Cứ nghĩ mình bị cúm nên không đi khám ngay, người phụ nữ sửng sốt khi hay tin mắc căn bệnh nặng đến nỗi phải cắt cụt 10 đầu ngón chân
Chị đã phải nằm hôn mê trong 2 tuần, ở trung tâm phục hồi chức năng 7 tuần, nhưng cuối cùng vẫn không thể cứu được 10 ngón chân của mình.
Vào tháng 6 năm 2014, chị Maria Papalia-Meier, đến từ Massachusetts (Mỹ) đột nhiên bị sốt, phát ban, đau nhức, chóng mặt và khó thở. Nghĩ mình bị cúm nên chị không đi khám ngay. Thế nhưng tình trạng cơ thế ngày càng tồi tệ khiến chị Maria phải đến bệnh viện khám. Tại đây, chị đã hoàn toàn bị sốc khi nghe bác sĩ thông báo mình bị nhiễm trùng huyết nhưng do không điều trị kịp thời nên đã chuyển sang sốc nhiễm trùng.
Chị Maria được gây mê trong 2 tuần vì các cơ quan nội tạng suy yếu nghiêm trọng do bị nhiễm trùng huyết.
Khi nhập viện, các cơ quan nội tạng của người phụ nữ này đã bắt đầu bị suy yếu đến nỗi bác sĩ phải đưa chị vào trạng thái hôn mê. Do dùng thuốc điều trị sốc nhiễm trùng, các ngón chân của chị Maria bắt đầu chuyển sang màu đen vì thiếu máu lưu thông đến đó. Đến cuối cùng, các bác sĩ bắt buộc phải cắt cụt cả mười ngón chân của bệnh nhân.
Các ngón chân của chị Maria chuyển sang màu đen do máu không lưu thông được đến đây.
Chị Maria kể: “Tôi bị phát ban trên bụng và cánh tay sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn. Lúc đó, tôi nghĩ mình bị cúm, có vào viện thì cũng chỉ truyền nước nên thôi. Sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể đau nhức, sốt, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt và khó thở. Tôi không hề biết mình đang cận kề với cái chết.
Khi vào viện, tôi đã bị sốc nhiễm trùng rồi, và tất cả các cơ quan nội tạng đã bị phá hỏng. Tôi được bác sĩ cho hôn mê trong hai tuần và ở trong trung tâm phục hồi chức năng hơn 7 tuần nữa. Khi trở về nhà, các ngón chân của tôi đã bị cắt cụt”.
Video đang HOT
Cuối cùng, các bác sĩ phải cắt cụt hết 10 ngón chân của chị.
Sau khi trở về từ cõi chết, chị Maria đã biến câu chuyện của mình thành một hành trình sống để phổ cập đến mọi người về các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết thông qua việc xuất bản một cuốn sách và trở thành một vận động viên chạy marathon.
Chị Maraia tập yoga để giúp cơ thể lấy lại được thăng bằng và ổn định.
Đồng thời giúp bàn chân không bị sưng to và đau đớn khi mang giày chạy.
Trong cuốn sách I Am A Runner: The Memories of a Sepsis Survivor (Tạm dịch: Tôi là một vận động viên chạy bộ: Ký ức của một người sống sót sau khi bị nhiễm trùng huyết) của mình, chị Maria đã kể lại chi tiết về những trải nghiệm mà bản thân đã đi qua. Từ chuyện chị đã chiến đấu với căn bệnh nhiễm trùng huyết như thế nào, đến việc quyết tâm trở thành vận động viên chạy marathon đã gặp khó khăn ra sao.
“Tôi muốn tất cả mọi người đều biết về căn bệnh nhiễm trùng huyết. Và tôi đang làm việc chăm chỉ để thực hiện điều đó. Ngoài việc cố gắng để trở thành một vận động viên chạy marathon, tôi còn có ước mơ trở thành một diễn giả truyền động lực cho người khác. Tôi muốn mọi người hiểu rằng sức khỏe là quan trọng nhất”, chị Maria chia sẻ.
Hiện tại, chị đang tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon Chicago năm 2020 với đường đua dài 42km.
Theo lời chị Maria kể thì ban đầu chị không thể mang giày chạy bình thường vì chân thường bị đau và sưng to, nhất là khi chạy trong mùa hè nắng nóng. Thế nên, chị đã chuyển hướng sang tập yoga – bộ môn giúp chị lấy lại thăng bằng và ổn định trong khi chạy. Và nhờ kiên trì tập luyện, cuối cùng chị Maria đã thực hiện được điều mình mong ước. Hiện tại, chị đang tập luyện để chuẩn bị tham gia cuộc thi chạy marathon Chicago năm 2020 với đường đua dài 42km.
Nhiễm trùng huyết là gì và nó nguy hiểm như thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nhiễm trùng huyết là phản ứng cực đoan của cơ thể khi bị nhiễm trùng ở da, phổi, đường tiết niệu hoặc ở một bộ phận nào đó gây ra phản ứng dây chuyền khắp cơ thể. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do vi trùng khi xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhưng vì không được điều trị kịp thời hoặc chấm dứt hẳn đã gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết.
Thế nên, khi thấy cơ thể có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh rùng mình, tim đập nhanh, đau nhức, khó thở, lú lẫn thì hãy nghĩ ngay đến nhiễm trùng huyết và nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bởi nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết khiến bạn bị tổn thương mô, suy nội tạng, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Thấy ngón chân của con đột nhiên bị sưng phồng, bà mẹ đưa con đi khám và sững sờ khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân
Chị không ngờ một vật bé nhỏ, mỏng manh như thế lại có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mới đây, một bà mẹ có tên là Jill Mraidi, đến từ Orlando, Florida (Mỹ), đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về việc một sợi tóc cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Chị Jill nhớ lại: "Tôi đã thật sự hốt hoảng khi phát hiện ra chân con đột nhiên sưng to lên. May mắn là hôm đó lại là ngày hẹn gặp bác sĩ, nên tôi đã đưa Qasim đi luôn. Bác sĩ nhìn vào bàn chân của con trai tôi rồi bảo đây là hội chứng Hair tourniquet".
Ngón chân của Qasim đã bị một sợi tóc quấn chặt đến mức sưng to và đỏ.
Hội chứng Hair tourniquet xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tóc hoặc sợi chỉ thừa bên trong bao tay, vớ quấn quanh ngón tay hay ngón chân của bé gây đau, tổn thương. Theo bác sĩ Alexander Davit - bác sĩ phẫu thuật nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Pittsburgh, trong một số trường hợp, tóc hoặc sợi chỉ có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến nơi bị siết chặt dẫn đến việc trẻ có nguy cơ bị cắt cụt ngón chân hoặc ngón tay.
Khi nghe bác sĩ nói như vậy, chị Jill đã hoàn toàn sững sờ vì không ngờ một vật bé nhỏ mỏng manh như thế lại có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bà mẹ 4 con cũng cho biết thêm rằng chị bị rụng tóc khá nhiều kể từ sau khi sinh Qasim, và có lẽ sợi tóc đã bị mắc kẹt ở trong chiếc tất của bé trai.
Bác sĩ Alexander cũng tư vấn thêm một số thông tin về hội chứng Hair tourniquet cho các cha mẹ khác biết như: nếu bạn thấy khu vực ngón chân ngón tay của con đột nhiên sưng đỏ và bạn nghi ngờ là có tóc hoặc sợi chỉ quấn quanh thì nên nhanh chóng đưa con đi bác sĩ nếu bạn không thể tự lấy nó ra được hoặc con quá đau đớn.
Đồng thời để tránh trường hợp tương tự như vậy xảy ra, các cha mẹ hãy:
- Cắt tóc ngắn hoặc buộc tóc gọn gàng trong khi chăm sóc trẻ.
- Chải đầu thường xuyên và phải nhặt những sợi tóc rụng cho vào thùng rác.
- Kiểm tra kỹ bao tay, bao chân của con xem có chỉ thừa không hoặc bạn có thể lộn trái rồi mới bao vào tay, chân cho con
- Thường xuyên kiểm tra các ngón tay, ngón chân của con để có thể sớm phát hiện khi có bất thường xảy ra.
Viêm phổi, viêm phế quản có phải là bệnh dễ lây? Một số loại bệnh nhiều người tưởng là dễ lây nhưng thật ra lại không lây. Thậm chí, mọi thứ còn khó phân biệt hơn khi triệu chứng của bệnh lây và không lây thường rất giống nhau. Viêm phổi có lây hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Viêm phổi Viêm phổi có lây hay...