Cuối tuần nhà có khách, trổ tài nấu ngay 6 món này đảm bảo ai cũng tấm tắc khen ngợi
Món ăn nào cũng ngon và hấp dẫn đảm bảo ai cũng sẽ thích khi thưởng thức.
1. Đậu đũa nhồi thịt
Nguyên liệu:
- 150gr đậu đũa, 100gr thịt nạc vai (phần có cả nạc lẫn mỡ), 1 – 2 lát gừng, 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây, 1 lòng trắng trứng, hành hoa, gia vị, đường, hạt tiêu, ngũ vị hương, nước mắm.
Cách làm:
- Thịt lợn rửa sạch, xay hoặc băm nhỏ.
- Cà rốt, hành tây băm nhỏ. Hành hoa, gừng thái nhỏ. Trộn đều tất cả phần nàyvới thịt, ướp cùng gia vị, lòng trắng trứng, hạt tiêu và một chút ngũ vị hương sao cho vừa miệng.
- Đậu đũa rửa sạch, tước bỏ xơ. Đun sôi nồi nước, thêm một chút muối và dầu ăn rồi bỏ đậu vào luộc trong khoảng 1 phút. Lưu ý không để đậu quá mềm. Sau đó, vớt đậu ra, ngâm vào nước lạnh để giữ màu xanh cho đậu.
- Lấy cả quả đậu dài, cuốn lại thành vòng tròn nhỏ.
- Lấy từng phần nhân thịt, viên lại thành hình tròn dẹt, dồn vào bên trong của vòng đậu đũa.
- Làm nóng chảo, thêm một chút dầu ăn. Cho đậu đũa vào chiên trên lửa nhỏ đến khi phần thịt chín, chuyển sang màu vàng nâu
- Khi thịt chút, thêm chút nước, gia vị, nước mắm, đường sao cho vừa miệng và đun liu riu thêm khoảng 2 – 3 phút cho sôi và thấm vào đậu là hoàn thành món ăn.
Nguyên liệu:
- Cánh gà: 5 chiếc
- 3 củ tỏi, 2 củ hành khô
- Nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu, ớt bột, đường
Cách làm:
- Cánh gà mua về sát muối vài lần sau đó rửa sạch, lấy dao cắt theo khớp của cánh gà thành từng miếng, nếu cánh quá to thì chặt nhỏ sao cho vừa ăn.
- Cho cánh gà vào luộc sơ qua 1 lần để chiên cho nhanh chín, khi chiên da màu vàng đẹp hơn.
- Bóc 1 củ tỏi, 2 củ hành khô rồi đập dập giã nát chắt lấy nước, bã để riêng.
- Cho cánh gà vào tô, ướp với 1 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê nước mắm, nước cốt hành tỏi vừa giã rồi trộn đều, ướp trong 20 phút.
- Cho vào bát con 1 thìa canh nước mắm, 4 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê tiêu xay rồi dùng đũa khuấy tan hết đường, đều gia vị.
Video đang HOT
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng già rồi cho gà đã ướp gia vị vào chiên vàng đều hai mặt thì gắp ra đĩa. Lưu ý chiên lửa vừa để gà không bị cháy.
- 2 củ tỏi còn lại bóc vỏ, đập dập thái miếng to. Dùng chảo khác hoặc lấy chảo vừa chiên xong múc gần hết dầu ăn ra rồi cho tỏi vào phi vàng, vớt tỏi ra để riêng.
- Vẫn chảo đó, cho phần bã hành và tỏi giã nát lúc ban đầu vào phi thơm. Tiếp đó đổ bát nước mắm đã pha sẵn vào rồi trút toàn bộ gà vào cùng, đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Lật đều hai mặt để cánh gà thấm đều gia vị, đến khi nước sốt sền sệt lại thì cho phần tỏi chiên vào trộn đều rồi tắt bếp.
3. Nộm thịt bò
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò fillet
- 1 củ hành tây
- 6 trái tắc
- Ngò gai, rau om, húng lủi
- Ớt sừng
- Tỏi phi, hành phi, đậu phộng
Cách làm:
- Hành tây thái lát mỏng, cho vào 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều để hành giảm vị hăng.
- Tắc 1 nửa vắt lấy nước, phần còn lại thái lát.
- Các loại rau thơm rửa sạch, thái khúc.
- Ớt thái sợi
- Thịt bò thái lát mỏng, nêm vào bò 1 muỗng tỏi băm, 1/2 muỗng dầu hào, 1/2 muỗng hạt nêm. Ướp 10 phút.
- Sau khi ướp, cho bò vào chảo xào cho thơm, thấy bò vừa chín tới thì lấy ra.
- Cho phần hành tây, rau thơm, thịt bò, ớt sừng, tắc thái lát, hành tỏi phi vào tô lớn.
- Cho vào 2 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước cốt tắc, 2 muỗng canh nước mắm. Dùng tay bóp trộn đều.
- Cho nộm ra đĩa, thêm đậu phộng hành phi lên mặt.
Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi: 500g
– Ớt tươi: 1 trái ớt sừng, 2 trái ớt chỉ thiên
– Chanh tươi: 1 trái
– Tỏi khô: 1 củ
– Dưa leo, rau răm, rau xà lách, cà chua, rau thơm…
– Gia vị: Muối ăn, hạt nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, tương ớt…
Cách làm:
- Tôm sú cắt bỏ phần đầu tôm, bỏ đường chỉ đen ở sống lưng rồi đem rửa sạch.
- Xiên tăm ngâm vào nước lạnh để khi xiên tôm và nướng sẽ không bị cháy.
- Tỏi, ớt: thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Trộn đều phần tỏi và ớt đã băm nhuyễn, cho thêm muối hạt, đường, tiêu xay, dầu ăn rồi đem đi trộn đều.
- Tôm đã được sơ chế sạch cho hết vào một cái tô lớn rồi cho hỗn hợp muối ướp tôm đã chuẩn bị vào.
– Dùng tay để chà xát hỗn hợp muối lên từng con tôm và ướp trong khoảng 30 phút để tôm thấm đều gia vị.
– Khoảng 30 phút sau thì dùng que xiên đã ngâm nước lạnh xiên dọc từng con tôm. Thực hiện cho đến khi hết.
- Chuẩn bị một bếp than hoa rồi đặt những xiên tôm đã ướp lên và nướng.
- Trong lúc nướng phải lật đi lật lại cho tôm được chín đều và thơm ngon hơn. Ngoài ra, trong quá trình nướng bạn cũng phải phết thêm một lớp bơ lên bề mặt tôm để tôm không bị khô và cháy. Khi cảm thấy tôm chỉ đỏ vàng đều các mặt thì lấy xuống, không nên nướng quá lâu nếu không tôm sẽ bị khô, ăn không ngon.
- Sau khi tôm được nướng xong đem xếp ra đĩa rồi ăn cùng với các loại rau sống đã chuẩn bị.
5. Mực hấp gừng
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
Mực: 500 gr
Gừng: 100 gr
Hành lá: 4 nhánh
Ớt sừng: 1 trái
Dưa leo: 1 trái
Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
Bột canh: nửa muỗng cà phê
Cách làm:
- Mực làm sạch, rửa với nước pha rượu trắng để khử mùi tanh rồi để ráo. Hành lá cắt khúc 4-5cm, gừng gọt vỏ rửa sạch thái chỉ, 1 quả ớt sừng cắt lát mỏng.
- Ướp mực với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột canh để trong 20 phút để mực ngấm.
- Sau đó trộn chung mực với gừng, ớt, hành rồi xếp vào cái đĩa sâu lòng cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút hoặc tới khi mực chín tới là được.
Nguyên liệu:
- 1 con cá lóc khoảng 1kg
- 3 cây bạc hà (dọc mùng)
- 3 quả cà chua
- 10 cây đậu bắp
- 1 nửa quả dứa
- Một nắm giá đỗ, 1 quả ớt tươi
- 1 phần me chua, rau mùi (ngò rí, ngò gai), rau ngổ ( ngò ôm), hành khô, nước mắn, muối, hạt nêm
Cách làm:
- Cá lóc làm sạch, sau đó dùng muối chà sát lên cá và rửa thật sạch lại với nước rồi để cá ráo nước.
- Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau.
- Bạc hà cắt lát rồi cho muối vào bóp thật kỹ vì có thể có chất gây ngứa.
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Đậu bắp rửa sạch, cắt lát.
- Dứa đem cắt lát. Làm sạch rau mùi, rau ngổ, giá đỗ, nhặt rồi rửa sạch với nước.
- Cho hành đã băm nhỏ vào nồi dùng để nấu canh phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào cho thật chín. Đổ nước vào khoảng 2/3 phần nồi rồi cho me, đậu bắp, bạc hà, 1 nửa quả ớt và dứa vào nồi nước, sau đó nêm muối mắm, hạt nêm cho thật vừa ăn và đun sôi lên.
- Khi nồi nước nấu canh đã sôi già cho cá lóc vào nồi. Nấu sôi tất cả trong vòng 20 phút, trước khi tắt bếp thì bạn cho rau ngổ, rau mùi, giá đỗ vào, sau đó tắt bếp đi.
Mực trứng chiên nước mắm
Trong các loại mực, có thể nói mực trứng là ngon nhất. Bởi với kích cỡ nhỏ, bên trong chứa toàn trứng, loại mực này có thể chế biến thành nhiều món khoái khẩu như: chiên nước mắm, chiên giòn, hấp gừng sả, xào khóm, nướng mọi, nấu hủ tiếu...
Tuy nhiên, dù được xào nấu theo cách nào thì mực vẫn có vị béo của trứng hòa cùng mùi thơm đặc trưng của hải sản.
Thường thì với mực trứng, khi chế biến người ta để nguyên con, bởi trong bụng mực toàn trứng. Sau đó cho mực vào thau ngâm với chút muối và gừng đập dập để khử mùi tanh, rửa lại dưới vòi nước sạch nhiều lần, để vào rổ cho thật ráo nước.
Chuẩn bị một ít hột tiêu rang giòn, xay nhỏ. Củ hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ hình múi cau; thêm một ít hành lá cắt bỏ gốc rửa sạch, cắt khúc cỡ lóng tay. Vài tép tỏi lột vỏ băm nhỏ. Mực chiên hay bị bắn dầu, rất dễ bị bỏng, có một mẹo nhỏ để khi chiên không bị bắn dầu với tất cả các món chiên là cho một ít bột mì vào chảo khi dầu đã nóng. Đậy nắp lại, canh thời gian khoảng 3 - 5 phút (tùy theo kích cỡ con mực), tắt bếp để một lúc nghe không còn tiếng nổ nữa thì mở nắp ra trở mực, đậy nắp bật lửa chiên tiếp, cũng với thời gian chỉ từ 3 - 5 phút, tắt bếp, không chiên vàng quá sẽ khiến mực trở nên dai, không còn giòn, mất ngon. Vớt mực ra để trên rá cho ráo bớt dầu.
Dùng một cái chảo khác, làm nóng chảo, cho dầu ăn vào cùng tỏi phi vàng, tắt lửa, pha nước mắm theo tỷ lệ: 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh tương ớt, ít tiêu hạt đã rang giòn đập dập. Bật lửa trở lại, vừa nấu vừa khuấy cho tan gia vị, nêm nếm lại để điều chỉnh theo khẩu vị thì thả mực đã chiên vào đảo trên bếp liên tục, đến khi gia vị keo lại, cho củ hành tây vào, tiếp đến là hành lá đảo nhanh qua rồi tắt lửa. Trút mực ra dĩa, trang trí tùy thích. Nếu dùng để ăn chơi, làm mồi nhâm nhi thì có thể bớt lại chút nước mắm, còn dùng với cơm thì nên nêm nếm cho vị mặn mặn, ngọt ngọt. Mực béo, giòn nhưng không ngấy, có vị ngọt tự nhiên hòa quyện trong vị mặn của nước mắm, hương thơm cuốn hút. Đang là mùa mực trứng, bạn hãy thử một lần xem!
Mướt mắt ngắm những mâm cơm ngon của nàng gốc Quảng về làm dâu xứ Bắc: 'Giữ lửa căn bếp chính là giữ lửa gia đình' Thực ra không cần phải có nhiều lời khen, chỉ cần mâm cơm mình bày biện, cả nhà ăn hết một cách ngon lành là mình đã rất vui rồi, điều đó còn hơn mọi lời động viên", Nhật Thảo tâm sự. Nhật Thảo sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam. Nhân duyên đưa đẩy, chị lấy chồng, sinh sống và làm...