Cứ 6 giây 1 người chết: Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Cứ 6 giây có 1 người tử vong, căn bệnh tiểu đường đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) hiện toàn thế giới có trên 415 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 642 triệu người trong năm 2040. Bệnh tiểu đường trở thành gánh nặng của hàng triệu người bởi những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại. Vậy bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?
Căn bệnh khiến nhiều người tử vong thứ ba ở Việt Nam
Thông tin trên báo VNN, tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị tiểu đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Trong 10 năm, tỉ lệ tiền tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên 14%.
Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Riêng trong năm 2017, có 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến tiểu đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày.
Bệnh tiểu đường gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 ở Việt Nam
Dù số lượng người mắc rất lớn, song PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, chỉ có gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán, 70% còn lại không biết mình mắc bệnh do người dân chưa có thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Do đó có tới 85% các trường hợp tiểu đường được phát hiện ở nước ta khi bệnh đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng võng mạc…
Theo chương trình Sức khoẻ Việt Nam, Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có ít nhất 50% bệnh nhân tiểu đường được phát hiện bệnh và tiếp tục tăng lên 70% vào năm 2030, đồng thời tăng tỉ lệ bệnh nhân được quản lý tại các cơ sở y tế lên 30-40% trong 10 năm tới.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng võng mạc…
Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần.
Video đang HOT
20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận…
Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường
Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Suy thận
Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao – nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận. Dó đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp.
Bệnh về mắt
Bệnh tiểu đường tác động xấu lên mắt
Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn. Nguyên nhân là lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Bệnh thần kinh
Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.
Chậm lành vết thương
Bệnh tiểu đường có thể gây lở loét da, đặc biệt là bàn chân
Lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương.
Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Lân – Bệnh viện Thu Cúc: “Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm này thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.”
Phòng ngừa bệnh tiểu đường thế nào
Bệnh tiểu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng như thường xuyên khám sức khoẻ, phát hiện sớm bệnh và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Theo đó, nếu bị thừa cân (BMI>23) hoặc béo phì cần duy trì giảm cân đều đặn, tránh lối sống tĩnh tại, thay vào đó tập thể dục ít nhất 30 phút, ít nhất 4-5 lần/tuần.
Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách đơn giản dự phòng đái tháo đường type 2
Song song đó cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, giảm tinh bột, đường, giảm muối. Hiện tại, mỗi ngày 1 người dân Việt chỉ ăn 170-200g, chưa được 1/2 so với khuyến cáo của WHO.
Theo WHO, nếu một người ăn hơn 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.
Mỗi suất rau hoặc trái cây tương đương 80g phần ăn được, lượng này tương đương với 1 trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hay một bát rau xanh, nửa cốc nước ép rau quả.
Các loại nước uống không lành mạnh như rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá… cũng cần phải hạn chế. Tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường.
Ở một số người có nguy cơ đái tháo đường cao như béo phì, có rối loạn dung nạp glucose, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, có hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài can thiệp lối sống, có thể uống thuốc metformin để điều trị phòng ngừa đái tháo đường type 2.
Theo anninhthudo
Ngừa gan nhiễm mỡ nhờ rau xanh
Ăn rau xanh mỗi ngày làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san PNAS.
Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) thấy rằng rau xanh chứa nitrat vô cơ giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan.
"Khi chúng tôi bổ sung nitrat cho chuột có chế độ ăn nhiều chất béo và đường, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chất béo trong gan thấp hơn đáng kể", chuyên gia Mattias Carlstrom thuộc Viện Karolinska cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều trái cây và rau củ cũng tốt cho chức năng tim mạch và giảm bệnh tiểu đường.
Cụ thể, rau củ và trái cây giúp giảm huyết áp cao và cải thiện lượng insulin cũng như đường glucose ở chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo thanhnien
Cách hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm HbA1c thành công Phát hiện mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi 69 nhưng ông Đào Xuân Hạnh vẫn đối diện với bệnh với một tâm thế hoàn toàn bình thản. Ông tự tin rằng mình có thể ổn định được đường huyết và sống tốt với bệnh tiểu đường. Chưa kịp vui mừng vì trong gần 2 năm đường huyết chưa bao giờ quá ngưỡng...