Cuối hè cần làm gì để khỏe mạnh?
Tháng cuối cùng của mùa hè (còn gọi là mùa trưởng hạ), đặc trưng bởi khí hậu nhiệt độ cao, nhiều mưa và ẩm ướt, do đó ‘thấp’ là khí chính.
Thấp là âm tà, dễ tổn thương dương khí, đặc biệt là tổn thương tỳ dương…
Bệnh tật đặc trưng của mùa trưởng hạ
Theo Đông y, khoảng tháng 6 âm lịch là mùa trưởng hạ. Khoảng thời gian này khí trời sẽ có những đặc điểm riêng, con người cũng cần có những phương pháp sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Nếu không dưỡng sinh đúng cách vào trưởng hạ, thấp tà nhập cơ thể, sẽ khiến khí trong cơ thể không thông suốt, dẫn đến chân tay mệt mỏi, người uể oải vô lực, chức năng tiêu hóa và hấp thu kém, đầy bụng, chán ăn, miệng nhạt không vị, ngực tức muốn nôn, đại tiện phân nát, thậm chí tiêu chảy, phù thũng và các triệu chứng khác.
Các triệu chứng này sẽ nặng nề hơn ở những người béo mập, người vốn có rối loạn chuyển hóa lipid… do đó những người có thể trạng thuộc dạng này càng cần lưu ý hơn trong việc giữ gìn sức khỏe.
Chán ăn có thể gặp vào mùa trưởng hạ nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe.
Một số lưu ý để khỏe mạnh trong mùa trưởng hạ
Lưu ý về ăn uống
Ăn ít dầu mỡ và ít uống rượu là nguyên tắc đầu tiên trong ăn uống để dưỡng sinh trong mùa trưởng hạ. Đồ nhiều dầu mỡ như những món xào, rán, phủ tạng động vật… là những đồ ăn sinh ra nhiều đàm thấp trong cơ thể. Rượu là thức uống làm tăng thấp nhiệt trong cơ thể. Mùa trưởng hạ thấp nhiệt vốn đã thịnh vượng, nên các món nhiều dầu mỡ và rượu là những thứ nên hạn chế trong khoảng thời gian này.
Bên cạnh đó theo Đông y dưỡng tỳ là nguyên tắc cốt lõi trong dưỡng sinh mùa trưởng hạ nên các món ăn cũng cần tuân theo nguyên tắc này. Trong ăn uống cần có sự điều độ, nên đa dạng hóa loại thực phẩm, thời gian ăn uống phải cố định, không nên bỏ bữa sáng, không nên ăn tối muộn.
Có thể ăn một số loại thực phẩm thanh nhiệt nhưng nếu ăn thường xuyên, với lượng quá nhiều các loại thực phẩm này, có thể ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị. Nên ăn thêm các loại trái cây, rau quả giàu vitamin và khoáng chất, như lê, táo, chuối… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Những người có tỳ vị không tốt, có thể sử dụng hạt sen, lá sen, ý dĩ, mướp hương, đại táo… dưới dạng trà thảo dược hoặc cháo thuốc để dưỡng tỳ.
Mướp hương tốt cho người tỳ vị kém trong mùa trưởng hạ.
Lưu ý về tình chí
Video đang HOT
Thời tiết trưởng hạ nóng ẩm, dễ làm cho người ta cảm thấy bực bội, nhưng theo Đông y “ưu tư tổn thương tỳ”, do đó dưỡng tỳ cần giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ vị, dẫn đến chán ăn, đầy bụng…
Không quá ham mát
Mùa trưởng hạ nhiệt độ vẫn còn rất cao, nhiều người có thói quen làm mát cơ thể bằng điều hòa nhiệt độ, các đồ ăn, uống có tính lạnh, nhưng quá lạm dụng chúng lại là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Trưởng hạ cần chú ý không quá ham mát, không để nhiệt độ trong và ngoài nhà chênh lệch quá lớn, người già yếu cần thận trọng khi tắm nước lạnh. Khí hậu trong nhà thích hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo sinh hoạt lành mạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ là chủ yếu, nhiệt độ trong nhà nên từ 25℃-28℃. Chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà không quá 10℃ là tốt nhất, có thể sử dụng chức năng hút ẩm của điều hòa để điều chỉnh độ ẩm tương đối trong nhà ở mức 40%-60%.
Ngày dài nắng nóng là đặc điểm chính của khí hậu trưởng hạ, cơ thể cũng nên thích ứng với quy luật tự nhiên bằng cách ngủ muộn dậy sớm.
Như đã nói ở trên, chúng ta có thể sử dụng một số loại thực phẩm, nước uống, trái cây có tác dụng thanh nhiệt như như bí đao, các loại đậu, cải bẹ xanh, mướp đắng… nhưng không nên lạm dụng, chỉ nên dùng ở lượng vừa đủ. Khi sử dụng mà thấy có các dấu hiệu như đầy bụng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng… chính là những biểu hiện của tỳ vị đã bị tổn thương, cần dừng ngay việc sử dụng các thực phẩm này.
Mùa trưởng hạ nên sử dụng thực phẩm thanh nhiệt nhưng không nên lạm dụng.
Vận động hợp lý
Vận động là một trong những cách tự nhiên để khí huyết lưu thông. Mùa trưởng hạ thấp tà quá thịnh vượng có thể gây cản trở việc lưu thông của khí huyết. Ngoài ra vận động hợp lý cũng là cách rất hiệu quả để kích thích công năng tỳ vị, rất có lợi cho việc dưỡng sinh trong mùa trưởng hạ.
Cần lưu ý bổ sung nước cho cơ thể khi vận động trong thời gian này. Chúng ta cũng không nên hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, đặc biệt cần tránh vận động quá nhiều trực tiếp dưới trời nắng, khiến cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Mùa trưởng hạ không ra mồ hôi là điều không nên nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều có thể khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
Chú ý trừ thấp
Thuốc Đông y có thể dưỡng tỳ hóa thấp như bạch biển đậu, bạch truật, phục linh, ý dĩ… Các vị thuốc này đều có thể dùng dưới dạng hãm nước uống, hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc giúp cơ thể trừ bớt thấp tà.
Ngoài ra, Đông y cũng có những huyệt vị có tác dụng kiện tỳ trừ thấp. Thường xuyên day ấn các huyệt dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, túc tam lý, phong long, tam âm giao, công tôn… cũng có tác dụng trừ bớt thấp tà trong cơ thể.
Tác dụng thần kỳ của vỏ mướp với làn da và sức khỏe
Vỏ quả mướp luôn bị vứt bỏ ngày từ khâu sơ chế, ít người biết rằng nó có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và cả vẻ đẹp làn da.
Quả mướp là loại rau được ưa thích vì hương vị thơm ngon đặc biệt, lại có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt rất tốt. Mướp cũng chứa nhiều vitamin Am vitamin C, vitain K và khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa như các carotenoid (chẳng hạn như lutein, zeaxanthin và beta-carotene), các chất xơ hòa tan. Nhờ đó, nó giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho mắt, da và tim...
Nói đến mướp, người ta thường chỉ nghĩ đến phần thịt quả, không biết rằng phần vỏ cũng chứa nhiều chất quý giá. Vậy vỏ quả mướp có tác dụng gì, cách sử dụng ra sao?
Vỏ mướp có tác dụng gì?
Theo S ohu, vỏ mướp cũng là vị thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Vỏ mướp vị ngọt, tính lạnh, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Và dưới đây là những công dụng tuyệt vời của vỏ mướp theo Trung y:
Vỏ quả mướp có tác dụng gì? Bạn có thể nấu nước vỏ mướp uống để thanh nhiệt, giải độc. ( Ảnh: Sohu)
Thanh nhiệt, giải độc
Khi thời tiết nóng, cơ thể dễ bị nhiệt, mệt mỏi. Vì vỏ mướp có tính lạnh, lại rất giàu vitamin C, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Để tận dụng lợi ích này, bạn rửa sạch vỏ mướp, cho vào nồi cùng với nước vào nồi, đun trên lửa lớn.
Khi nước sôi, bạn hạ lửa vừa rồi nhỏ, tiếp tục nấu trong 5-8 phút rồi tắt bếp, để nguội. Mỗi ngày, bạn có thể oống 2-3 cốc nước vỏ mướp để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Làm trắng da và trị mụn
Vỏ mướp rất giàu carbohydrate, riboflavin (vitamin B2), vitamin E và các chất dinh dưỡng khác. Sự kết hợp của các chất này có tác dụng làm trắng da và loại bỏ mụn trứng cá. Cách sử dụng rất đơn giản, có thể dùng đường uống hoặc bôi ngoài.
Đường uống: Sắc 9-15gr vỏ mướp với nước hoặc phơi khô tán thành bột để uống.
Dùng ngoài: Sử dụng một lượng vỏ mướp thích hợp xay nhuyễn để bôi.
Việc ăn mướp cả vỏ cũng cũng có nhiều lợi ích cho da, có thể loại bỏ mẩn ngứa, viêm da và có tác dụng làm trắng da.
Giảm phù nề
Vỏ mướp có tác dụng tiêu phù thũng rất tốt. Cách sử dụng là đun vỏ mướp với nước, sau khi sôi thì để khoảng 20 phút với lửa vừa và nhỏ rồi lọc lấy nước, để nguội, cho vào chai để bảo quản, dùng chườm lên vùng da bị phù nề.
Vỏ mướp có tác dụng tiêu phù thũng rất tốt. (Ảnh: Sohu)
Mặc dù vỏ mướp có tác dụng tốt như vậy, các thầy thuốc Trung y cảnh báo, những người đàn ông kém về khả năng cương dương nên tránh sử dụng vỏ mướp để không gây xuất tinh sớm.
Ngoài ra, nếu không đảm bảo chắc chắn quả mướp mình sử dụng được trồng theo quy trình an toàn, bạn cũng không được sử dụng vỏ mướp để tránh đưa vào cơ thể các chất độc hại.
Những bài thuốc trị bệnh từ mướp
Rất nhiều bộ phận của cây mướp được dùng làm thuốc, chẳng hạn như lá, hoa, dây, quả, rễ, xơ... Trong bài viết trên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS Hoàng Xuân Đại nêu một số bài thuốc từ mướp như sau:
- Chữa nứt nẻ đầu vú: Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính (không để cháy thành than), tán bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào đầu vú. Cách này còn chữa chảy máu chân răng rất tốt.
- Chữa lở ngứa: Rễ mướp sắc lấy nước để ngâm, rửa những vùng bị lở ngứa.
- Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20gr, hạt đậu xanh để cả vỏ 100gr, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Chữa mề đay: Lá mướp tươi một nắm nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết mề đay.
- Chữa tắc tia sữa: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 - 3 ngày, kết hợp xoa nắn ngực cho thông tia sữa.
- Làm thông sữa: Mướp nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 - 6gr với chút rượu. Sau khi uống, cần đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa băng huyết: Mướp hương 1 - 2 quả, huyết dụ 2 - 3 lá, rễ cỏ tranh 20gr, rễ cỏ giày 20gr, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.
- Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10gr vào sáng sớm lúc đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
- Chữa phù thũng: lá mướp hương 15gr, cây cứt lợn 10gr thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.
- Chữa nước ăn chân: Lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ tổn thương.
- Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống một lần.
- Chữa ho kéo dài: Lá mướp hương 15gr nấu nước uống.
Những ai không nên ăn mướp? Mướp là một loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng, thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, những người dưới đây nên hạn chế hoặc tránh ăn mướp. Những ai không nên ăn mướp? 1. Người có tì vị kém hoặc thể hàn Mướp có tính hàn và tác dụng thanh nhiệt, do...