bằng nắng tự nhiên cũng phải chú ý không được phơi lúc trời nắng quá hoặc quá mát, thường thì một ngày chỉ có thể phơi vào 2 thời điểm là nắng buổi sớm và nắng lúc xế chiều vì lúc này nắng nhẹ, không gay gắt, giúp cho bánh ngon hơn.
Bánh thường được dùng nhiều vào dịp Tết, ăn cùng với bánh chưng hoặc dịp lễ hội đầu năm. Đến nay, sau hàng trăm năm từ khi cụ tổ của làng đem nghề từ Hải Dương về đây, trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây hiện vẫn làm nghề, giữ nghề làm bánh rang và phát triển nghề ngày càng mạnh hơn. Các sản phẩm của làng nghề hiện được xuất đi trong và ngoài nước, trở thành món quà quê ngày Tết đặc biệt là dịp lễ hội đầu năm. Bánh rang là loại bánh dễ ăn, mang nét đặc trưng của hương vị quê hương nên rất được ưa chuộng. Ai về Nam Định tiện đường đều ghé qua Cát Thành mua bánh, vừa để ăn vừa để làm quà cho người thân, bạn bè./.
Cơm cháy Cái Bè ngon bá cháy
Cơm cháy là cơm ở đáy nồi, bị cháy do quá lửa. Ở quê, cơm cháy là cơm thừa, thường bị chê nhưng nhiều người ghiền. Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều món ngon lạ ra đời, trong đó có cơm cháy. Cơm cháy tự nhiên cứng, để nguội thì hết giòn; chỉ chiếm phần nhỏ trong nồi cơm.
Ninh Bình được xem là "thủ đô" cơm cháy với nước xốt thịt dê, thịt bò hoặc tim, gan, cật heo, nấm, hành, rau củ và gia vị.
Cơm được nấu cháy, đem phơi khô, khi ăn bỏ vào chảo dầu chiên giòn. Cơm cháy sấy khô chà bông đóng gói, bán khắp nơi hiện nay được làm theo công thức này.
Hải Phòng có cơm cháy hải sản. Cách làm tương tự, chỉ khác nước xốt là hải sản. Cơm cháy hải sản Phan Thiết hơi khác. Cơm được chiên giòn, chế nước sốt hải sản bốc khói, thơm lừng, vừa ăn vừa thổi.
Quán cơm cháy A Xìn của đôi vợ chồng trẻ ở đường ĐT875, thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Cơm cháy Cái Bè (Tiền Giang) là quán nhỏ vỉa hè, bình dị chân quê, níu chân thực khách. Đặc biệt, cơm cháy Cái Bè không dùng dầu ăn lẫn mỡ hành. Cơm dẻo thơm nấu sẵn, giữ ấm. Khách gọi món, chủ nhân xới cơm ra chảo, lấy muỗng bếp, cán và ép mỏng cơm rồi nổi lửa. Chảo liên tục được xoay vần để cháy đều, dậy hương cơm cháy. Dùng vá xào úp hai mặt là có ngay đĩa cơm cháy đẹp mắt, nhìn là muốn ăn. Cùng lúc làm cháy cơm, chảo bên cạnh luộc rau, làm kho quẹt hoặc chiên cá dứa một nắng. Nếu ăn kiêng, dùng cơm cháy với rau luộc chấm chao hoặc với kim chi, ngon bá cháy!
Cơm cháy Cái Bè đúng bài phải ăn nóng tại chỗ. Đĩa cơm cháy vàng nâu nhạt, cứ ngỡ như một nửa mặt trời, giòn rụm hương vị cháy độc đáo. Cháy giòn nhưng không dai, cứng; già trẻ gì cũng ăn được. Rau luộc và kho quẹt đậm đà, dễ tiêu, không dầu mỡ. Cá dứa một nắng chiên sơ, mằn mặn, beo béo. Mọi thứ kết hợp hoàn hảo như bản hòa tấu tuyệt vời!
Dù cơm cháy Cái Bè là món bình dân nhưng cách ăn cũng rất bài bản. Phải thưởng thức bằng thị giác (màu sắc), khứu giác (mùi thơm), vị giác (hương vị), thính giác (âm thanh nhai), thực quản (nuốt), não bộ (cảm nhận món ăn). Gặp chiều se lạnh hoặc mưa lất phất, ăn cơm cháy Cái Bè coi chừng không biết no, ăn xong vẫn thòm thèm!
Một lần thử món chạo chân giò Kim Sơn, du khách mê mẩn muốn ghé Ninh Bình mãi Nhiều người không hiểu được cái tên của món chạo chân giò, nhưng một khi đã thử thì chỉ muốn tìm về cố đô để thưởng thức lại hương vị đặc biệt ấy. Ngoài 2 món đặc sản thịt dê, cơm cháy thì Ninh Bình còn vô số những món ăn ngon, hấp dẫn du khách khắp nơi nhờ hương vị độc đáo...