Công dụng chữa bệnh từ cây ké đầu ngựa
Theo Đông y, ké đầu ngựa có nhiều tác dụng như trị cảm lạnh, mũi chảy nước, lở ngứa ngoài da.
Các bộ phận của cây ké đầu ngựa đều mang lại công dụng trong điều trị bệnh. Cây giúp làm toát mồ hôi, tiết nước bọt, thường dùng trị sốt rét. Rễ cây đắng và bổ dùng trị bệnh tràng nhạc và ung thư, cao rễ được dùng trị vết loét, mụn nhọt. Quả ké đầu ngựa giúp làm mát, trị bệnh đậu mùa.
Các bộ phận của cây ké đầu ngựa đều mang lại công dụng trong điều trị bệnh.
Ở Trung quốc, quả được dùng phổ biến làm thuốc chống bướu cổ, chữa viêm sưng tấy, dùng trong thuốc mỡ trị bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ.
Sau đây là một số bài thuốc từ cây ké đầu ngựa mang lại tác dụng cho sức khỏe:
Chữa phong thấp đau khớp
Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g, sắc lên để uống.
Chữa đau răng
Sắc nước quả ké đầu ngựa với lượng nước vừa, xong lấy nước ngậm lâu 10 phát lại nhỗ bỏ, ngậm làm nhiều lần.
Chốc lở ở trẻ nhỏ
Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Video đang HOT
Quả ké đầu ngựa được dùng phổ biến làm thuốc chống bướu cổ, chữa viêm sưng tấy…
Tổ đỉa
Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g.
Nổi mày đay
Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác: Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều: Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.
Bệnh phong
Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượi để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày.
Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống.
Theo vtc.vn
Bài thuốc từ vỏ bưởi và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, gai cột sống sau 10 ngày
Chỉ cần bạn kết hợp vỏ bưởi tươi với chanh và ngải cứu, dùng hơn chục ngày, bệnh tình sẽ chắc chắn thuyên giảm ngay mà không cần sử dụng thêm bất cứ viên thuốc nào.
Bài thuốc dân gian trị bệnh gai cột sống và thoát vị đĩa đệm hiệu quả đến từ lời chia sẻ của ông Phạm Hoàng Cường (58 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh). Theo lời kể, ông Cường mắc phải chứng gai cột sống và thoát vị đĩa đệm suốt 2 năm ròng, đã điều trị khắp nơi và uống hết nhiều đơn thuốc đắt đỏ mà bệnh tình vẫn không cải thiện. Chỉ đến lúc thực hiện theo bài thuốc dân gian cây nhà lá vườn do một người bạn gợi ý, các triệu chứng của hai căn bệnh trên mới thực sự thuyên giảm. Sau khi tham khảo, chúng tôi tin rằng người nào bị gai cột sống và thoát vị đĩa đệm cũng đều cần phải biết bài thuốc này.
Chuẩn bị:
2 quả bưởi tươi chỉ lấy phần vỏ.
1 kg chanh khô đã bỏ hạt.
200 gram ngải cứu khô.
2 lít rượu đế.
Thực hiện:
Cho vỏ bưởi, chanh và ngải cứu khô vào chảo, đem rang cho vàng rồi đổ ngay xuống mặt đất sạch mịn (hoặc trên nền gạch đỏ).
Chờ đến khi hỗn hợp nguội hẳn thì đem ngâm với rượu trong khoảng từ 3 tuần cho đến 1 tháng rồi mới sử dụng.
Kết quả thu được:
Uống 1 ly nhỏ/ ngày, dùng liên tục thì chưa đầy 1 tháng sau bệnh sẽ thuyên giảm hẳn và đau nhức cũng ít hơn trước đây nhiều.
Vậy sử dụng bài thuốc trị gai cột sống và thoát vị đĩa đệm này về lâu dài có tác dụng phụ nào không?
Trong y học cổ truyền, các thành phần có trong bài thuốc ở trên đều mang tính ấm, cụ thể như:
Vỏ bưởi có vị đắng nhẹ và cay, giúp tiêu thực, chữa viêm dạ dày, trị các bệnh ho hen, giảm triệu chứng tức ngực, hạ khí, ...
Trái chanh thì có tác dụng chỉ khát, sinh tân, giảm đau, khứ thử, an thai và hành khí, thường dùng chữa ho hen, kén ăn, viêm họng, nôn mửa, viêm dạ dày, tức ngực, huyết áp cao, đau thần kinh, béo phì, bệnh gút và đau khớp, ...
Ngải cứu có công dụng ổn định khí huyết, điều hoà kinh nguyệt, trục hàn thấp, an thai, nên được dùng chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt, thổ huyết, động thai, ...
Khi đem ba vị thuốc trên ngâm với rượu và uống, hỗn hợp sẽ giúp làm giảm các chứng đau nhức trong cơ thể, đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân thoái hoá khớp xương. Sử dụng dài lâu với liều lượng 1 ly nhỏ/ ngày là đúng đắn đối với trường hợp của ông Cường bởi đã cho thấy hiệu quả tích cực.
Nếu bạn muốn áp dụng thì nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm để có liều dùng phù hợp nhất đối với tình trạng bệnh của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện 5 bài tập nhẹ nhàng trong ảnh hướng dẫn bên dưới để cột sống và thắt lưng nhanh chóng hồi phục nhé!
Mọi bài thuốc dân gian đều cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định chứ không cho kết quả nhanh. Bởi thế, hãy kiên trì và đừng nóng vội!
Chúc bạn sống vui khỏe mỗi ngày!
Nguồn: Tạp chí Sức khoẻ và Gia đình
3 mẹo vàng trị hăm cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc Dưới đây là 3 phương pháp trị hăm cho trẻ nhỏ theo cách dân gian khá hiệu quả, mẹ bỉm sữa có thể nắm lấy để sử dụng khi cần thiết. Chữa hăm cho trẻ bằng lá trầu Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là bài thuốc dân gian được tương truyền...