Cứu F0 viêm ruột thừa mủ khi đang điều trị tại nhà
Bệnh nhân N. mắc COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà thì đau bụng dữ dội, vào viện đã viêm ruột thừa giờ thứ 30.
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận bệnh nhân L.T.N. (56 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội), đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, chướng bụng, sốt cao.
Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân N. dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly, điều trị tại nhà. Sau 5 ngày cách ly bệnh nhân đau bụng, sốt cao ngày càng tăng. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa giờ thứ 30 lan xuống hố chậu phải, điểm đau Mc Burney, có phản ứng thành bụng.
Bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chụp Xquang và siêu âm tại giường ngay trong khu điều trị COVID-19. Các bác sĩ tiến hành mổ nội soi cắt ruột thừa ngay trong đêm. Sau gần 1 giờ, ca mổ diễn ra thành công và giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống nghiêm ngặt COVID-19.
Ngay sau đó phòng mổ dành riêng cho bệnh nhân COVD-19 đã được bố trí sẵn sàng, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu nội soi cắt ruột thừa. Tổn thương trong mổ là viêm ruột thừa mủ quặt sau manh tràng. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục điều trị kháng sinh và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hiện tại, sau 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định, và xuất viện.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Theo BSCKII. Bùi Đức Duy – Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật, trong suốt quá trình thực hiện, kíp phẫu thuật luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống dịch COVID-19. Bệnh viện trang bị phòng mổ riêng dành cho bệnh nhân COVID-19, sử dụng trang phục bảo hộ riêng, khử trùng buồng bệnh, trang thiết bị y tế… nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Video đang HOT
Sai lầm phổ biến của F0 khi tự điều trị tại nhà
Dù mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị tốt, việc đánh gió, xông hơi hay sử dụng vitamin, thuốc bổ quá nhiều lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc Covid-19.
Sau khi Việt Nam chủ trương thích ứng linh hoạt, an toàn với SARS-CoV-2, đến nay, hàng trăm nghìn người ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dần quen với việc tự theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự quản lý, hướng dẫn của đội ngũ y tế địa phương cũng như lực lượng tình nguyện.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình điều trị tại nhà vẫn xảy ra những sai lầm khó tránh khỏi. Là người trực tiếp tham gia tư vấn từ xa cho nhiều trường hợp nhiễm nCoV đang điều trị tại nhà thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến nhất của người dân trong quá trình này.
Xông hơi, đánh gió quá nhiều lần trong ngày
Bác sĩ Hoàng khẳng định việc xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus. Hành động này chỉ giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn trước những cơn sốt, đau họng hay nghẹt mũi.
"Tuy nhiên, nếu xông hơi, đánh gió quá nhiều lần trong ngày, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, thiếu điện giải và thậm chí gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp", vị chuyên gia khuyến cáo.
Do đó, bác sĩ Hoàng gợi ý các F0 khi điều trị tại nhà chỉ nên xông hơi khi tình trạng sốt không quá cao. Khi xông hơi, bệnh nhân cũng cần thực hiện ở nơi kín gió và không nên làm nhiều hơn một lần mỗi ngày.
Trong trường hợp ngạt mũi nhiều, người bệnh có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B.
Dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid ngay những ngày đầu của diễn biến bệnh
Việc sử dụng thuốc kháng viêm chứa corticoid quá sớm là sai lầm nghiêm trọng đã được cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua quan sát, bác sĩ Hoàng nhận định tình trạng này vẫn còn tồn tại.
"Rất nhiều người mắc Covid-19 điều trị tại nhà vẫn sử dụng các loại thuốc kháng viêm như methylprednisolon (4 hoặc 16 mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng cách", bác sĩ Hoàng cho hay.
Thuốc kháng viêm Dexamethasone. Ảnh: Gazetasi.
Theo vị chuyên gia này, bản chất của kháng viêm chứa corticoid là thuốc ức chế miễn dịch. Do đó, khi cơ thể đang sốt cao, việc phải chiến đấu quyết liệt với SARS-CoV-2, việc đưa corticoid vào và gây ức chế hệ miễn dịch cũng giống như chúng ta "tiếp tay" cho virus tấn công.
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh: "Khi chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) còn trên 95% và bệnh nhân chưa phải thở oxy, tất cả nghiên cứu đến nay đều khuyến cáo chống chỉ định dùng corticoid".
Dùng quá nhiều thuốc để "phòng lây nhiễm"
Trước tình hình dịch căng thẳng tại một số địa phương, nhiều người có tâm lý lo lắng và đã tìm mua các loại thuốc được cho là phòng, chống lây nhiễm tốt.
Theo bác sĩ Hoàng, việc tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài và cần kết hợp nhiều yếu tố như ăn, uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hay ngủ, nghỉ ngơi hợp lý.
"Không có loại thần dược nào giúp chúng ta tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả", vị chuyên gia khẳng định.
Do đó, thay vì mua và sử dụng các loại thuốc này cùng nguy cơ "tiền mất tật mang", bác sĩ Hoàng cho rằng người dân chỉ cần thực hiện tốt hướng dẫn về bảo hộ, súc họng với dung dịch chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%.
Trước và sau khi dùng các dung dịch trên, người dân có thể súc họng thêm với nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-4 lần.
Uống quá nhiều thuốc bổ, vitamin
Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, D liều cao có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh chóng bình phục hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học cho những nghiên cứu này vẫn chưa thực sự rõ ràng cũng như tính thuyết phục không cao.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng gọi điện tư vấn cho các F0 điều trị từ xa. Ảnh: NVCC.
"Nếu chỉ cần cung cấp nhiều kẽm, vỉtamin C, D và các F0 có thể khỏi bệnh nhanh, chúng ta đã không phải tốn nhiều công sức nghiên cứu và tìm ra những loại thuốc điều trị trong thời gian qua", bác sĩ Hoàng nói.
Vị chuyên gia cho biết vừa qua, khá nhiều bà mẹ đã gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con để nhờ bác sĩ tư vấn. Trong đó, 3-4 loại thuốc đều chứa vitamin C hoặc cùng có kẽm được sử dụng đồng thời.
Bác sĩ này khuyến cáo: "Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Điều quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn, uống đủ chất, tránh tình trạng mất nước, thiếu điện giải và chú ý tạo giấc ngủ tốt".
Sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn
Bác sĩ Hoàng khẳng định kháng sinh không có bất cứ tác dụng nào với virus. Trên thực tế, một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là khi cơ thể nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm sẽ cao hơn.
"Với các bệnh nhân có nhiều bệnh nền, sức đề kháng kém, nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Một số trường hợp vốn hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang,... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng tới 2 loại kháng sinh để dự phòng. Một loại là đủ", vị chuyên gia nói.
Qua tư vấn thực tế, bác sĩ này cho biết một số người thậm chí không có những nguy cơ kể trên vẫn uống cùng lúc 2 loại kháng sinh mạnh dựa trên những đơn thuốc truyền miệng.
Theo bác sĩ Hoàng, việc lạm dụng kháng sinh, về cơ bản, không gây chết người như kháng viêm chứa corticoid. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ khiến gan, thận bị quá tải. Trong khi đó, với người nhiễm SARS-CoV-2, cơ thể còn đang kiệt quệ do bị virus tấn công.
Ngoài ra, nếu dùng thuốc không đúng cách, vi khuẩn sẽ bị nhờn thuốc. Từ đây, ở lần tới không may nhiễm khuẩn, các loại kháng sinh đó sẽ mất tác dụng.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo: "Người dân buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh".
Vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà thế nào? Các gia đình không vệ sinh nơi F0 đang cách ly khi không thực sự cần thiết hoặc khi F0 tự làm được để hạn chế tiếp xúc gần với F0. Thời gian gần đây số ca mắc COVID-19 (F0) cách ly, điều trị tại nhà ở Hà Nội và một số địa phương đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc phải...