Con vài tuần tuổi, mẹ bơi lội, chạy bộ được không?
Con tôi đã hơn 1 tháng tuổi. Tôi muốn ra ngoài nhiều hơn, bơi lội, chạy bộ trở lại vì đã cảm thấy hơi bức bí, nhưng gia đình vẫn lo ngại, muốn tôi ở nhà dưỡng sức, kiêng nước, kiêng gió…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Mỹ Nhi (33 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM), hỏi: Tôi vừa sinh con được gần 5 tuần tuổi, mẹ và con đều khỏe. Tôi được gia đình chăm sóc khá chu đáo và hiện vẫn muốn tôi ở nhà dưỡng sức, kiêng cữ nhiều thứ… Nhưng trước đây tôi là người thích vận động. Thú thực là hơn 1 tháng chỉ ở nhà làm tôi cảm thấy hơi căng thẳng. Tôi muốn bơi lội trở lại, nhưng còn ngại quan niệm kiêng nước, kiêng gió mà tôi nghe nhiều người nói… Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:
Video đang HOT
Việc bạn giam mình trong nhà và hiện nay cảm thấy bức bí, khó chịu là không nên, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh. Với số tuần tuổi của con bạn và như bạn nói, sức khỏe của bạn đã ổn, bạn rất nên có sự vận động nhẹ nhàng, làm những công việc mình yêu thích, miễn là vừa sức, có hoạt động thư giãn ngoài trời… Điều duy nhất bạn cần quan tâm là sắp xếp thời gian cho con bú, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Về các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, bạn nên chờ đến khi hết 6 tuần hậu sản, tức lúc con bạn tròn 6 tuần tuổi. Thời điểm này, hãy đi tái khám và nếu bác sĩ xác định rằng sức khỏe bạn đã ổn, khu vực sinh sản hồi phục tốt, vết mổ lành tốt… thì bạn đã có thể tự coi mình là một phụ nữ bình thường, không phải sản phụ nữa.
Hết 6 tuần hậu sản, người phụ nữ đã hồi phục về thể chất và có thể thoải mái tập thể thao, sinh hoạt, khôi phục hoạt động “chăn gối”… Những điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe hay việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nên lưu ý tránh thai nếu bạn không cho bé bú mẹ hoàn toàn, vì chỉ những phụ nữ cho con bú mẹ hoàn toàn thì việc tránh thai bằng “cho bú vô kinh” mới có hiệu quả trong 6 tháng đầu.
Trong khi chờ hết 6 tuần hậu sản, bạn cần thư giãn tinh thần. Không cần thiết phải nhốt mình trong nhà, như tôi đã nói ở trên. Khi phơi nắng sớm cho bé, bạn nên phơi cùng nếu ít điều kiện đi ra ngoài, bởi mẹ và bé đều cần nắng.
Tôi cũng gửi lời khuyên đến chồng bạn nên trở thành cầu nối, giúp bạn thuyết phục những thành viên khác trong gia đình để giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, bức bí vì những yêu cầu kiêng khem quá đáng, không phù hợp với khuyến cáo của y học hiện đại. Bởi lẽ những điều này, bao gồm sự bất đồng quan điểm với gia đình trong chăm sóc sản phụ và em bé, có thể khiến sản phụ thêm căng thẳng, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, một vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Theo Người lao động
Sống thọ nhờ bớt ngồi
Một cuộc khảo sát ở 8.000 người Mỹ cho thấy thay 30 phút ngồi một chỗ bằng 30 phút vận động (không nhất thiết là tập thể dục, mà bất cứ hoạt động vận động nào) giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm.
Shutterstock
"Phát hiện của chúng tôi đưa ra một thông điệp quan trọng về sức khỏe cộng đồng: Hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào đều mang lại lợi ích cho sức khỏe", tiến sĩ Keith Diaz, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Columbia (Mỹ), khẳng định.
Nghiên cứu này được công bố trên American Journal of Epidemiology cho thấy tác hại của việc ngồi lâu có thể giảm bớt phần nào nhờ các hoạt động thể chất xen kẽ.
Theo khảo sát, đổi 30 phút ngồi bằng 30 phút hoạt động nhẹ như đi tới đi lui giúp giảm 17% nguy cơ tử vong sớm. Con số này là 35% nếu hoạt động với cường độ vừa phải hoặc mạnh như chạy bộ, bơi lội...
Ngay cả những hoạt động thể chất chỉ kéo dài 1 hoặc 2 phút cũng đem lại lợi ích sức khỏe rõ rệt, so với việc không di chuyển trong khoảng thời gian đó.
Theo thanhnien
Đạp xe mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đại học California tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, phụ nữ đi xe đạp thường xuyên sẽ rất có lợi, giúp tăng cường trí tuệ, sức khỏe và tạo niềm vui, đặc biệt là đời sống tình dục tốt hơn so với những người chạy bộ hay bơi lội. Đạp xe giúp cải...