Công thức thịt kho tàu thơm mềm chuẩn không cần chỉnh
Trời lành lạnh, có miếng thịt chín mềm tan, béo ngậy, thơm ngọt vị nước dừa quyện với vị trứng cút bùi bùi ăn cùng cơm trắng nóng hổi thì thật tuyệt bạn nhỉ?
Hôm vừa rồi đi ăn cỗ ở Công Viên Nhỏ, thấy giữa mâm cỗ sang trọng lại có một món dân gian, gần gũi như thịt kho tàu, mình bỗng nhớ lại ngày xưa mỗi độ trời trở gió, mẹ mình lại làm món này để cả nhà vừa ăn vừa chan cơm cho ấm bụng. Trời lành lạnh, có miếng thịt chín mềm tan, béo ngậy, thơm ngọt vị nước dừa quyện với vị trứng cút bùi bùi ăn cùng cơm trắng nóng hổi thì thật tuyệt bạn nhỉ?
Bạn hay làm thịt kho tàu theo cách nào?
Mâm cỗ nhiều món ngon là vậy mà miếng thịt kho tàu đơn giản lại làm mình mê mẩn không thôi. Cũng đã lâu rồi không được ăn món này, giờ ăn lại bỗng thấy nhớ tuổi thơ da diết. Không biết các bạn thường nấu thịt kho tàu thế nào, chứ với mình thì nhất định không thể thiếu nước dừa tươi thanh thanh bùi bùi và vài quả trứng cút/trứng gà góp vị!
Chuẩn bị nguyên liệu cho 500g thịt
10 quả trứng cút/5 quả trứng gà (số lượng tùy bạn thích nhé, đây chỉ là con số gợi ý)
1 quả dừa tươi
Hành củ, nước mắm, muối, tiêu, đường
(Bạn lưu ý là nên chọn thịt bắp đùi của lợn, loại nào có da mỏng thì sẽ nhanh mềm và thịt ngon hơn)
Khâu chuẩn bị
Video đang HOT
Thịt đem rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp cùng đường, tiêu, muối, mắm, hành, tỏi băm độ hơn nửa tiếng (nhưng đừng quá 1 giờ kẻo thịt ra nước, khô lại sẽ mất ngon).
Bỏ thịt vào nồi, đảo cho thật săn mới đổ nước dừa ngập xăm xắp mặt thịt, đun to lửa cho nước sôi, hớt sạch bọt rồi vặn lửa nhỏ liu riu, om thịt cho mềm và thật ngấm nước dừa cho tới khi nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián đẹp mắt. Bạn lưu ý là nếu nước dừa cạn quá thì bạn cho thêm nước sôi vào, cho nhiều nước dừa quá màu thịt sẽ bị sậm lại, không đẹp. Thêm vào đó, trong quá trình đun, bạn đừng đậy vung thì màu nước mới trong và đẹp nhất.
Lượng nước dừa quá nhiều sẽ làm thịt ngả màu sậm quá, mất đẹp
Thịt hơi mềm rồi, bạn cho trứng đã luộc chín, bóc vỏ vào, kho chung. Nếu bỏ quá sớm, trứng sẽ bị ngả màu nâu và chai cứng lại, ăn mất ngon. Khi thịt mềm hẳn, bạn nêm nếm lại mắm cho vừa ăn, hợp khẩu vị gia đình là có thể tắt bếp.
"Món ăn không thể thiếu" trong dịp Tết cổ truyền của người miền Nam
Thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho hột vịt là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người miền Nam dịp Tết Nguyên đán. Vị thơm của thịt, vị ngọt của nước thịt ăn kèm với một ít củ kiệu thì sẽ không có món ăn nào ngon bằng.
Nguyên liệu:
500gram thịt ba chỉ
4-5 quả trứng vịt (hoặc trứng cút)
1/2 thìa bột ngọt (3gram)
1/2 thìa muối (3gram)
1 thìa bột nêm (5gram)
1/2 thìa đường (3gram)
2 thìa nước mắm (20ml)
1 thìa nước cốt chanh (10ml)
1/2 thìa tiêu
1 thìa rượu trắng (khoảng 40)
5 tép tỏi (12gram)
25gram hành tím
1 quả ớt
500ml nước
2 thìa đường
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt
- Thịt heo xát muối, rửa sạch, thái khối.
- Hành, ớt và tỏi giã nhỏ.
Ướp với thịt gồm hành, tỏi đã giã, bột ngọt, muối, bột nêm, đường, 1 thìa nước mắm, tiêu, nước cốt chanh. Bọc kín tô và để ngăm mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Trứng rửa sạch, mang luộc chín tới. Trứng chín thì vớt cho vào tô nước lạnh khoảng 5 phút thì bóc vỏ. Mang chiên lên khi ăn sẽ thơm ngon hơn hoặc không chiên tùy thích.
Bước 2: Làm nước màu
- Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa đường, 3 thìa nước vào thắng màu. Đường chuyển màu sậm thì cho hết chỗ nước còn lại vào.
- Cho thịt, nước ướp thịt (gạn bỏ xác hành, tỏi) và 1 thìa nước mắm, rượu trắng, ớt thái lát vào đun sôi thì cho trứng vào. Đậy nắp đun ở lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đến khi nước cạn bớt.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm thịt kho tàu miền Nam mềm ngon khó cưỡng Thịt kho tàu miền Nam là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân Nam bộ. Với cách làm dưới đây vô cùng đơn giản, ngon chuẩn vị bất cứ ai cũng có thể làm được. Nguyên liệu làm thịt kho tàu miền Nam Thịt lợn ba chỉ Trứng cút, trứng gà hoặc trứng vịt Nước...