Cứ nghĩ đau đầu, háo nước, mệt mỏi là do stress, ai ngờ đó lại là những dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm
Nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào được nêu ở dưới đây thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng.
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh cũng như bộ não.
Đường huyết cao là căn bệnh chỉ tình trạng đường glucose trong máu tăng quá cao so với mức bình thường. Nghĩa là các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể.
Theo các bác sĩ, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan khác của bạn. Và cách duy nhất để chống lại bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về lượng đường trong máu cao và bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro trong tương lai bằng cách để ý 6 dấu hiệu sau đây:
1. Đi tiểu thường xuyên
Những người có lượng đường trong máu cao lúc nào cũng cảm thấy mắc tiểu (Ảnh minh họa).
Thông thường, chúng ta sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần/ngày, trong khi những người có lượng đường trong máu cao thì dường như lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thận không thể xử lý thêm đường trong máu của bạn. Vì vậy, cách duy nhất để loại bỏ lượng đường đó là đi tiểu.
2. Mệt mỏi
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu thông báo cho bạn biết bạn đang có lượng đường trong máu cao, nhất là sau khi ăn no. Vì thế, nếu bạn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là sau bữa ăn chứa nhiều Carohydrate thì bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Đường huyết cao khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy khát nước (Ảnh minh họa).
Vì đi tiểu nhiều nên bạn sẽ luôn ở trong tình trạng mất nước, khát nước. Có thể nói uống nước – đi vệ sinh – uống nước giống như là một chu kỳ bất tận.
Theo các bác sĩ chu kỳ này sẽ không cảnh báo dấu hiệu gì nguy hiểm, nhưng nếu nó kết hợp với các dấu hiệu khác thì bạn nên đi khám sớm.
4. Mắt mờ
Dấu hiệu đầu tiên khi bạn mắc phải căn bệnh đường huyết cao là mắt mờ. Điều này xảy ra khi bạn bạn không có đủ insulin để phân giải glucose. Do đó, đường và nước bị mắc kẹt ở giữa mắt, dẫn đến mắt bạn bị mờ.
5. Đau đầu
Những cơn đau đầu luôn ẩn chứa những cảnh báo về sức khỏe (Ảnh minh họa).
Nhức đầu có thể là một dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe như căng thẳng, tiểu đường, cảm cúm… Nhưng nếu bạn đau đầu thường xuyên thì bạn phải kiểm tra, đặc biệt là khi nó còn kết hợp với các triệu chứng khác được đề cập ở đây.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), lượng đường trong máu tăng cao làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do vậy, những người có lượng đường trong máu cao thường xuyên bị bệnh.
Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tăng đường huyết. Và nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể dẫn đến sự tích tự ketone trong máu và nước tiểu, dẫn đến bệnh ketoacidosis với các triệu chứng: buồn nôn, khó thở, khô miệng, đau bụng, lú lẫn, thậm chí là hôn mê.
Nói tóm lại, nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào như ở trên thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Trong trường hợp bạn có lượng đường trong máu cao, bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc tiểu đường loại 2 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Thở khò khè, ho dai dẳng, đau ở vùng ngực, giảm cân, đau xương... có thể là triệu chứng báo hiệu ung thư phổi.
Theo Healthline, ung thư phổi có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào trong giai đoạn đầu, nhiều người phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi giúp mỗi người sớm nhận biết để khám, điều trị kịp thời.
Ho dai dẳng
Ho liên quan đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ hết sau một hoặc hai tuần, nhưng ho dai dẳng có thể là triệu chứng của ung thư phổi. Bạn mắc chứng ho kéo dài, không có dấu hiệu chấm dứt, ho ra máu hoặc chất nhầy bất thường khiến giọng nói khàn đặc thì nên đến gặp bác sĩ ngay, chuyên gia sẽ yêu cầu chụp X-quang hoặc thực hiện các xét nghiệm khác.
Thay đổi hơi thở
Khó thở cũng là triệu chứng của ung thư phổi. Việc cơ thể thay đổi nhịp thở có thể xảy ra nếu ung thư phổi chặn, thu hẹp đường thở hoặc có chất lỏng từ khối u phổi tích tụ trong ngực. Nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi leo cầu thang hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày thì nên đến bệnh viện khám.
Khi đường thở bị tắc nghẽn hoặc bị viêm, bạn thở sẽ phát ra âm thanh khò khè. Điều này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân có thể là lành tính, dễ điều trị. Tuy nhiên, thở khò khè cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư phổi, khi đến khám, bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân.
Cơ thể xuất hiện cơn ho kéo dài là triệu chứng của ung thư phổi.
Đau ở vùng ngực
Ung thư phổi có thể tạo ra cơn đau ở ngực, vai hoặc lưng, cảm giác đau có thể không liên quan đến ho. Bạn nên đến khám bác sĩ khi nhận thấy các cơn đau xuất hiện, cho dù nó âm ỉ, rõ ràng, liên tục hoặc không liên tục.
Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý xem cơn đau có giới hạn ở một khu vực cụ thể hay khắp ngực. Khi ung thư phổi gây ra đau ngực, sự khó chịu có thể là do hạch bạch huyết mở rộng hoặc di căn vào thành ngực, lớp lót quanh phổi.
Thay đổi trong giọng nói
Nếu bản thân nhận thấy một sự thay đổi trong giọng nói hoặc nghe người khác chỉ ra rằng giọng của bạn nghe trầm hơn, khàn.. thì hãy đi khám bác sĩ.
Khàn tiếng thường xuất hiện bởi cảm lạnh đơn giản, nhưng triệu chứng này cũng có thể cảnh báo bệnh khi nó kéo dài hơn hai tuần. Khàn tiếng liên quan đến ung thư phổi xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát thanh quản.
Giảm cân
Việc cơ thể giảm cân không giải thích được từ 10 pound (1pound = 453.59237 grams) trở lên có thể liên quan đến ung thư phổi hoặc một loại ung thư khác. Khi mắc bệnh, nguyên nhân sụt cân có thể xuất phát từ các tế bào ung thư sử dụng năng lượng, kết quả của sự thay đổi trong cách cơ thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm.
Đau xương
Ung thư phổi khi đã di căn đến xương có thể tạo ra cơn đau ở lưng hoặc các khu vực khác của cơ thể, triệu chứng nặng hơn về đêm hoặc khi bạn vận động. Ngoài ra, người bệnh cũng xuất hiện cơn đau liên quan đến vai, cánh tay hoặc cổ, điều này ít phổ biến.
Đau đầu
Nhức đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư phổi đã lan đến não. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau đầu đều liên quan đến di căn não. Đôi khi, một khối u phổi có thể tạo ra áp lực lên tĩnh mạch gây nên cơn đau.
Học sinh đeo nón tấm chắn có thể bị mỏi mắt, đau đầu, cận thị 'Miếng nhựa này có chỗ thẳng, có chỗ cong nên khi trẻ nhìn qua sẽ bị biến dạng hình ảnh. Mới đầu trẻ sẽ bị mỏi mắt, sau đó có thể bị đau đầu, cận thị' Ảnh minh họa Trước tình trạng một số nơi cho học sinh đeo chiếc nón có miếng nhựa che chắn trước mặt trong lớp học, TS.BS Phí...